meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

CEO Lê Viết Hiếu của Xây dựng Hòa Bình: 6 tuổi theo cha lên công trường, 28 tuổi làm TGĐ cùng hành trình tái cấu trúc tập đoàn xây dựng lớn nhất Việt Nam

Thứ ba, 12/07/2022-09:07
Năm 2020 khi mới 28 tuổi, Lê Viết Hiếu được bổ nhiệm giữ vị trí Tổng giám đốc Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình. Trước khi đảm nhiệm vị trí quan trọng này, vị doanh nhân trẻ 9x từng được đào tạo về quản trị kinh doanh tại Mỹ, đồng thời từng giữ vị trí lãnh đạo mảng phát triển thị trường nước ngoài của Xây dựng Hòa Bình trong vòng 4 năm.  

Áp lực không chỉ nằm ở việc duy trì thành công

Theo CEO Lê Viết Hiếu, là con của chủ tịch Lê Viết Hải nên từ năm 6 tuổi, anh đã được cha mình dẫn lên công trường. Từ đó trở đi, cứ học xong là anh lại lên công ty và có cơ hội tiếp xúc gần với ngành xây dựng. Vị CEO 9x thừa nhận, bản thân anh đủ năng lực để theo đuổi những con đường khác nhưng cuối cùng lại đi theo cha mình, chọn gắn bó với ngành xây dựng. 

Trước khi từ nhiệm vị trí Tổng giám đốc, ông Lê Viết Hải là chủ tịch HĐQT kiêm tổng giám đốc Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình. Tuy nhiên, theo như quy định tại Khoản 2 Điều 12 Nghị định 71/2017/NĐ-CP có nêu rõ: “Chủ tịch hội đồng quản trị không được kiêm nhiệm chức danh giám đốc (tổng giám đốc) của cùng 1 công ty đại chúng”, có hiệu lực từ ngày 1/8/2020, ông Lê Viết Hải đã nhường lại ghế tổng giám đốc cho con trai của mình là Lê Viết Hiếu. 


Vị CEO 9x thừa nhận, bản thân anh đủ năng lực để theo đuổi những con đường khác nhưng cuối cùng lại đi theo cha mình, chọn gắn bó với ngành xây dựng
Vị CEO 9x thừa nhận, bản thân anh đủ năng lực để theo đuổi những con đường khác nhưng cuối cùng lại đi theo cha mình, chọn gắn bó với ngành xây dựng

Năm 2020 khi mới 28 tuổi, Lê Viết Hiếu được bổ nhiệm giữ vị trí Tổng giám đốc Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình. Trước khi đảm nhiệm vị trí quan trọng này, vị doanh nhân trẻ 9x từng được đào tạo về quản trị kinh doanh tại Mỹ, đồng thời từng giữ vị trí lãnh đạo mảng phát triển thị trường nước ngoài của Xây dựng Hòa Bình trong vòng 4 năm.  

Trước đó, từ tháng 4 đến tháng 7/2020, anh là Thành viên HĐQT, Phó Tổng Giám đốc đối ngoại khu vực miền Bắc Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình; từ tháng 05/2019 đến tháng 03/2020, Lê Viết Hiếu đảm nhiệm vị trí Phó Tổng Giám đốc đối ngoại khu vực miền Bắc Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình. Gia nhập Xây dựng Hòa Bình từ năm 2016, 9x còn từng đảm nhiệm vị trí Giám đốc và Phó Giám đốc Phát triển thị trường nước ngoài Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình.

Thời điểm anh mới nhận chức CEO, Tập đoàn đã bước sang năm thứ 33 hoạt động. Đây là tên tuổi đứng sau hàng loạt công trình xây dựng nổi tiếng như Ecopark, Vinhomes cùng với mức vốn hóa lên tới hàng nghìn tỷ đồng. Trong hành trình hơn 30 năm hình thành và phát triển, cứ 5 năm doanh thu của Hòa Bình lại tăng lên 5 lần và là một trong những nhà thầu xây dựng hàng đầu tại Việt Nam. 

