Chiêu “móc ví” khách hàng của Tesla: Khoá dung lượng pin xe điện, người dùng phải trả 4.500 USD mới được mở khóa tính năng
BÀI LIÊN QUAN
Hãng công nghệ Trung Quốc ra mắt mẫu xe tự hành với vô lăng tháo rời, giá rẻ hơn cả xe TeslaCổ phiếu Tesla tăng 10%, giới bán khống khóc ròng vì lỗ hơn 1 tỷ USDHãng xe Trung Quốc vượt mặt Tesla trở thành nhà sản xuất xe điện lớn nhất thế giớiCâu chuyện Tesla yêu cầu một khách hàng trả thêm 4.500 USD để mở dung lượng pin, tương đương 129km phạm vi hoạt động của xe bị khoá bằng phần mềm đã được hacker khét tiếng Jason Hughes kể lại. Theo đó, vị khách hàng này đã mua lại một chiếc Tesla Model S 60 (pin bị khóa ở mức 60 kWh), nhưng từng được Tesla bảo hành, thay pin và mở dung lượng 90 kWh rồi trả cho khách.
Các dòng xe Tesla cũ thường chỉ có kết nối 3G nên vị khách hàng này đã tới trung tâm bảo hành của hãng để được cập nhật phần mềm để đảm bảo xe có thể kết nối internet. Sau khi đưa xe tới bảo hành, vị khách hàng này đã nhận được cuộc gọi từ trung tâm bảo hành và được thông báo nhân viên đã tìm thấy lỗi trong hệ thống và họ sẽ tiến hành "sửa chữa lại" chiếc xe.
Dù vị khách này đã cố gắng giải thích mình đã mua lại khi xe đang là mẫu Model S 90 và yêu cầu công ty kích hoạt lại phạm vi bị khóa, Tesla vẫn yêu cầu người này phải trả 4.500 USD để mở khóa phạm vi mở rộng.
Jason Hughes nhận ra rằng tuy có thể sử dụng bản hack phần mềm để khôi phục lại phạm vi hoạt động nhưng việc này sẽ yêu cầu xe sẽ phải ngắt kết nối hoàn toàn khỏi các dịch vụ của Tesla và ngược lại hoàn toàn mục đích ban đầu của vị khách này.
Vì vậy, thay vì hack hệ thống phần mềm của xem, Hughes đã quyết định đăng tải vấn đề mà mình đang gặp phải lên MXH Twitter. Ngay lập tức, câu chuyện nhận được nhiều phản ứng của cộng đồng mạng. Nhận thấy sự ảnh hưởng quá manh mẽ, hãng xe điện cuối cùng đã nhượng bộ với người dùng. Tesla đã liên hệ với Hughes và thông báo rằng họ 'sẽ xử lý vấn đề ngay lập tức'.
Trước đó, Tesla từng bán xe Model S với dung lượng pin khác nhau cùng viên pin bị khóa bằng phần mềm. Phiên bản Tesla Model S 40 mà hãng ra mắt thực tế là Model S với viên pin 60 kWh bị khóa bằng phần mềm, khiến pin của xe chỉ vận hành ở mức công suất 40 kWh. Đây là cách công ty sử dụng để cung cấp nhiều tùy chọn phạm vi khác nhau cho người dùng mà không khiến công đoạn sản xuất bị phức tạp lên với các viên pin khác nhau.
Sau khi xe đến tay khách hàng, Tesla bắt đầu cung cấp cho chủ sở hữu tùy chọn mở khóa hoàn toàn dung lượng pin với một khoản phí bổ sung. Tuy đã loại bỏ mô hình kinh doanh từ nhiều năm qua, công ty vẫn sử dụng các bộ pin bị khóa phần mềm khi thực hiện thay thế hay bảo hành cho các mẫu xe nhất định mà hãng không sản xuất nữa.
Đây không phải là lần đầu tiên hãng xe điện của Elon Musk vướng phải lùm xùm. Trước đó, vào tháng 06/2019, một người đàn ông tên Han (Trung Quốc) đã mua từ website của Tesla một chiếc Model S P86 sedan cũ có giấy chứng nhận của hãng xe Mỹ. Nhân viên bán hàng cho Han biết trước khi mua rằng xe không gặp tai nạn lớn, không bong tróc, không cháy cũng như không có thiệt hại gì về kết cấu.
Tuy nhiên, sau khi mua, chiếc xe thường xuyên gặp trục trặc. Han tin rằng Tesla đã sử dụng "trò gian lận" để bán xe lỗi đồng thời kiện Tesla lên tòa án ở Bắc Kinh. Tháng 12/2020, tòa ra phán quyết yêu cầu Tesla trả lại 58.800 USD tiền mua xe cho Han trong vòng 10 ngày, và bồi thường 176.000 USD theo luật bảo vệ người tiêu dùng.