meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Châu Âu, châu Á tranh giành từng mét khối khí đốt, nhà giao dịch ưu tiên chọn khách trả giá cao hơn

Thứ sáu, 12/08/2022-16:08
Hàn Quốc và Nhật Bản đang tranh giành mua khí đốt với các nhà nhập khẩu của Châu Âu. Trung Quốc chưa có động thái nào nhưng nếu họ ghi tên mình vào danh sách mua khí hóa lỏng LNG vào phút chót thì thị trường sẽ rất khó đoán.

Cuộc tranh giành giữa châu Âu và châu Á để có được hợp đồng khí đốt ngày càng nóng lên. Điều đó khiến rủi ro giá cả hàng hóa đặc biệt này tiếp tục tăng và người dùng gặp những khó khăn về việc chi trả phí sinh hoạt.

Do những lo ngại về giá của khí tự nhiên hóa lỏng sẽ tăng lên vào cuối năm vì nhu cầu tại châu Âu gia tăng, những nhà nhập khẩu khí tự nhiên hóa lỏng lớn thứ 2 và 3 thế giới là Nhật Bản và Hàn Quốc đang tìm cách để nhập khẩu khí đốt nhiều hơn nhằm dự trữ đủ cho mùa đông.

Mặt khác, châu Âu cũng sốt sắng tìm cách để thay thế khí đốt tự nhiên được cung cấp bởi Nga. So với thời điểm một năm trước, giá khí đốt tự nhiên tại châu Âu đã tăng gần 5 lần. Điều này khiến các công ty dịch vụ và người tiêu dùng đều gặp khó khăn.

CEO của một công ty khí đốt có trụ sở tại châu Á cho biết: “Tôi đang thấy cuộc chiến chưa từng có để đảm bảo vận chuyển khí hóa lỏng đến cuối năm nay và sang năm sau. Giá cả chưa bị ảnh hưởng nhiều bởi cuộc chiến này nhưng sớm muộn gì người dùng cũng phải chịu áp lực về giá cả”.


Các ông lớn châu Âu và châu Á tranh giành mua khí đốt
Các ông lớn châu Âu và châu Á tranh giành mua khí đốt

Theo Toby Copson - Trưởng bộ phận kinh doanh và tư vấn toàn cầu của Trident LNG, Nhật Bản và Hàn Quốc đã thực hiện gom hàng khá mạnh tay cho các hợp đồng vào tháng 11, 12 năm nay và tháng 1 năm sau.

Copson nói rằng cả hai quốc gia này đều có vấn đề về an ninh năng lượng. “Tôi cho rằng sẽ có sự cạnh tranh mạnh mẽ giữa châu Âu và châu Á trên thị trường vào năm nay và quý đầu tiên của năm tới”.

Hiện nay, Nhật Bản và Hàn Quốc cùng với Trung Quốc là 3 nhà nhập khẩu khí hóa lỏng lớn nhất thế giới. Thế nhưng hiện giá khí đốt chuẩn tại châu Âu đang cao hơn đáng kể so với châu Á vì nhu cầu tăng lên. Dòng khí đốt từng chảy qua đường ống Nord Stream 1 kể từ cuối tháng 7 đã giảm còn 20%. Bởi vậy, quan chức của lục địa già lo ngại rằng nguồn cung sẽ còn giảm xuống nữa.

Giá của khí LNG tại châu Âu cao hơn có nghĩa là các nhà giao dịch càng có động lực để bán hàng ở đây nhằm thu về lợi nhuận nhiều hơn. Ở một số trường hợp, các nhà giao dịch theo hợp đồng dài hạn tại châu Á còn sẵn sàng hủy thỏa thuận hiện tại và chấp nhận chịu phạt để kiếm lợi nhuận nhiều hơn khi bán cho Châu Âu.

Nguồn khí tự nhiên hóa lỏng mà châu Á và châu Âu đang tranh giành là LNG từ Mỹ. Trong 4 tháng đầu năm nay, Mỹ đã xuất khẩu 74% LNG tới châu Âu trong khi mức trung bình của năm ngoái là 34%. Trong các năm 2020 và 2021, châu Á là bến đỗ chính của LNG Mỹ.

Một thương nhân cho biết sự cạnh tranh giữa hai châu lục hiện tại có nghĩa là sẽ có những thời điểm Châu Á phải mua LNG với giá cao hơn.

Trên thị trường, Trung Quốc vẫn chưa có động thái nào dù họ là nhà nhập khẩu LNG lớn nhất toàn cầu. Tuy nhiên các thương nhân cho rằng, đó như một trò đùa.

Theo Alex Siow – nhà phân tích khí đốt hàng đầu châu Á tại công ty tư vấn ICIS cho biết, do phong tỏa và Trung Quốc cũng đã thực hiện rất tốt trong việc giảm sự phụ thuộc vào hợp đồng LNG giao ngay nên nhu cầu khí đốt tại quốc gia này nhìn chung là thấp. Thậm chí, họ còn đang bán bớt lượng LNG không dùng đến để giúp thị trường bớt căng thẳng hơn.

Thế nhưng, theo các nhà giao dịch, thị trường vẫn biết rõ những thách thức nếu các công ty Trung Quốc mua LNG vào phút chót. Samatha Dart  - người đứng đầu bộ phận nghiên cứu khí đốt tại Goldman Sachs cho biết: “Các quốc gia như Hàn Quốc và Nhật Bản cần phải xây dựng lại kho chứa khi mùa đông đến gần”.

Bà nói: “Bạn sẽ nhận thấy sự thay đổi rõ ràng trong cán cân LGN một khi hoạt động kinh tế của Trung Quốc phục hồi đáng kể”.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Nghịch lý thị trường vàng cận Tết: Chính thống đìu hiu, “chợ đen” tấp nập

Hà Nội "ra tối hậu thư" cho dự án NOXH của Liên danh Handico - Viglacera

Vành đai 4 thi công "xôi đỗ": Người dân có tâm lý chờ áp dụng quy định mới

Dự án "treo" 16 năm tại huyện Đan Phượng bị Hà Nội chính thức "khai tử"

Hà Nội duyệt quy hoạch đô thị có trường đua ngựa 420 triệu USD

Bình Định: Lộ diện chân dung nhà đầu tư khu đô thị gần 3.000 tỷ sau nhiều lần thông báo đấu giá

Livestream bán hàng bùng nổ và các cơ hội việc làm dành cho người trẻ

Bất động sản Hòa Bình kỳ vọng "cất cánh" với khu đô thị sinh thái gần 1.500 tỷ

Tin mới cập nhật

Các nhà đầu tư vẫn rất lạc quan về giá trị của bitcoin trong năm 2025

10 giờ trước

Những nguyên tắc để đảm bảo phong thủy và mang lại may mắn khi nhập trạch nhà mới

10 giờ trước

Chủ tịch HĐQT Meey Group nhận định về chuyển động của thị trường proptech trong những năm tới

10 giờ trước

Việt Nam sẽ có chính sách thúc đẩy phát triển và quản lý dựa trên rủi ro đối với AI

1 ngày trước

Bảng giá đất mới ảnh hưởng như thế nào đến phân lô bán nền?

1 ngày trước