meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Sự nghiệp thăng trầm của “Vua gà” KFC: Tuổi 60 phá sản, thất bại 1009 lần mới nếm được mùi vị thành công

Thứ hai, 25/07/2022-17:07
Trước khi lấn sân sang lĩnh vực kinh doanh gà rán và trở thành “Vua gà” nổi tiếng với mọi gia đình Mỹ, Harland Sanders đã trải qua công việc bán bảo hiểm, lốp xăng và xe. Câu chuyện từng bước đạt đến thành công đầy trắc trở của người sáng lập nên “đế chế gà rán” KFC cũng đã truyền cảm hứng cho biết bao nhiêu người trên thế giới. 

Ắt hẳn mỗi người chúng ta ai cũng biết đến thương hiệu KFC - chuỗi thức ăn nhanh chuyên bán gà rán nổi tiếng và phủ sóng rộng nhất thế giới. Người sáng lập nên “đế chế gà rán” KFC không ai khác chính là Đại tá - Doanh nhân Harland Sanders (1890 - 1980).

Tất cả mọi thứ về người đàn ông này vô cùng quen thuộc: Từ bộ râu dê muối tiêu, bộ đồ lịch lãm của một quý ông nông thôn cho tới một món ăn nhanh hứa hẹn sự giòn tan của thịt gà và nước sốt được làm từ 11 loại thảo mộc và gia vị.

Thế nhưng, trước khi trở thành một vị “Đại tá” đáng kính, Harland Sanders từng một mình lang bạt khắp Bắc Mỹ, làm đủ các loại ngành nghề, từ một công nhân máy hơi nước đến nhân viên bảo hiểm và người bơm xăng. Cuộc đời, sự nghiệp của Đại tá Harland Sanders được nhiều người ví von như một “giấc mơ Mỹ” khi ông từ một con trai của người nông dân nghèo thành “Vua gà” KFC đình đám thế giới. 


Cuộc đời, sự nghiệp của Đại tá Harland Sanders được nhiều người ví von như một “giấc mơ Mỹ” khi ông từ một con trai của người nông dân nghèo thành “Vua gà” KFC đình đám thế giới
Cuộc đời, sự nghiệp của Đại tá Harland Sanders được nhiều người ví von như một “giấc mơ Mỹ” khi ông từ một con trai của người nông dân nghèo thành “Vua gà” KFC đình đám thế giới

Không chỉ nổi tiếng với công thức gà rán siêu ngon có thể chinh phục hàng triệu khách hàng toàn cầu, câu chuyện từng bước đạt đến thành công đầy trắc trở của vị doanh nhân này cũng đã truyền cảm hứng cho không biết bao nhiêu người. 

Thông thạo việc bếp núc từ nhỏ, sự nghiệp lận đận

Harland David Sanders sinh ngày 9/9/1890 tại Henryville, tiểu bang Indiana, Mỹ. Bố ông là một nông dân nghèo, còn mẹ là nội trợ. Sau khi cha mất, mẹ ông vào làm việc tại một xưởng đóng hộp, Harland Sanders khi ấy mới 7 tuổi đã trở thành người chăm sóc chính cho 2 đứa em song sinh của mình. Trước khi lên 8 tuổi, cậu bé Harland Sanders đã thành thạo tất cả các kỹ năng nội trợ như nấu nướng và chuẩn bị đồ ăn.

Việc bản thân phải lớn trước tuổi không hề khiến Harland Sanders tiếc nuối. Thậm chí, ông còn cảm thấy vô cùng biết ơn mẹ vì đã truyền cho mình trách nhiệm và động lực, giúp ông sau này trở thành một người phục vụ tốt. 

Năm Harland Sanders 12 tuổi, mẹ của ông tái hôn. Vì mâu thuẫn với cha dượng, Harland Sanders sau đó đã phải rời khỏi nhà. Thời điểm ấy, người đàn ông này quyết định rằng, học hành ở trên trường đến lớp 7 là đủ, đã đến lúc cậu phải tự thân vận động, tự mình kiếm sống. Kể từ đây, cậu bé Harland Sanders lang thang qua Indiana để làm hàng loạt những công việc đồng áng. Sau đó, ông là một nhân viên hỏa xa tại Alabama, với mức lương tháng chưa đầy 15 đô la. 


