CEO Nguyễn Hoàng Ngân: Câu chuyện về người thuyền trưởng dẫn dắt đế chế Nhựa Bình Minh
BÀI LIÊN QUAN
Doanh nhân Trần Quý Thanh: Ông chủ Tân Hiệp Phát với khát vọng mang đến sản phẩm nước giải khát tốt cho sức khỏe khách hàngDoanh nhân Lê Phước Vũ: Từng bươn chải đủ mọi nghề để kiếm sống đến danh xưng “ông trùm” ngành tôn thép tại Việt NamDoanh nhân Đoàn Quốc Huy: Người kế thừa vững chắc của Bim GroupGiới thiệu về Ông Nguyễn Hoàng Ngân
Ông Nguyễn Hoàng Ngân sinh ngày 14/1/1962 tại Quảng Ngãi. Ông có hai bằng tốt nghiệp Kỹ sư cơ khí và Thạc sĩ Quản trị Kinh doanh. Sau thời gian tốt nghiệp Đại học và tham gia quân ngũ, Ông Ngân quyết định gắn bó với Nhựa Bình Minh từ năm 1988. Vào năm 1997, Ông được bổ nhiệm giữ chức vụ Phó Giám đốc Công ty phụ trách kỹ thuật và đến năm 2004 giữ vị trí Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị. Đặc biệt hơn, giai đoạn 1007 - 2011, ông Ngân là Giám đốc đầu tiên của Công ty Thành viên Nhựa Bình Minh Miền Bắc. Vào năm 2002, Ông Ngân được bầu chọn là Doanh nghiệp trẻ tiêu biểu của Thành phố Hồ Chí Minh đồng thời nhiều lần được Bộ Công Thương xét chọn là chiến sĩ thi đua.
Sau khi kinh qua các vị trí như Trưởng Phòng Kỹ thuật, Phó Giám đốc đến Phó Tổng Giám đốc của Nhựa Bình Minh thì đến ngày 16/11/2012, Ông Ngân được bổ nhiệm vào vị trí Tổng giám đốc của Công ty. Bằng trình độ và kinh nghiệm có được sau nhiều năm ở cương vị là quản lý đồng thời nhận được sự hỗ trợ, tư vấn nhiệt tình từ ông Lê Quang Doanh - Chủ tịch Hội đồng quản trị đầu tiên của Công ty ông Ngân cùng với Ban điều hành đã đưa Nhựa Bình Minh phát triển liên tục trong những năm qua.
Doanh nhân Dương Công Minh: Từ “linh hồn” của Him Lam đến “ghế nóng” Chủ tịch Sacombank
Trước khi trở thành Chủ tịch của Sacombank, tên tuổi của ông Dương Công Minh từng gắn liền với Công ty cổ phần Him Lam (HIMLAM) và LienVietPostBank.Doanh nhân Lê Yên Thanh: Từ chối Google để khởi nghiệp bản đồ xe bus đến CEO của Phenikaa MaaS
Lê Yên Thanh là người sáng lập dự án BusMap - đây là một ứng dụng giao thông công cộng và sau đó đã phát triển thành công ty khởi nghiệp giải pháp di chuyển thông minh Phenikaa MaaS. Lê Yên Thanh đã giành được hơn 100 giải thưởng trong nước và quốc tế về kỹ năng lập trình của mình.Quá trình công tác của ông Nguyễn Hoàng Ngân
Từ năm 1988: Là Nhân viên Kỹ Thuật của Xí nghiệp Khoa học Sản xuất Nhựa Bình Minh
Từ năm 1992: Đảm nhận vai trò là Trưởng Phòng Kỹ Thuật của Xí nghiệp Khoa học sản xuất Nhựa Bình Minh
Từ năm 1997: Ông giữ chức vụ Phó Giám đốc của Nhựa Bình Minh
Từ năm 2004: Ông đảm nhiệm chức vụ Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Phó Tổng giám đốc của Nhựa Bình Minh.
Từ 2007 - 2010: Ông giữ chức vụ Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Phó Tổng giám đốc và Phó Chủ tịch Hội đồng thành viên của Nhựa Bình Minh.
Từ năm 1010 - 2012: Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Phó Tổng giám đốc và Chủ tịch Hội đồng thành viên của Nhựa Bình Minh.
Từ tháng 3/2012: Ông Ngân giữ chức vụ Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Phó Tổng giám đốc và Chủ tịch Hội đồng thành viên của Nhựa Bình Minh. Ngoài ra ông còn đảm nhận vị trí Chủ tịch Hội đồng quản trị của DPC.