Đảm nhiệm vị trí lãnh đạo mới, áp lực với vị CEO trẻ không chỉ nằm ở việc duy trì thành công. Bởi khi đó, nhìn chung thị trường đang đi xuống do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19. Tuy nhiên, Lê Viết Hiếu vẫn không ngừng nỗ lực. Trong Talkshow The Next Power, Chủ tịch Lê Viết Hải đã có những lời chia sẻ chân thật nhất về con trai mình trong giai đoạn “khởi đầu” đó:

“Hiếu nhận chuyển giao khi mới 28 tuổi, đó là điều tôi rất lo, nhưng may mắn, Hiếu chủ động và nỗ lực. Qua 2 năm đầu tiên đầy thử thách khi thị trường đi xuống do đại dịch, giờ là biến động của kinh tế vĩ mô, tôi thấy mình đã chuyển giao kịp thời để Hiếu có kinh nghiệm đối phó trong giai đoạn khó khăn.

Tôi chỉ đưa ra lời khuyên chứ không áp đặt, và để cho Hiếu chủ động trong việc điều hành, đúng với vai trò một CEO, còn tôi làm vai trò của chủ tịch. Ai ở vai trò, chức năng, nhiệm vụ nào thì làm đúng quy trình ở đó, không làm cho quan hệ trở nên mâu thuẫn, xung đột”.


Trước khi từ nhiệm vị trí Tổng giám đốc, ông Lê Viết Hải là chủ tịch HĐQT kiêm tổng giám đốc Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình; sau đó, ông đã nhường lại ghế tổng giám đốc cho con trai của mình là Lê Viết Hiếu. 
Trước khi từ nhiệm vị trí Tổng giám đốc, ông Lê Viết Hải là chủ tịch HĐQT kiêm tổng giám đốc Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình; sau đó, ông đã nhường lại ghế tổng giám đốc cho con trai của mình là Lê Viết Hiếu. 

Áp dụng việc tinh giản hóa từ bộ phận quản lý cấp cao

Đảm nhiệm vị trí lãnh đạo của Xây dựng Hòa Bình, một trong những dấu ấn nổi bật của CEO Lê Viết Hiếu chính là công cuộc tái cấu trúc, tinh giản hóa từ bộ phận quản lý cấp cao cho tới các phòng ban và nhân viên. Hòa Bình khi ấy có khoảng 5.000 nhân sự, Hiếu chia ra cho … 4 người quản lý thay vì nhiều phó tổng như bình thường. Bằng cách này, mỗi người sẽ được trao quyền nhiều hơn, trách nhiệm cùng chức năng của mỗi người cũng lớn hơn rất nhiều.

Việc các phòng ban được tái phân chia và sắp xếp cũng khiến cho trách nhiệm không bị đùn đẩy, phòng ban nào thực hiện tốt trách nhiệm của phòng ban đấy. Còn những phòng ban liên quan trực tiếp đến nhau sẽ có KPI chung, bằng cách này họ sẽ đoàn kết hơn, không còn đùn đẩy hoặc chồng chéo trách nhiệm như ngày xưa. 

Với độ tuổi còn khá trẻ, trước khi triển khi các thay đổi trong công ty, Hiếu phải có được cách tiếp cận phù hợp. Theo vị CEO 30 tuổi, anh đã phải dùng khá nhiều công sức để thuyết phục các vị phó tổng đáng tuổi cha chú của mình. Sau khi lấy ý kiến của những người đi trước, anh hoàn thiện phương án của mình, vạch ra các luận điểm, chứng cứ rõ ràng để thuyết phục mọi người. 

