meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

CEO Lép - Từ tay trắng đến bà chủ thương hiệu 17 chi nhánh: Một thương hiệu thời trang muốn phát triển phải cân bằng được yếu tố định vị thương hiệu và xu hướng của thị trường!

Thứ tư, 27/07/2022-09:07
Thời điểm mà Lép ra đời, quan điểm phổ biến về một người phụ nữ quyến rũ là phải có sự tròn đầy và nảy nở. Chính vì thế, với những cô gái hơi lép thường cảm thấy tự ti vì cho rằng bản thân không đủ thu hút. Vì thế, mục đích của bà chủ 9x này là tạo nên những chiếc váy mềm mại, bay bổng với những họa tiết xinh đẹp, để những cô gái khi diện lên có thể tự tin vào chính mình.

Cô sinh viên Ngoại Thương cùng niềm đam mê thời trang mãnh liệt

CEO của thương hiệu Lép là Nguyễn Ngọc Trâm - một cô gái sinh năm 1993, gây ấn tượng với phong cách ăn mặc đơn giản, nữ tính nhưng cũng đầy cá tính. Theo chia sẻ của nữ CEO này, cô yêu thích công việc may vá và thời trang từ rất nhỏ. Tuy nhiên, điều kiện gia đình không cho phép cô theo học ngành thiết kế thời trang tương đối tốn kém. Chính vì thế, cô nàng 9x lựa chọn học kinh tế của trường Đại học Ngoại Thương để có thể hiểu nhiều hơn về kinh doanh.

Đến năm thứ 3 đại học, Ngọc Trâm đã đi làm thêm, sau đó dành dụm tiền để đi học về may vá, thiết kế. Cô nàng luôn ấp ủ giấc mơ sau này sẽ làm điều gì đó liên quan đến thời trang. Năm 2015, sau khi tốt nghiệp đại học, Ngọc Trâm quyết định khởi nghiệp với một thương hiệu thời trang nhỏ. Tuy nhiên, vì thiếu kinh nghiệm và non nớt trong việc đánh giá sản phẩm, thị trường nên dự án startup này chỉ sau 1 năm đã kết thúc. 


Sau những giây phút cống hiến vì công việc, Ngọc Trâm và chồng vẫn cố gắng dành thời gian chất lượng cho con và gia đình
Sau những giây phút cống hiến vì công việc, Ngọc Trâm và chồng vẫn cố gắng dành thời gian chất lượng cho con và gia đình

Sau khi thất bại ở thương hiệu thời trang đầu tiên, 9x gần như trắng tay. Năm 2017, vì quá thích váy hoa nên Ngọc Trâm đã tìm hiểu những chiếc váy yêu thích của mình trên thị trường. Trong quá trình này, cô nàng nhận ra 2 vấn đề rằng: Những sản phẩm nhập từ Trung Quốc có vải rất xinh nhưng form dáng và cắt may lại rất tệ. Thời điểm đó, các thương hiệu váy ở Việt Nam thường chỉ là đồ công sở, hướng đến khách hàng ở nhóm tuổi 40 đến 50. 

Vì thế, Ngọc Trâm nghĩ về một thương hiệu thời trang dành cho độ tuổi 20-30 do chính mình thiết kế, cắt may. Cũng trong năm này, cô mở thương hiệu thứ 2 của đời mình, đó chính là Lép. Những chiếc váy đầu tiên được chính Ngọc Trâm cắt may, thiết kế, sau đó đăng trên fanpage Lép với suy nghĩ là giới thiệu những sản phẩm do chính mình làm ra tới những người có cùng gu thời trang…

Với những sản phẩm đầu, cô nàng dự định chỉ bán online, tuy nhiên nhiều khách hàng lại mong muốn có thể đến tận nơi để thử đồ. Vì thế, 9x quyết định làm tạm một phòng thử đồ nhỏ ở ngay phòng trọ của mình. Từ những ngày tháng bắt đầu ấy, chưa bao giờ Ngọc Trâm nghĩ về những ngày tháng xa xôi sau này, khi sản phẩm của mình có thể trải khắp mọi miền đất nước. 

Sau 5 năm có 17 cửa hàng ở khắp 3 miền đất nước

Chia sẻ về việc chọn tên thương hiệu của mình, Ngọc Trâm cho biết cô luôn cố gắng tìm kiếm một cái tên có sức gợi và dễ nhớ. Tình cờ, từ Lép đọc lên có sự gợi cảm và sexy, khiến mọi người liên tưởng đến cả sự nữ tính và cá tính. 


Chia sẻ về việc chọn tên thương hiệu của mình, Ngọc Trâm cho biết cô luôn cố gắng tìm kiếm một cái tên có sức gợi và dễ nhớ. Tình cờ, từ Lép đọc lên có sự gợi cảm và sexy, khiến mọi người liên tưởng đến cả sự nữ tính và cá tính
Chia sẻ về việc chọn tên thương hiệu của mình, Ngọc Trâm cho biết cô luôn cố gắng tìm kiếm một cái tên có sức gợi và dễ nhớ. Tình cờ, từ Lép đọc lên có sự gợi cảm và sexy, khiến mọi người liên tưởng đến cả sự nữ tính và cá tính

Thời điểm mà Lép ra đời, quan điểm phổ biến về một người phụ nữ quyến rũ là phải có sự tròn đầy và nảy nở. Chính vì thế, với những cô gái hơi lép thường cảm thấy tự ti vì cho rằng bản thân không đủ thu hút. Vì thế, mục đích của bà chủ 9x này là tạo nên những chiếc váy mềm mại, bay bổng với những họa tiết xinh đẹp, để những cô gái khi diện lên có thể tự tin vào chính mình.