Harland Sanders từng một mình lang bạt khắp Bắc Mỹ, làm đủ các loại ngành nghề, từ một công nhân máy hơi nước đến nhân viên bảo hiểm và người bơm xăng
Harland Sanders từng một mình lang bạt khắp Bắc Mỹ, làm đủ các loại ngành nghề, từ một công nhân máy hơi nước đến nhân viên bảo hiểm và người bơm xăng

Khi bước vào tuổi 16, Sanders đã làm giả giấy tờ cá nhân để có thể nhập ngũ. Thế nhưng chỉ sau 1 năm, ông cũng bất ngờ bị đuổi. Đến khi làm công nhân cho một công ty đường sắt tàu hỏa, cũng chỉ một thời gian Harland Sanders đã bị đuổi việc vì ẩu đả với đồng nghiệp. Trong quá trình đi làm tại công ty đường đắt, Harland Sanders đã tranh thủ thời gian đi học luật với hi vọng có thể tìm được một công việc bàn giấy nhàn hạ hơn trong tương lai. Tuy nhiên, sự nghiệp luật của ông chủ KFC cũng chẳng đi đến đâu vì Harland Sanders lại có một cuộc ẩu đả với những người khác.

Năm 19 tuổi, Harland Sanders kết hôn với Josephine King, sau đó cả hai đã có với nhau 3 người con. Sau đó, “Vua gà” KFC nhập ngũ và được điều tới Cuba trong 6 tháng. Tuy nhiên, đây cũng không phải là môi trường trao cho ông chức “Đại tá” mà nó là một câu chuyện hoàn toàn khác. 

Sau khi trở về quê hương, Harland Sanders gắn bó với nghề bán bảo hiểm. Tuy nhiên, với thái độ làm việc không chịu phục tùng ông chủ thì công việc này cũng chỉ kéo dài được vài năm. Trải qua những thất bại liên tiếp trong cuộc đời, chàng trai trẻ Harland Sanders khi ấy vẫn luôn cứng đầu không chịu thua và cũng không bao giờ bỏ cuộc.

28 năm thanh xuân trôi qua không mấy ấn tượng cho đến khi Harland Sanders nhận ra bản thân phải đối mặt với số phận ở Kentucky. Khi ấy, ông đã dành dụm tất cả số tiền bản thân tích cóp được, mua một trạm xăng nhỏ ở Corbin, Kentucky, ngay gần đường cao tốc. Sẵn có tài nấu nướng, ông chủ KFC liền bán thêm những bữa ăn nhỏ để phục vụ cho những du khách có nhu cầu. Đó đều là những bữa ăn đơn giản mà ông từng làm cho những đứa em nhỏ của mình hồi còn ở quê nhà Indiana, đó là đậu que, đậu bắp, giăm bông kiểu đồng quê, bánh quy mềm và đặc biệt là gà rán. 

Điểm dừng chân của Harland Sanders ngày càng đắt hàng, đến mức ông còn đặt thêm một biển quảng cáo trên đường cao tốc để thu hút những du khách có nhu cầu mua đồ ăn sẵn mang về. Nhu cầu khách hàng ngày một tăng cao, đặc biệt món gà trở thành “át chủ bài” của quán khiến việc làm ăn của Harland Sanders ngày càng thuận lợi. 