Đồng thời, phương pháp lãnh đạo tạo nên dấu ấn của CEO Lê Viết Hiếu chính là “lãnh đạo bằng câu hỏi”. Những câu hỏi được anh đưa ra hướng tới phương pháp giải quyết cũng như các bước tiếp theo của vấn đề, đồng thời cho mọi người cùng có cơ hội để đóng góp. Dù có một phần nhỏ sẽ không đồng ý hoặc có ý kiến, nhưng anh vẫn đủ bản lĩnh để chứng minh luận điểm của mình.  


Đảm nhiệm vị trí lãnh đạo của Xây dựng Hòa Bình, một trong những dấu ấn nổi bật của CEO Lê Viết Hiếu chính là công cuộc tái cấu trúc, tinh giản hóa từ bộ phận quản lý cấp cao cho tới các phòng ban và nhân viên
Đảm nhiệm vị trí lãnh đạo của Xây dựng Hòa Bình, một trong những dấu ấn nổi bật của CEO Lê Viết Hiếu chính là công cuộc tái cấu trúc, tinh giản hóa từ bộ phận quản lý cấp cao cho tới các phòng ban và nhân viên

Vị CEO trẻ cho biết, phong cách lãnh đạo của anh có phần cẩn trọng hơn so với cha của mình. Ông Hải vốn là người làm nên sự nghiệp từ hai bàn tay trắng, thế nên không có gì khiến ông sợ hãi. Cách ông tiếp cận vấn đề cũng quyết liệt, mạnh mẽ hơn; luôn có tư tưởng làm nhanh, làm gấp. Thế nhưng, Lê Viết Hiếu lại tập trung vào quản lý rủi ro nhiều hơn. Anh nỗ lực để có thể vừa đạt tầm nhìn, tiến độ mà “sếp” đặt ra, vừa đảm bảo công ty và dự án có tính thành công cao nhất. 

Cuối năm 2021, Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình trở thành nhà thầu xây dựng có vốn hóa lớn nhất trên thị trường chứng khoán Việt Nam; đồng thời công ty cũng đạt danh hiệu số 1 về môi trường làm việc tốt nhất của lĩnh vực xây dựng, kiến trúc, theo Anphabe.

Tham vọng vươn ra ra thị trường quốc tế

Đối với Hòa Bình, việc đạt được vị trí số 1 trong lĩnh vực thầu xây dựng Việt Nam vẫn là chưa đủ. Tham vọng của họ là trở thành một tập đoàn đa quốc gia, đủ sức cạnh tranh với các công ty nước ngoài về cả chế độ, phúc lợi, hình ảnh cũng như uy tín trên bản đồ quốc tế. Để biến “giấc mơ” này thành sự thật, cha con CEO Lê Viết Hiếu đặt mục tiêu doanh thu đạt 20 tỷ USD vào năm 2032.  

Thực tế, Xây dựng Hòa Bình có đủ tự tin để vươn ra thị trường quốc tế. Cụ thể, tập đoàn này từng nhiều lần hợp tác với các tên tuổi lớn trên thế giới như: Samsung, Lotte (Hàn Quốc) hay Kajima, Taisei (Nhật Bản). Thông qua những kinh nghiệm này, Hòa Bình đã thấu hiểu phần nào yêu cầu về quản lý dự án, văn hóa làm việc của văn hóa nước ngoài, biết họ quan tâm, cần gì và muốn gì. 

Tuy nhiên, để có thể cạnh tranh với các đối thủ mạnh trên thế giới, Xây dựng Hòa Bình cần phải thay đổi hai điều: Thứ nhất là con người; thứ hai là quá trình nghiên cứu, phát triển vật liệu và công nghệ mới. CEO Lê Viết Hiếu cho biết: “Điều đầu tiên và quan trọng nhất cần thay đổi là con người, thay đổi chính tư duy và năng lực. Khi Hiếu đi qua Úc, Singapore, Mỹ,… Hiếu thấy 1 dự án của họ thật sự có rất ít người tham gia, nhưng mọi người trong team lại rất đa năng. Bảo họ vẽ cũng được, kêu họ ra quản lý cũng được, kêu lên kế hoạch cũng được. So ra số lượng người trong dự án chỉ bằng một nửa bên mình, nghĩa là họ tối ưu hóa được nguồn lực trên mỗi dự án”.