Tuy nhiên, chỉ sau khi hoạt động được 1 tháng thì shop gặp vấn đề. Do quá đông khách hàng đến thử đồ, xe cộ cùng với sự ồn ào đã ảnh hưởng tới hàng xóm xung quanh, khiến nhiều người phàn nàn. Điều này khiến Ngọc Trâm quyết định mua một cửa hàng chính thức rộng rãi ở ngoài phố để khách dễ tìm đến và thử đổ hơn. Cầm số tiền dành dụm trong tay, 9x tìm thuê một căn nhà nhỏ trên đường Phan Phù Tiên với giá 12 triệu.

Để tiết kiệm chi phí, Ngọc Trâm cố gắng làm mọi thứ có thể. Ngày đầu tiên khai trương, doanh thu của shop lên tới vài chục triệu khiến 9x vô cùng hạnh phúc. Chỉ vài tháng sau đó, cửa hàng tiếp theo của Lép được mở tại Phạm Ngọc Thạch. Đây được coi là quyết định liều lĩnh của cô, bởi mặt bằng trên các con phố thời trang vốn rất đắt đỏ. Không những thế, 9x còn phải mất rất nhiều thời gian đàm phán mới có thể thuê được. 

Và cứ thế, mỗi năm Ngọc Trâm lại mở thêm 2-3 cửa hàng. Chỉ sau 5 năm, nữ CEO trẻ đã có 17 chi nhánh ở khắp 3 miền Tổ quốc. Điều đáng nói, mọi thành công như ngày hôm nay đều do 9x tích lũy từng ngày, tay trắng làm nên chứ không có “ông lớn” nào chống lưng cả.  

Có thể dễ dàng nhận ra rằng, sản phẩm của Lép vừa có sự nữ tính, sinh động bay bổng với những họa tiết hoa lá vừa chỉn chu lại vừa thanh lịch. Lép luôn giữ tinh thần chung, đó là kết hợp với những trend hot hit trên thị trường. Nữ CEO Lép khẳng định rằng: “Một thương hiệu thời trang muốn phát triển phải luôn luôn cân bằng giữa yếu tố định vị thương hiệu và xu hướng của thị trường”.


Có thể dễ dàng nhận ra rằng, sản phẩm của Lép vừa có sự nữ tính, sinh động bay bổng với những họa tiết hoa lá vừa chỉn chu lại vừa thanh lịch
Có thể dễ dàng nhận ra rằng, sản phẩm của Lép vừa có sự nữ tính, sinh động bay bổng với những họa tiết hoa lá vừa chỉn chu lại vừa thanh lịch

Chính vì thế, sản phẩm của Lép rất đa dạng, thoải mái cho khách hàng lựa chọn. Đối với những sản phẩm nổi bật, Lép sẽ sản xuất nhiều hơn, ra một số mẫu mới để bắt kịp thị trường. Phòng thiết kế của Lép có thời gian lên tới 10 người, mỗi tháng tung ra 50 sản phẩm. Lép không ngừng cải tiến, dùng nhiều phép thử để có thể chọn ra được hướng đi đúng đắn. 

Dù nhiều khi, tỷ lệ chính xác chưa cao nhưng đối với Ngọc Trâm, đó là cơ hội để mọi người nhìn nhận lại xem cách bản thân làm có sai không và cải tiến như thế nào. Lép đã chọn đúng hướng khi ngay từ đầu đã đánh ở cả 3 miền. Trong khi đó, rất nhiều thương hiệu phát triển tốt ở miền Bắc nhưng lại khó mà có thể “Nam tiến” thành công.

Thực tế, những dòng sản phẩm của Lép rất phù hợp với thị trường Sài Gòn vốn quanh năm nóng bức. Phụ nữ nơi đây cũng yêu thích những mẫu váy phóng khoáng và sexy một chút; trong khi phụ nữ Hà Nội lại ưa chuộng những sản phẩm có sự thanh lịch, nữ tính và dịu dàng, phù hợp với thời tiết từng mùa. 

Để có thể phát triển ở cả 3 miền, thương hiệu này đã liên tục thay đổi, cải tiến để ra những sản phẩm mới. Đối với Ngọc Trâm, thương hiệu muốn phát triển thì phải bước qua giới hạn an toàn của bản thân. Việc mở ra 17 cửa hàng sau 5 năm cũng chưa phải là điều gì quá lớn lao. So với thị trường, Lép vẫn chỉ là một thương hiệu rất nhỏ vì có rất nhiều “ông lớn” khác trong ngành thời trang sở hữu đến cả trăm chi nhánh trên cả nước.

