meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Chỉnh trang đô thị là gì? Các quy định liên quan đến chỉnh trang đô thị

Thứ hai, 18/04/2022-00:04
Chỉnh trang đô thị là quy định được đề ra trong luật đất đai 2013, có thể nói việc chỉnh trang đô thị đang là vấn đề đang được sự quan tâm hiện nay, chỉnh trang đô thị có ý nghĩa rất lớn đối với sự thay đổi bộ mặt của đô thị và làm ổn định, đảm bảo cải thiện cuộc sống của người dân.

Khái niệm chỉnh trang đô thị


Chỉnh trang đô thị là gì?
Chỉnh trang đô thị là gì?

Tại khoản 1 điều 3 Luật quy hoạch đô thị 2020 có định nghĩa về đô thị như sau:

“1. Đô thị là khu vực tập trung dân cư sinh sống có mật độ cao và chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực kinh tế phi nông nghiệp, là trung tâm chính trị, hành chính, kinh tế, văn hóa hoặc chuyên ngành, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia hoặc một vùng lãnh thổ, một địa phương, bao gồm nội thành, ngoại thành của thành phố; nội thị, ngoại thị của thị xã; thị trấn.”

Vậy có thể định nghĩa “Chỉnh trang đô thị” là sự chuyển đổi của một khu phố trong thành phố từ giá trị thấp sang giá trị cao. Chỉnh trang đô thị cũng được coi là một quá trình phát triển đô thị, trong đó một khu phố hay một phần của thành phố sẽ phát triển nhanh chóng trong một thời gian ngắn. Quá trình này thường được đánh dấu bằng các hiện tượng như giá nhà tăng cao hay sự di dời của cư dân trước đây của khu phố.

Đặc điểm của việc chỉnh trang đô thị đó là việc chỉnh trang có thể tạo thêm công viên hay đường xá được nâng cấp, dịch vụ vệ sinh và có thể có thêm nhiều cơ sở kinh doanh mới hoặc tàu điện ngầm. Chỉnh trang đô thị có thể dẫn đến sự gia tăng chi phí sinh hoạt cho mọi người trong cộng đồng, và có thể dẫn đến việc người dân phải di dời kể cả các cửa hàng buôn bán trong khu phố mà họ đã tạo ra.

2. Các quy định về chỉnh trang đô thị là gì?

2.1. Quy định về đất dùng để chỉnh trang, phát triển đô thị

Theo quy định tại Khoản 1, Điều 146, Luật đất đai năm 2013 quy định đất sử dụng để chỉnh trang, phát triển đô thị như sau:

“1. Đất sử dụng để chỉnh trang, phát triển đô thị gồm đất chỉnh trang khu vực nội thành, nội thị hiện có; đất được quy hoạch để mở rộng đô thị hoặc phát triển đô thị mới.

Đất sử dụng để chỉnh trang, phát triển khu dân cư nông thôn gồm đất chỉnh trang trong khu dân cư hiện có, đất thuộc quỹ đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích công ích, đất được quy hoạch để mở rộng khu dân cư nông thôn.”

Như vậy, theo quy định được nêu trên và các quy định khác về chỉnh trang đô thị ta có thể thấy rằng đất chỉnh trang đô thị đã được quy định gồm đất sử dụng để chỉnh trang, phát triển đô thị đó là đất chỉnh trang khu vực nội thành và nội thị hiện có; đất được quy hoạch để mở rộng đô thị hay phát triển đô thị mới.

2.2. Nguyên tắc của việc sử dụng đất để chỉnh trang đô thị

Tại Khoản 2, Điều 146, Luật đất đai 2013, nguyên tắc sử dụng đất để chỉnh trang, phát triển đô thị được quy định cụ thể:

“2. Việc sử dụng đất để chỉnh trang, phát triển đô thị, khu dân cư nông thôn phải phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng đô thị, quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt và các quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành.”

2.3. Trách nhiệm của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền 

Tại Khoản 3, Điều 146, Luật đất đai 2013 có quy định về việc này như sau:

“3. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức việc lập và giao cho tổ chức kinh tế, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thực hiện dự án theo quy định của pháp luật để chỉnh trang hoặc xây dựng khu đô thị mới, khu dân cư nông thôn mới. Đất cho các dự án này phải được phân bổ đồng bộ trong quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cho toàn khu vực, bao gồm đất sử dụng để xây dựng kết cấu hạ tầng, đất ở, đất xây dựng các công trình công cộng, công trình sự nghiệp, đất thương mại, dịch vụ, đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp.

Khi thực hiện các dự án hạ tầng kỹ thuật, xây dựng, chỉnh trang khu đô thị, khu dân cư nông thôn, Nhà nước chủ động thu hồi đất, bao gồm đất để xây dựng công trình kết cấu hạ tầng và đất vùng phụ cận theo quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất.”