Theo CEO Lê Viết Hiếu, để có thể cạnh tranh với các đối thủ mạnh trên thế giới, Xây dựng Hòa Bình cần phải thay đổi hai điều: Thứ nhất là con người; thứ hai là quá trình nghiên cứu, phát triển vật liệu và công nghệ mới
Theo CEO Lê Viết Hiếu, để có thể cạnh tranh với các đối thủ mạnh trên thế giới, Xây dựng Hòa Bình cần phải thay đổi hai điều: Thứ nhất là con người; thứ hai là quá trình nghiên cứu, phát triển vật liệu và công nghệ mới

Còn về vấn đề nghiên cứu - phát triển, CEO 9x cho rằng ngành xây dựng Việt Nam hiện đang áp dụng công nghệ và vật tư nước ngoài. Tuy nhiên, top 10 doanh nghiệp hàng đầu ngành xây dựng thế giới luôn có trung tâm R&D riêng để tiến hành nghiên cứu, chế tạo những công nghệ mới. Đây là nền tảng giúp họ tạo lợi thế cạnh tranh, thu trực tiếp về lợi nhuận khi sản phẩm, vật liệu được áp dụng đại trà. Vì thế trong tương lai, nếu có được lợi thế cạnh tranh ổn định và bền vững, các doanh nghiệp Việt phải có được những công nghệ, vật liệu của riêng mình. Nếu không, các doanh nghiệp này sẽ bị tụt hậu, bỏ xa ở phía sau so với những đối thủ khác. 

Với Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình, để hiện thực hóa mục tiêu này, một trong những bước đi đầu tiên là thành lập trung tâm R&D. Được biết, việc thành lập trung tâm này có tổng vốn đầu tư lên tới 900 tỷ đồng với diện tích lên tới 2,5ha tọa lạc ở Khu công nghệ cao thuộc Quận 9, TP HCM. Theo Tập đoàn Hòa Bình, trung tâm đang làm việc để hình thành mô hình hỗ trợ các chuyên đề nghiên cứu của công ty khởi nghiệp nói chung, hoặc dùng những máy móc, thiết bị, không gian đó để nghiên cứu và phát triển cho chính tập đoàn nói riêng.
 

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Hà Nội "ra tối hậu thư" cho dự án NOXH của Liên danh Handico - Viglacera

Vành đai 4 thi công "xôi đỗ": Người dân có tâm lý chờ áp dụng quy định mới

Dự án "treo" 16 năm tại huyện Đan Phượng bị Hà Nội chính thức "khai tử"

Hà Nội duyệt quy hoạch đô thị có trường đua ngựa 420 triệu USD

Bình Định: Lộ diện chân dung nhà đầu tư khu đô thị gần 3.000 tỷ sau nhiều lần thông báo đấu giá

Livestream bán hàng bùng nổ và các cơ hội việc làm dành cho người trẻ

Bất động sản Hòa Bình kỳ vọng "cất cánh" với khu đô thị sinh thái gần 1.500 tỷ

Thái Bình có thêm khu công nghiệp hơn 330ha

Tin mới cập nhật

Amazon gây sức ép cho các đối tác bán hàng trên Temu

1 ngày trước

Nga bắt đầu sử dụng bitcoin trong giao dịch quốc tế

1 ngày trước

“Độc lạ” TP.HCM: Căn hộ giá mềm bị khách hàng "ngó lơ"

1 ngày trước

PGS.TS. Nguyễn Quang Tuyến: "Nói bảng giá đất mới làm tăng giá bất động sản là hơi oan"

1 ngày trước

TS. Nguyễn Văn Đính: Thị trường bất động sản sắp bước vào chu kỳ “thật” hơn

1 ngày trước