meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

"Chia năm xẻ bảy" đất nông nghiệp, bán lấy tiền tỷ

Thứ ba, 31/05/2022-14:05
Tình trạng phân lô bán nền không chỉ xảy ra ở miền xuôi mà khu vực miền núi cũng phải đối mặt với việc "xẻ thịt", xây dựng trái phép trên đất nông nghiệp, đất rẫy, đất rừng đã kéo dài nhiều năm. Việc này gây ra rất nhiều hệ lụy tiêu cực cho người dân và việc quản lý đất đai, trật tự xây dựng của chính quyền của các địa phương này.

Xẻ rẫy, đốn vườn... bán đất

Theo báo Thanh Niên, nhiều khu đất nông nghiệp tại các xã, phường của TP. Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) như Tân Lợi, Cư Êbur, Thành Nhất, Ea Kao, Ea Tu, Hòa Thắng… trong những ngày qua đang bị "xẻ thịt", phân lô, bán nền. Nhiều rẫy cà phê hay vườn tiêu bị người dân đốn hạ, san ủi và đóng thêm những cọc bê tông để chia tách thửa đất. Trên đường đi từ thôn ra ngõ xuất hiện chi chít các bảng quảng cáo rao bán đất.

Chị H’Nhoen (trú tại buôn Kom Leo xã Hòa Thắng) cho biết, tháng trước chị đã bán được 2 sào rẫy cà phê, tiêu cho "người trên phố" với giá 500 triệu đồng. Xung quanh đây cũng có nhiều người bán được đất vì thấy tiền bán đất còn nhiều hơn lợi nhuận trồng cây. "Giờ muốn mua đất rẫy khó lắm, bên môi giới chia lô rồi, phải mua lại từ họ, không mua được chính chủ nữa" - chị H’Nhoen nói.


Tiền bán đất còn nhiều hơn lợi nhuận trồng cây
Tiền bán đất còn nhiều hơn lợi nhuận trồng cây

Tại xã Cư Êbur, những con đường được trải bê tông còn rất mới, tiến vào nhiều khu đất nông nghiệp. Một người sống tại thôn 4 xã này chia sẻ, từ nhiều tháng nay có người tên V đã mua hàng loạt đất rẫy của bà con, khoảng 5ha, sau đó tự đổ đường bê tông chạy dài vào các khu đất đã mua.

"Ông V mua nhiều đất rẫy ở đây nên làm giá đất tăng cao, mỗi sào hiện khoảng 1 tỷ đồng. Những khu đất này giờ đang có nhiều máy móc vào san ủi xây dựng gì đó" - người dân chia sẻ.

Theo quan sát, khu vực đất nông nghiệp thôn 4 đã mọc lên nhiều căn nhà sàn, nhà gỗ khang trang, tạo khoảng view “sang chảnh”. Trong đó có căn đang rao bán với giá khoảng 2 tỷ đồng.

Khu vực đồi chuối giáp với xã Cư Êbur và P.Tân Lợi cũng ghi nhận hàng loạt rẫy cà phê, điều bị đốn, hạ bỏ. Nhiều khu đất được san ủi phẳng lỳ, nhiều con đường được người dân tự mở, rải đá răm nhằm phân lô, bán nền. Tiến vào P.Thành Nhất, tại một dãy cà phê đang có khoảng 20 căn nhà cấp 4 đối diện nhau. Theo thông tin từ người dân, khu nhà này được chủ đầu tư xây dựng "chui" trên đất nông nghiệp từ năm ngoái, nhưng hiện cũng đã bán hết.

Thị trường lộn xộn, bát nháo

Về nạn phân phân lô, bán nền thì Khánh Hòa vẫn được xem là tâm điểm lâu nay. Tại TP. Nha Trang, đất nền phân lô hợp pháp có giá bán rất cao, dẫn đến tình trạng san ủi đất rừng tràn lan để phân lô bất chấp. 

Nhiều khoảng đất đồi, đất rừng thuộc thôn Liên Thành (xã Vĩnh Phương, TP. Nha Trang) hiện đã bị san gạt. Khu vực này có gần 3.000m2 đất rừng bị hạ cốt trái phép. Đất hạ cốt đến đâu thì đường bê tông chạy theo đến đó. Theo tính toán, đường bê tông rộng 4m và dài gần 100m đã hình thành giữa khu đất vừa san gạt.


Khánh Hòa là tâm điểm tình trạng phân lô bán nền
Khánh Hòa là tâm điểm tình trạng phân lô bán nền

Ngay dưới khu đất này là hàng chục lô đất nông nghiệp, đất rừng đã được phân lô rao bán. Người dân địa phương cho biết, việc san đất và làm đường là trái pháp luật nên không thể xây nhà nhưng chủ đầu tư vẫn rao bán 4 - 5 triệu đồng/m2. Phòng TN-MT TP. Nha Trang xác nhận, khu vực này trước kia đã có một số hộ dân bị xử phạt vì làm đường, phân lô trái phép. Đại diện đơn vị này thông tin: "Sau khi xác nhận thông tin từ phái truyền thông, chúng tôi sẽ rà soát, kiểm tra lại để xử lý". 