2.4. Nguồn vốn của việc chỉnh trang đô thị

Căn cứ quy định tại Khoản 4, Điều 146, Luật đất đai 2013, theo đó việc xây dựng, chỉnh trang những công trình phục vụ lợi ích chung của cộng đồng do cộng đồng dân cư thực hiện bằng nguồn vốn của nhân dân đóng góp hoặc do Nhà nước hỗ trợ. Đồng thời, việc tự nguyện góp quyền sử dụng đất, bồi thường hay hỗ trợ thì sẽ do cộng đồng dân cư và người sử dụng đất đó thỏa thuận.

3.  Lý do cần phải chỉnh trang đô thị


Chỉnh trang đô thị giúp thay đổi bộ mặt đô thị
Chỉnh trang đô thị giúp thay đổi bộ mặt đô thị

Chỉnh trang đô thị đã và đang diễn ra tại nhiều nơi trên thế giới, có thể tác động trực tiếp đến động lực của thị trường nhà đất. Ở hầu hết những thành phố lớn, một số khu phố trước đây không được cư dân ưa thích đã trở thành các địa phương phát triển sôi động với các chung cư và văn phòng sang trọng, cửa hàng cà phê hay nhà hàng mới, mặt tiền cửa hàng bán lẻ đắt tiền với nhiều lựa chọn giải trí đa dạng. 

Một số lý do chính dẫn đến sự cần thiết của việc chỉnh trang đô thị đó là:

Thứ nhất đó là tăng trưởng việc làm: Sự tăng trưởng việc làm nhanh chóng ở cả trung tâm thành phố hay dọc theo ngoại thành có thể thúc đẩy nhu cầu chỉnh trang đô thị.

Thứ hai động lực thị trường nhà đất: Đây là một yếu tố đóng vai trò quan trọng trong việc chỉnh trang đô thị và có thể được thay đổi từ địa điểm này sang địa điểm khác. Ví dụ như, trong làn sóng bảo vệ những năm 1980 tại Mỹ, nguồn cung nhà ở bị hạn chế là một đặc điểm của Khu vực Vịnh San Francisco và khả năng chi trả nhà tương đối là một vấn đề tại Washington D.C, do đó yêu cầu đặt ra cần phải chỉnh trang đô thị để khắc phục.

Thứ ba là để ưu tiên các tiện nghi trong thành phố: Đối với mỗi nhóm nhân khẩu học nhất định sẽ có các yêu cầu khác nhau về điều kiện sống. Đối với nhóm cư dân thường sống ở những khu vực đô thị thì cần có sự phát triển địa điểm văn hóa, nhà hàng hay đường phố sôi động và sự đa dạng dân số.

Thứ tư đó là vì tắc nghẽn giao thông: Sự tắc nghẽn giao thông gia tăng có thể góp phần làm dân số tại đô thị tăng lên, kéo theo yêu cầu phát triển về cơ sở hạ tầng. Sự gia tăng tắc nghẽn giao thông và thời gian đi lại, và với sự suy giảm chất lượng cuộc sống có thể góp phần thúc đẩy việc chỉnh trang đô thị.

Một lý do nữa đó là chỉnh trang đô thị theo chính sách công của khu vực: Chính sách công của khu vực đóng vai trò lớn, vì tại nhiều thành phố áp dụng chính sách phục hồi, bao gồm như ưu đãi thuế, kế hoạch nhà ở công cộng và các công cụ phát triển kinh tế của địa phương để cung cấp các ưu đãi cho các gia đình có thu nhập trung bình và cao.

Lời kết

Trên đây là bài viết chúng tôi cung cấp về nội dung ” Chỉnh trang đô thị là gì? và các quy định về chỉnh trang đô thị” và các thông tin pháp lý dựa trên quy định của pháp luật hiện hành.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Đất SKK là gì? Làm thế nào để chuyển nhượng đất SKK?

Những mẫu nhà cấp 4 mái bằng nông thôn thu hút từ ánh nhìn đầu tiên

Khám phá 30+ mẫu nhà cấp 4 chữ L mái bằng đẹp mê - xu hướng mới 2024

Chiêm ngưỡng những mẫu nhà sàn đẹp, ấn tượng vạn người mê

Bất ngờ với loạt ảnh đẹp ngỡ ngàng của mẫu nhà 1 tỷ

Tham khảo 30 mẫu nhà cấp 4 4 phòng ngủ 120m2 - Ý tưởng hoàn hảo cho cuộc sống hiện đại

Những mẫu nhà mái ngói 2 tầng đơn giản mà “đẹp không tưởng”

Bỏ túi những mẫu nhà mái thái 8x12m có tính ứng dụng cao

Tin mới cập nhật

Chuyên gia: Cần thúc đẩy giãn dân về ngoại thành để giám áp lực giá nhà ở trung tâm

1 ngày trước

Hà Nội sắp thanh tra việc quản lý, sử dụng quỹ nhà tái định cư

1 ngày trước

HoREA đề xuất giải pháp “mở khóa” nguồn cung nhà ở vừa túi tiền

1 ngày trước

Nhìn lại những đột phá của công nghệ AI trong năm 2024

1 ngày trước

Thị trường bất động sản năm 2025: Chủ đầu tư cần tính toán kỹ hơn về giá bán thay vì chạy theo lợi nhuận

4 ngày trước