CEO The PAN Group chia sẻ về giai đoạn tái cấu trúc toàn diện 10 năm: Mục tiêu đưa sản phẩm “made in Vietnam” ra thế giới
BÀI LIÊN QUAN
Anh Dũng Đoàn - CEO ShopDunk: Người góp phần đưa lại trải nghiệm dịch vụ của Apple về đúng với giá trị tại Việt NamCEO Tina Nguyễn - “nữ tướng” của nhiều thương hiệu có tiếng: Cô nàng 9x khởi nghiệp muộn nhưng sớm nhận được “trái ngọt”Mary Barra - Nữ CEO đầu tiên của một hãng ô tô lớn trên toàn cầu: Nhà lãnh đạo tuyệt vời của General MotorsTheo báo cáo tài chính mới đây của Công ty Cổ phần Tập đoàn PAN (mã chứng khoán: PAN), doanh thu thuần hợp nhất ở mức 9.756 tỷ đồng, so với cùng kỳ đã tăng 52%. Trong khi đó, lợi nhuận sau thuế là 539 tỷ đồng, cao gấp 2,3 lần cùng kỳ. Lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ đạt 232 tỷ đồng, so với cùng kỳ tăng mạnh 91%. Tất cả các mảng kinh doanh như nông nghiệp, thủy sản, bánh kẹo của tập đoàn đều tăng trưởng mạnh kể từ quý 3 năm nay.
Năm nay, PAN đề ra mục tiêu 14.300 tỷ doanh thu cùng với 355 tỷ lợi nhuận sau thuế công ty mẹ. Dù thị trường có nhiều khó khăn do sức cầu suy giảm cả trong nước lẫn ngoài nước cộng với biến động lãi suất cùng với tỷ giá, PAN vẫn dự kiến sẽ hoàn thành kế hoạch của cả năm nay.
Đáng chú ý, vào cuối tuần qua, bà Nguyễn Thị Trà My, Tổng Giám đốc PAN đã tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Doanh nhân nữ ASEAN 2022. Phát biểu tại hội nghị, nữ CEO này cho biết: “Ngày này năm ngoái, chúng ta nói về sự chuẩn bị cho công cuộc “bình thường mới” hậu Covid-19. Ngày hôm nay, chúng ta vẫn ngồi với nhau ở đây, vẫn nói về “bình thường mới” thế nhưng tình hình đã rất khác”.
Tái cấu trúc trở thành bài toán khó nhằn của các doanh nghiệp
Theo bà Trà My, trong bối cảnh tiêu dùng đang giảm trong khi lãi suất cùng lạm phát tăng cao đòi hỏi các doanh nghiệp thực hiện việc tái cấu trúc theo nhiều mức độ, từ thấp cho đến cao; tùy vào nhu cầu của từng doanh nghiệp có thể là tái cấu trúc một phần hoặc toàn diện. Nữ CEO cũng nhấn mạnh, quy tắc của tái cấu trúc chính là “tầm nhìn dài hạn, bám sát các mục tiêu phát triển bền vững để không bị kéo theo những lợi ích ngắn hạn”.
Liên quan đến vấn đề này, ông Phan Đức Hiếu - Ủy viên Thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội khóa XV cũng nhấn mạnh, một trong số những mục tiêu hàng đầu của công cuộc tái cấu trúc chính là phải nâng cao hoạt động sản xuất cũng như kinh doanh của các doanh nghiệp. Chính vì thế, các doanh nghiệp phải tiến hành ngay cả khi không có những yêu cầu về bối cảnh mới. Ông Hiếu cũng bổ sung rằng, hiện nay tình hình kinh tế đang có nhiều yếu tố bất định và khó dự đoán; chính vì thế các doanh nghiệp đều phải có sự chuẩn bị kỹ càng nhằm đối phó những thay đổi bất ngờ xảy đến.
“Các chính sách về thương mại toàn cầu bắt đầu có sự thay đổi rất lớn, doanh nghiệp không tái cấu trúc không được và nếu không tái cấu trúc thì sẽ giảm năng lực cạnh tranh và bị đào thải bởi thị trường” – Ông Hiếu nói.
Nếu như một năm trước đây, các chuyên gia cùng với cộng đồng doanh nghiệp đều dự báo về việc bình thường mới sẽ là một thế giới ngày càng tươi sáng hơn, phục hồi mạnh mẽ sau Covid-19. Tuy nhiên, hàng loạt biến động bất ngờ xảy đến như xung đột Nga - Ukraine, Fed tăng lãi suất, Trung Quốc áp dụng chính sách Zero Covid… đã khiến bức tranh năm 2023 không còn tốt đẹp như kỳ vọng.