Từ tháng 11/2012 - 2014: Đảm nhiệm vị trí Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc và Chủ tịch Hội đồng thành viên của Nhựa Bình Minh. Bên cạnh đó ông còn là Chủ tịch Hội đồng quản trị của DPC.
Ngày 16/11/2012 - nay: Tổng giám đốc của Nhựa Bình Minh
Hành trình phát triển "đế chế' Nhựa Bình Minh của ông Nguyễn Hoàng Ngân
Trong số những doanh nghiệp trong ngành nhựa của Việt Nam thì Công ty Nhựa Bình Minh nổi lên trở thành “vua nhựa” xây dựng Miền Nam và cùng san sẻ thị trường với Công ty Nhựa Tiền Phong ở khu vực Miền Bắc. Vào ngày 16/11/1977 Nhà máy Công tư hợp doanh Nhựa Bình Minh được thành lập trên cơ sở sáp nhập giữa công ty Ống nhựa Hóa học và Công ty Nhựa Kiều Tinh. Ở thời điểm này, Nhà máy Công tư Hợp doanh Nhựa Bình Minh trực thuộc của Tổng Công ty Công nghệ phẩm - Bộ Công nghiệp nhẹ chuyên sản xuất sản phẩm nhựa dân dụng và sản phẩm phụ kiện kèm ống nhựa
Riêng cá nhân ông Nguyễn Hoàng Ngân là người có sự am hiểu sâu sắc về kỹ thuật trong ngành nhựa tại Việt Nam và đã có thời gian đồng hành cùng với Công ty Cổ phần Nhựa Bình Minh trong quá trình chuyển đổi về cơ cấu sản phẩm và đầu tư trang thiết bị công nghệ từ đó mở rộng phát triển cho công ty.
Được biết, năm 2017, Công ty Cổ phần Nhựa Bình Minh đã chiếm khoảng 50% thị phần về ống nhựa tại Miền Nam và 25% thị phần ống nhựa trên cả nước. Bên cạnh đó công ty còn tham gia vào những dự án trọng điểm của quốc gia và cũng là đơn vị cung cấp sản phẩm ống nhựa đến các doanh nghiệp chuyên về lĩnh vực cấp nước và xây dựng.
Bản thân là người tham gia vào quá trình kiến tạo một doanh nghiệp có được vị thế dẫn đầu trong ngành vật liệu xây dựng tại thị trường và có được hiệu quả kinh doanh vượt trội thì hơn ai hết ông Nguyễn Hoàng Ngân hiểu rất rõ những thuận lợi cũng như khó khăn mà Nhựa Bình Minh đã đang và sẽ đối mặt trên chặng đường hơn 40 năm qua.
Ông Nguyễn Hoàng Ngân đã gắn bó với ngôi nhà Nhựa Bình minh gần như nửa cuộc đời, ông tâm sự rằng: “Tôi và hàng nghìn người lao động của Nhựa Bình Minh sẽ nỗ lực không ngừng nghỉ để có thể duy trì được vị thế của Công ty”. Tuy vậy nhưng áp lực dành cho bản thân ông cũng như ban điều hành lại vô cùng nặng nề.
Trong năm 2017, Công ty Cổ phần Nhựa Bình Minh đã phải chứng kiến biến động giá nguyên liệu đầu vào nhưng lại phải liên tục điều chỉnh các chính sách chiết khấu để có thể cạnh tranh được với các doanh nghiệp khác. Đến năm 2018, Nhà Nước chính thức thoái hết vốn tại Công ty và Nhựa Bình Minh rơi vào tay người Thái. Theo đó, The Nawaplastic Industries (Saraburi) Co., Ltd chính thức giành được quyền kiểm soát và trở thành cổ đông lớn nhất với tỷ lệ sở hữu là 54,39% vốn.
Trong giai đoạn 2018 - 2019, Công ty Cổ phần Nhựa Bình Minh buộc phải chọn cách mà ông Nguyễn Hoàng Ngân gọi đó chính là “giật gấu vá vai” khi đó nhân sự ở bộ phận này phải gánh thêm trách nhiệm hỗ trợ công việc cho các phòng ban khác để có thể tiết kiệm tối đa được chi phí vận hành.
Tuy gặp không ít khó khăn nhưng bằng sự nỗ lực của bản thân ông Ngân cùng ban điều hành mà Nhựa Bình Minh đã liên tiếp 9 năm được xếp hạng trong TOP 50. Qua đó cho thấy Công ty đã chứng tỏ được năng lực hoạt động bền vững nhờ vào hệ thống quản trị doanh nghiệp xuất sắc từ đó cam kết mạnh mẽ trong việc nâng cao được chất lượng sản phẩm. Đến năm 2019, doanh thu của Nhựa Bình Minh đạt mức 4.343 tỷ đồng và tăng 5% so với cùng kỳ năm 2018. Trong khi đó khoản lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp đạt mức 423 tỷ đồng và tỷ lệ tăng trưởng hàng năm kép của doanh số bán hàng đạt 9,4% còn chỉ số ROE đạt 18,2%.