May mắn khi luôn có người đồng hành

Theo CEO Ngọc Trâm, hầu hết khách hàng của Lép đều được chồng yêu chồng chiều, những người có gu ăn mặc hợp Lép nhìn chung đều có gia đình hoặc những mối quan hệ hạnh phúc. Vì thế, họ thường được bạn trai hoặc chồng đi mua váy cho. 


Mục đích của bà chủ 9x này là tạo nên những chiếc váy mềm mại, bay bổng với những họa tiết xinh đẹp, để những cô gái khi diện lên có thể tự tin vào chính mình
Mục đích của bà chủ 9x này là tạo nên những chiếc váy mềm mại, bay bổng với những họa tiết xinh đẹp, để những cô gái khi diện lên có thể tự tin vào chính mình

Thậm chí, Ngọc Trâm còn từng được nhân viên gửi cho đường link của một hội anti Lép lập bởi các ông chồng với lý do: “Lép khiến cho vợ mua quá nhiều váy, tôi phải anti thương hiệu này”. Theo như 9x bộc bạch, chồng cô cũng là người rất chiều vợ. Đây cũng chính là người đã đồng hành với cô nàng từ những ngày mới khởi nghiệp với Lép. 

Vốn là đàn ông và không quan tâm nhiều tới váy vóc, thế nhưng anh vẫn làm vì đó là niềm đam mê của vợ. Thời điểm đó, CEO Lép chỉ là một cô thợ may, sở hữu tâm hồn bay bổng cùng niềm đam mê váy vóc. Nếu không có chồng hỗ trợ và giúp đỡ trong việc quản lý, có lẽ tới nay Lép chỉ có một cửa hàng mà thôi! 

Sau 5 năm khởi nghiệp, nữ CEO 9x nhận ra, làm thời trang mộng mơ là chưa đủ, cần cái đầu lạnh để nhìn vào thực tế và chịu áp lực! Tới thời điểm hiện tại, 9x đã thực sự trưởng thành hơn và đã có thể chịu trách nhiệm cho công việc của mình. Vì thế, chồng Ngọc Trâm đã bắt đầu tách ra để theo đuổi những lĩnh vực đam mê riêng của mình.


Thực tế, những dòng sản phẩm của Lép rất phù hợp với thị trường Sài Gòn vốn quanh năm nóng bức bởi phụ nữ nơi đây cũng yêu thích những mẫu váy phóng khoáng và sexy một chút
Thực tế, những dòng sản phẩm của Lép rất phù hợp với thị trường Sài Gòn vốn quanh năm nóng bức bởi phụ nữ nơi đây cũng yêu thích những mẫu váy phóng khoáng và sexy một chút

Ngọc Trâm cho biết, bản thân cô không phải kiểu phụ nữ 3 đầu 6 tay, giỏi cân bằng công việc và gia đình. Công việc kinh doanh của cô vốn rất tốn thời gian, thế nhưng bù lại chồng cô luôn cùng vợ đồng hành trong mọi công việc, tìm cách để giải quyết một việc một cách nhanh nhất. Vì thế, sau những giây phút cống hiến vì công việc, Ngọc Trâm và chồng vẫn cố gắng dành thời gian chất lượng cho con và gia đình. 

Nữ CEO Lép tự nhận định bản thân là người sống tròn vai ở từng hoàn cảnh. Nếu như ở công việc thì quyết liệt, ở nhà thì lại vui tính và dịu dàng… Ở nhà, Ngọc Trâm cho mình cái quyền được "bánh bèo" bởi cô luôn muốn trở thành một người phụ nữ được chồng che chở!
 

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Hà Nội "ra tối hậu thư" cho dự án NOXH của Liên danh Handico - Viglacera

Vành đai 4 thi công "xôi đỗ": Người dân có tâm lý chờ áp dụng quy định mới

Dự án "treo" 16 năm tại huyện Đan Phượng bị Hà Nội chính thức "khai tử"

Hà Nội duyệt quy hoạch đô thị có trường đua ngựa 420 triệu USD

Bình Định: Lộ diện chân dung nhà đầu tư khu đô thị gần 3.000 tỷ sau nhiều lần thông báo đấu giá

Livestream bán hàng bùng nổ và các cơ hội việc làm dành cho người trẻ

Bất động sản Hòa Bình kỳ vọng "cất cánh" với khu đô thị sinh thái gần 1.500 tỷ

Thái Bình có thêm khu công nghiệp hơn 330ha

Tin mới cập nhật

Amazon gây sức ép cho các đối tác bán hàng trên Temu

1 ngày trước

Nga bắt đầu sử dụng bitcoin trong giao dịch quốc tế

1 ngày trước

“Độc lạ” TP.HCM: Căn hộ giá mềm bị khách hàng "ngó lơ"

1 ngày trước

PGS.TS. Nguyễn Quang Tuyến: "Nói bảng giá đất mới làm tăng giá bất động sản là hơi oan"

1 ngày trước

TS. Nguyễn Văn Đính: Thị trường bất động sản sắp bước vào chu kỳ “thật” hơn

1 ngày trước