Để không ai có thể làm được món gà trứ danh của mình, vị “Đại tá” này không bao giờ tiết lộ công thức bí mật ra bên ngoài
Để không ai có thể làm được món gà trứ danh của mình, vị “Đại tá” này không bao giờ tiết lộ công thức bí mật ra bên ngoài

Vào khoảng thời gian này, vào năm 1935 khi Harland Sanders 40 tuổi, ông đã được Thống đốc bang Kentucky Ruby Laffoon trao tặng danh hiệu danh dự “Đại tá” bởi những nỗ lực phục vụ cộng đồng và tinh thần khởi nghiệp của ông. Hoạt động kinh doanh thành công bùng nổ, Harland Sanders quyết định đóng cửa hoàn toàn trạm xăng, sau đó mở một nhà hàng với sức chứa 142 chỗ ngồi. Cũng chính tại đây, ông chủ KFC đã gặp định mệnh thứ hai của cuộc đời mình, đó là một cô hầu bàn trẻ tuổi tên là Claudia.

Vỡ nợ ở tuổi 60, 1009 lần thất bại mới được nếm vị thành công

Cứ ngỡ câu chuyện làm ăn của Harland Sanders sẽ mãi phát triển như thế cho đến năm 1950. Thời điểm đó, chiến tranh thế giới thứ 2 bùng nổ cùng với sự xuống dốc của nền kinh tế Mỹ đã khiến nhà hàng của Harland Sanders gặp khó khăn, sau đó phá sản. Ở tuổi 60, đáng lẽ phải được hưởng thụ cuộc sống và vui vầy bên gia đình thì ông chủ KFC lại rơi vào tình cảnh vỡ nợ. Thời điểm đó, tài sản duy nhất còn lại của Harland Sanders là tờ séc 105 USD tiền trợ cấp xã hội.

Tuy nhiên, đúng với bản tính không chịu khuất phục của mình, Harland Sanders ở tuổi lục tuần vẫn giữ được nhiệt huyết của tuổi trẻ, quyết tâm làm lại từ đầu. Thực tế, khi ấy ông đã có riêng một công thức gà rán được gọi là Kentucky Fried Chicken (gà rán Kentucky - bang mà ông sinh sống). Ôm mộng có thể cung cấp gà rán cho các chuỗi thức ăn nhanh, người đàn ông này đã kiên trì gõ cửa từng gia đình đối tác tiềm năng, từng nhà hàng để có thể trổ tài chế biến món gà theo công thức mới ngay trước mắt họ để có thể mời chào cộng tác.

Tổng cộng, ông chủ KFC đã bị từ chối tổng cộng 1009 lần. Đến lần 1.010, cuối cùng Harland Sanders cũng đã nhận được cái gật đầu đầu tiên. Nhờ bản tính kiên trì, không ngại khó cũng không ngại khổ, Harland Sanders ngày càng ký kết được nhiều hợp đồng hợp tác hơn nữa. 

Sau đó, ông quyết định chuyển hướng sang giới thiệu nhượng quyền bí quyết của mình cho các nhà hàng khác. Đối với mỗi con gà mà nhà hàng nấu và bán theo quy trình của mình, Harland Sanders sẽ được trả 0,4 USD. Không những thế, ông còn rong ruổi đến hàng nghìn nhà hàng và đề nghị họ thử nghiệm món gà của mình. Nếu như nhà hàng đó ấn tượng, họ sẽ thỏa thuận bán gà cho ông nấu, đồng thời chia cho ông một phần lợi nhuận. 


Tất cả mọi thứ về người đàn ông này vô cùng quen thuộc: Từ bộ râu dê muối tiêu, bộ đồ lịch lãm của một quý ông nông thôn cho tới một món ăn nhanh hứa hẹn sự giòn tan của thịt gà và nước sốt được làm từ 11 loại thảo mộc và gia vị
Tất cả mọi thứ về người đàn ông này vô cùng quen thuộc: Từ bộ râu dê muối tiêu, bộ đồ lịch lãm của một quý ông nông thôn cho tới một món ăn nhanh hứa hẹn sự giòn tan của thịt gà và nước sốt được làm từ 11 loại thảo mộc và gia vị

Cùng với người vợ Claudia của mình, “Vua gà” KFC bận rộn với việc ký kết các nhượng quyền thương mại khác, ra sách và bán cả những gói gia vị thảo mộc theo công thức riêng. Để không ai có thể làm được món gà trứ danh của mình, vị “Đại tá” này không bao giờ tiết lộ công thức bí mật ra bên ngoài. 