Ông Ngân chia sẻ rằng: “Để có thể đạt được những thành quả này thì Nhựa Bình Minh đã phải tập trung cao nhất cho chất lượng sản phẩm cũng như năng suất. Nhựa Bình Minh đã tiến hành áp dụng những hệ thống quản lý chất lượng hàng đầu trong toàn bộ dây chuyền sản xuất. Chính vì thế mà sản phẩm làm ra rất đồng điều, song song với đó chính là dịch vụ khách hàng hoàn hảo giúp công ty có thể thành công hơn trong tương lai”.
Năm 2020: Nhựa Bình Minh vươn mình vượt qua bão COVID-19
Trong năm 2020, Nhựa Bình Minh dự kiến sẽ đạt doanh thu là 4.560 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế là 582 tỷ đồng và có sự tăng trưởng lần lượt là 5 và 10% so với kế hoạch của năm 2019.
Ông Nguyễn Hoàng Ngân - Tổng giám đốc của Nhựa Bình Minh cho biết: “Kết quả kinh doanh 5 tháng đầu năm 2020 vẫn tăng trưởng tích cực. Cụ thể rằng sản lượng đạt mức 44.752 tấn, so với cùng kỳ tăng 6% theo đó mức doanh thu và lợi nhuận sau thuế đạt lần lượt là 1.883 tỷ đồng và 209 tỷ đồng, tăng mức 8% và 18% so với cùng kỳ năm 2019”.
Ông Ngân cũng nhấn mạnh rằng: “Các hoạt động xây dựng vẫn diễn ra một cách bình thường trong mùa dịch từ đó giúp nhu cầu sản phẩm nhựa cho ngành xây dựng vẫn được duy trì đều đặn. Bên cạnh đó, việc gián đoạn bởi dịch bệnh COVID-19 cũng thúc đẩy một số đơn vị kinh doanh lĩnh vực dịch vụ lưu trú tranh thủ sửa chữa và tạo ra nhu cầu trên thị trường”.
Trong quý III/2020, doanh thu của Nhựa Bình Minh đạt 1.130 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế đạt 153 tỷ đồng tăng lần lượt là 5,7% và 27,8% so với cùng kỳ năm 2019.
Còn cuối quý II và đầu quý III của năm 2020, giá nguyên liệu tụt giảm đột ngột dù không thời gian không dài nhưng cũng cũng giúp cho Nhựa Bình Minh có được lợi nhuận tốt. Theo đó, chi phí nguyên liệu chiếm đến 65% giá thành nên nếu tăng hay giảm sẽ ảnh hưởng rất mạnh đến lợi nhuận của Công ty.
Theo đó, lũy kế 9 tháng đầu năm của doanh nghiệp ước đạt mức 3.400 tỷ đồng còn lợi nhuận sau thuế đạt 412 tỷ đồng lần lượt tăng trưởng ở mức 7% và 25% so với cùng kỳ. Tính đến thời điểm này thì lũy kế 9 tháng đầu năm 2020 của Nhựa Bình Minh đã hoàn thành được 74% kế hoạch doanh thu và kế hoạch lợi nhuận là 74%.
Giới thiệu về Nhựa Bình Minh
Nhựa Bình Minh tên đầy đủ là Công ty Cổ phần Nhựa Bình Minh, tên Tiếng Anh là Binh Minh Plastics Joint Stock Company và viết tắt là BM PLASCO (Mã chứng khoán: BMP). Vào năm 1977, Công ty Nhựa Kiều Tinh được sáp nhập với Công ty Ống nhựa Hóa Học Việt Nam và lấy tên là Nhà máy Công ty hợp doanh Nhựa Bình Minh trực thuộc của Tổng Công ty Công nghệ phẩm - Bộ Công nghiệp nhẹ. Đến năm 1994, Nhà máy được đổi tên thành Công ty nhựa Bình Minh. và vào ngày 2/1/2004, Công ty chính thức được cổ phần hóa và lấy tên là Công ty Cổ phần Nhựa Bình Minh. Ngày 11/7/2006, Công ty niêm yết cổ phiếu trên sàn chứng khoán Việt Nam. Sau hơn 44 năm có mặt trên thị trường, bằng sự phấn đấu không ngừng nghỉ, Nhựa Bình Minh đã vươn lên nằm trong một trong những đơn vị hàng đầu của ngành nhựa Việt Nam.