Giao dịch đất rừng, đất nông nghiệp ngày càng nhộn nhịp

Theo Sở TN-MT Đắk Lắk, quý đầu năm 2022, toàn tỉnh có 103.000 giao dịch mua bán bất động sản, tăng gần 200% so với quý I/2021. Giá bán đất ngày càng tăng cao, tập trung nhiều tại phân khúc đất ở gắn vườn, đất nông nghiệp tại các xã, phường thuộc TP. Buôn Ma Thuột. Vài huyện giáp ranh cũng ghi nhận làn sóng sốt đất, giao dịch và giá bán tăng lên. Chẳng hạn H.Cư Mgar đã tiếp nhận hơn 15.000 hồ sơ giải quyết về đất đai, tăng 6.000 hồ sơ với cùng kỳ.

Lãnh đạo Sở nhận xét, có nhiều nguyên nhân khiến thị trường xảy ra tình trạng trên. Trong đó, công tác quản lý đất đai của chính quyền nhiều địa phương đang rất kém, đã cho phép chuyển mục đích sử dụng đất ngay tại những khu vực chưa đảm bảo về hạ tầng hoặc những đối tượng không có nhu cầu thực, một số quy định pháp luật về đất đai còn bất cập…


Người dân có nguy cơ hết đất canh tác
Người dân có nguy cơ hết đất canh tác

Tại nhiều xã miền núi H.Khánh Vinh (Khánh Hòa) gặp phải vấn nạn mua bán đất nông nghiệp, làm đường bê tông trái phép rồi phân lô bán nền. Đây đều là các huyện nghèo, người dân chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số nên từ vấn nạn này đã dần làm hẹp diện tích đất nông nghiệp của người dân, nguy cơ mất đất canh tác ngày càng tăng.

Gần đây, địa phương liên tục xuất hiện những đoàn người từ tỉnh khác tới hỏi mua đất nông nghiệp rồi tự ý mở đường, phân lô bán nền. Trên đường liền thôn K25 dẫn tới xóm Soi Mít, xã Khánh Hiệp có một tuyến đường bê tông dài tầm 200m, rộng 3m chạy ngang qua đất nông nghiệp đang được rao bán trên các trang mạng. Ông Cao Xuân Hạnh - Chủ tịch UBND xã Khánh Hiệp cũng xác nhận trên địa bàn đang có tình trạng mua đất nông nghiệp để phân lô, bán nền.

Tại thôn Đông xã Sông Cầu, nhiều khu đất được san ủi, tách thửa thành những lô lớn nhỏ sau khi đã xây dựng hạ tầng cơ bản. Nhiều khu đất nông nghiệp không chỉ làm đường bê tông mà còn lắp đặt hệ thống chiếu sáng. 

Một số môi giới tại đây cho hay, khu vực này có tình trạng phân lô, bán nền từ cuối năm 2021. Hiện tại hầu như đều được bán ra thị trường. Đại diện xã Sông Cầu cho hay, trước đây đã có một số hộ dân có đất tại vị trí này hiến đất làm đường để tách thửa rồi chia cho con cái. Tuy nhiên, đây là chiêu "núp bóng" của hình thức phân lô bán nền trái phép. 

Ông Nguyễn Ngọc Hòa - Chủ tịch UBND xã Sông Cầu cho biết: "Sau khi phát hiện tính không minh bạch trên thị trường khi người dân nối nhau hiến đất làm đường tại thôn Đông. Xã đã chỉ đạo kiểm tra và dừng ngay các hoạt động này. Hiện, công an tỉnh Khánh hòa đã nhận đầy đủ hồ sơ về vụ việc để xây dựng phương án xử lý”,

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Chưa gỡ được "nút thắt" nguồn cung thì người dân vẫn khó mua được nhà

TP. HCM: 5 công trình tiêu biểu được xếp hạng Di tích Kiến trúc – Nghệ thuật cấp thành phố

Thêm giải pháp duy trì nguồn cung nhà bình dân

Thêm giải pháp duy trì nguồn cung nhà bình dân

TS. Võ Trí Thành: Giá trần chung cư có thể khiến chủ đầu tư không còn động lực phát triển dự án mới

Đất nền ven Vành đai 4: Rục tịch tăng giá nhưng giao dịch nhỏ giọt

Nghịch lý thị trường bất động sản: Giá cao, tỷ lệ hấp thụ tốt nhưng kết quả kinh doanh èo uột

Người dân TP.HCM bức xúc về cách tính tiền sử dụng đất

Tin mới cập nhật

Chưa gỡ được "nút thắt" nguồn cung thì người dân vẫn khó mua được nhà

2 ngày trước

Đánh thuế chuyển nhượng bất động sản theo thời gian nắm giữ: Cần xem xét thấu đáo từ mọi góc độ

2 ngày trước

Môi giới không được giới thiệu cho khách hàng bất động sản do chính mình sở hữu

2 ngày trước

Bitcoin trượt về mức 90.000 USD, cơn “sốt” tiền điện tử đang hạ nhiệt

3 ngày trước

Huawei chính thức ra mắt hệ điều hành mới, "đoạn tuyệt" với android

3 ngày trước