Theo như ước tính của World Bank, tăng trưởng GDP toàn cầu năm nay sẽ giảm xuống còn 0,5%. Bloomberg cũng đưa ra dự báo, nền kinh tế Mỹ 100% sẽ suy thoái vào năm 2023. Theo bà Trà My, suy thoái vốn mang tính chất chu kỳ, thế nên doanh nghiệp nào đủ mạnh, đủ giỏi mới có thể sống sót qua giai đoạn này. Những doanh nghiệp nào còn tồn tại, chưa nói đến chuyện lỗ lãi; hoặc doanh nghiệp tăng trưởng được dù ít hay nhiều trong bối cảnh lạm phát, lãi suất tăng như hiện tại là vô cùng giỏi.
Bà Trà My cũng kể lại câu chuyện của một công ty thành viên của PAN về việc xuất khẩu thủy sản. Cách đây một tháng, mọi mặt hàng xuất khẩu sang Anh đều phải giảm khối lượng đối với mỗi sản phẩm bày bán trong siêu thị. Sản phẩm đóng gói trước là 1kg, nay giảm xuống chỉ còn 800gr, 500gr cũng giảm còn 300gr. Lạm phát cao nhất ở Anh đã khiến tiêu dùng giảm mạnh.
Tuy nhiên hiện tại, đây chỉ là một vấn đề nhỏ. Vấn đề lớn hơn là những doanh nghiệp xuất khẩu, đặc biệt là xuất khẩu sang thị trường châu u đang trải qua một cuộc chiến gay gắt về giá cả. Đặc biệt, những doanh nghiệp xuất khẩu hướng đến những đối tượng khách hàng là người có thu nhập thấp sẽ bị ảnh hưởng đầu tiên, tiếp đến là tầng lớp trung lưu và thượng lưu.
Câu chuyện tái cấu trúc dài một thập kỷ của PAN
Chia sẻ về việc tái cấu trúc tại PAN, Tổng Giám Đốc Nguyễn Thị Trà My cho biết, Tập đoàn mới chuyển sang lĩnh vực nông nghiệp được 10 năm, nhưng hiện tại đang sở hữu những doanh nghiệp có tuổi đời lên đến 30 năm, 50 năm, những doanh nghiệp hàng đầu về nông nghiệp và thực phẩm như CTCP Tập đoàn giống cây trồng Việt Nam (NSC). PAN cũng từng trải qua giai đoạn tái cấu trúc một cách toàn diện trong 10 năm trước khi chuyển đổi lĩnh vực kinh doanh từ vệ sinh công nghiệp sang nông nghiệp thực phẩm.
Đáng chú ý, tập đoàn này đã lựa chọn phương pháp M&A để có thể đi nhanh và xa hơn, mục tiêu sẽ mang các sản phẩm được sản xuất tại Việt Nam, “made in Vietnam” vươn tầm thế giới. Đồng thời, nữ CEO của PAN cũng chia sẻ câu chuyện tái cấu trúc của công ty hạt điều Lafooco. Trước đây, Lafooco chỉ là một doanh nghiệp chuyên về nhập và thu mua hạt điều, sau đó chế biến tách vỏ và kinh doanh điều thô. Lợi nhuận ít, nhưng doanh nghiệp lại đối mặt với nhiều rủi ro mỗi khi giá điều lên xuống. Tuy nhiên, Lafooco đã được PAN tái cấu trúc hoàn toàn, thay đổi mô hình từ kinh doanh điều thô chuyển sang chế biến sâu những sản phẩm với thương hiệu riêng, sản xuất hạt điều nhiều vị nhằm xuất khẩu ra thị trường nước ngoài.
Lafooco cũng tiến hành tái tổ chức chuỗi cung ứng hạt điều bằng việc chung sức với bà con nông dân xây dựng nên vùng trồng điều organic, nâng cao chất lượng cũng như giá trị cho hạt điều Việt Nam. Muốn sản phẩm xuất khẩu được với giá cao thì cần phải phát triển bền vững. Vì thế, PAN đã lựa chọn cho Lafooco chuyển hướng làm nhiều sản phẩm organic, trong đó cách làm và nguyên liệu đều thay đổi. Sau đó, việc sử dụng máy móc và thiết bị cho việc sản xuất cũng cần phải tái cấu trúc, nâng cấp để giảm thiểu mức lao động trong bối cảnh nhà máy được mở rộng. “Đó là cách PAN đã mở rộng thị trường ra nước ngoài” – Bà Trà My nhấn mạnh.