Đến cuối năm 1963, Harland Sanders đã có tổng cộng hơn 600 cửa hàng nhượng quyền Kentucky Fried Chicken ở Mỹ và Canada, ngoài ra ông còn có 400 cửa hàng nhượng quyền khác ở các nước khác. Với ông chủ KFC, việc mở rộng kinh doanh không bao giờ chỉ vì tiền. Tên tuổi cùng với di sản của người đàn ông này luôn lưu truyền, lan rộng giống như món gà rán Kentucky bởi vì ông luôn nỗ lực hết sức để duy trì chất lượng cao nhất cho món ăn thương hiệu của mình. 

Từ con trai của một nông dân nghèo khó trở thành vua đồ ăn nhanh trên khắp thế giới, những thăng trầm trong cuộc sống của Harland Sanders cũng đã lặp lại khung cảnh của nước Mỹ thời kỳ hậu thế chiến thứ hai. Cuộc sống của “Vua gà” KFC đầy rẫy những cuộc phiêu lưu, vừa lang thang vừa lãng mạn, vừa thất bại lại thành công rực rỡ giống như một bữa ăn với nhiều món đa dạng hơn là một món ăn nhanh. 

Năm 1986, nhãn hiệu Kentucky Fried Chicken của Harland Sanders chính thức được Pepsi Co mua lại. Đến năm 1991, thương hiệu này đã ra mắt logo mới là KFC. Năm 2002, KFC thuộc quyền sở hữu của Tập đoàn YUM! Restaurants International. Tính đến thời điểm hiện tại, KFC là hệ thống nhà hàng lớn thứ hai trên thế giới chỉ sau McDonald. Cụ thể, tính đến tháng 12/2019, KFC có tới hơn 22.000 nhà hàng tại 150 quốc gia, đây cũng là thương hiệu phục vụ gà rán lớn nhất với gần 19.000 nhà hàng tại 118 quốc gia trên toàn thế giới.

Cho đến ngày hôm nay, dù Harland Sanders đã qua đời từ lâu song KFC vẫn là thương hiệu gà rán ăn nhanh lớn hàng đầu thế giới, có chi nhánh phủ sóng khắp 5 châu và gắn liền với tên tuổi của ông. Ngay cả khi đã bán thương hiệu của mình, Harland Sanders vẫn mãi được coi là nhà sáng lập, là cha đẻ và cũng là linh hồn của món gà rán kiểu Mỹ vô cùng hấp dẫn này.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Vành đai 4 thi công "xôi đỗ": Người dân có tâm lý chờ áp dụng quy định mới

Dự án "treo" 16 năm tại huyện Đan Phượng bị Hà Nội chính thức "khai tử"

Hà Nội duyệt quy hoạch đô thị có trường đua ngựa 420 triệu USD

Bình Định: Lộ diện chân dung nhà đầu tư khu đô thị gần 3.000 tỷ sau nhiều lần thông báo đấu giá

Livestream bán hàng bùng nổ và các cơ hội việc làm dành cho người trẻ

Bất động sản Hòa Bình kỳ vọng "cất cánh" với khu đô thị sinh thái gần 1.500 tỷ

Thái Bình có thêm khu công nghiệp hơn 330ha

Hoạt động M&A bất động sản sẽ có một cuộc sàng lọc lớn

Tin mới cập nhật

Các quỹ ETF tiền điện tử giảm gần 700 triệu USD do Fed cắt giảm lãi suất

47 phút trước

Nvidia mở rộng tuyển dụng tại Việt Nam: Cơ hội cho lao động công nghệ

48 phút trước

Năm mới Ất Tỵ 2025: Những điều cần biết về phong thủy nhà ở để hút tài lộc, vượng khí

49 phút trước

Bảng giá đất mới của Hà Nội: Cần kiểm soát hiệu quả, ngăn chặn tình trạng đầu cơ

50 phút trước

Thị trường chung cư cuối năm: Môi giới liên tục mời bán giá cao nhưng chủ yếu "hỏi để đấy"

51 phút trước