meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Câu chuyện khởi nghiệp từ 20 triệu đồng tiền vốn của CEO Fonos Xuân Nguyễn: Thành công nhờ kiến tạo và tuân thủ giá trị cốt lõi

Thứ ba, 24/05/2022-21:05
CEO Xuân Nguyễn kể về cách "chào đời" khác đặc biệt của ứng dụng Fonos "Ngày ra mắt Fonos, trụ sở công ty là phòng khách nhà tôi, nhân viên “rất đông”, chỉ có tôi và Oscar. Cái bàn ăn dẹp hết để làm việc. Ăn thì ngồi ở bàn sofa, mệt thì vô phòng ngủ, ấy vậy mà cũng ra được ứng dụng và sống qua mùa dịch…".

Theo Doanh nghiệp và Tiếp thị, Fonos được thành lập vào năm 2020 bởi Xuân Nguyễn đã từng bước ghi tên mình vào không gian sách nói tại thị trường Việt Nam. Vào tháng 5/2021, Fonos đã gọi vốn thành công 1,1 triệu USD thông qua hai vòng tài trợ hạt giống do Angel Central Syndicate có trụ sở tại Singapore dẫn đầu cùng với các công ty khác là HustleFund, iSeed và Shark Thái Vân Linh. Xuân Nguyễn cũng thừa nhận bản thân từng thất bại trong quá khứ nhưng cũng sẵn sàng đón nhận những thử thách mới. 

Từ bánh mì rẽ hướng sang làm sách

Nữ CEO này chia sẻ, thực ra bản thân đã khởi nghiệp từ năm 21 tuổi và trải qua nhiều ngành nghề từ y tế, dược, bán lẻ,... chứ không chỉ có bánh mì 362. Được biết, khi mở bánh mì 362, chị chỉ có trong tay 20 triệu đồng nhưng hiện tại đã phát triển được 7 cửa hàng tại Sài Gòn, 15 cửa hàng tại Hàn Quốc. Có lẽ vì thương hiệu 362 quá thành công nên mọi người nói nhiều về nó. Và với bản tính thích được giải quyết vấn đề nên mỗi khi gặp vấn đề cô gái này đều nảy ra ý tưởng làm một điều mới mẻ. Được biết, lúc 31 tuổi, cô gái này đã có sự thay đổi trong tư duy khởi nghiệp, kinh doanh nên đó chính là lý do chuyển hướng và sáng lập nên Fonos. Cô gái này cho biết: "Tôi nghĩ chặng đường khởi nghiệp của mình may mắn ở chỗ đã thử và đã sai ở nhiều ngành nghề khác nhau để tích lũy được ít vốn liếng". 


Chân dung CEO Fonos Xuân Nguyễn
Chân dung CEO Fonos Xuân Nguyễn

Trong quá trình kinh doanh, chị Xuân Nguyễn đã không quá quan trọng làm ngành nào miễn là thấy bản thân có thể giải quyết một vấn đề hoặc đóng góp được giá trị gì trong ngành đó. Bởi vì mỗi lĩnh vực sẽ có một đặc thù, khi làm Fonos chị cũng học lại từ đầu nhưng cách điều hành công ty là gần giống nhau. Đối với chị Xuân, Fonos chính là một dấu mốc thay đổi sau 10 năm khởi nghiệp bởi trước đó chỉ làm về bán lẻ và liên quan nhiều đến con người. Sau này, sự cồng kềnh của việc phát triển nhân sự đã tạo cho chị áp lực lớn và nó thực sự không còn phù hợp nữa. Chị cũng nhận thấy bản thân có sự hứng thú với mô hình có yếu tố về công nghệ chứ không phụ thuộc hoàn toàn vào con người. Trên thực tế, chị Xuân đã nghĩ đến sách khi còn làm 362. Ý tưởng đó đến giống như một luật hấp dẫn, mọi thứ xảy ra đúng với những điều mà chị nghĩ và mong muốn. 

Khi được hỏi về việc sớm nhìn ra tiềm năng của thị trường, chị Xuân cho hay: "Đúng là có những cơ hội nhất định. Mặc dù vấn nạn phim ảnh và nhạc lậu vẫn tồn tại nhưng tôi nhận thấy các đơn vị làm nội dung và âm thanh trực tuyến như Spotify, Netflix bắt đầu vào Việt Nam và người Việt Nam vẫn sẵn sàng trả tiền để trải nghiệm". Thêm vào đó là chị cũng cảm thấy rào cản trong việc mua hàng online là thanh toán online đang dần được tháo gỡ. Hiện tại chỉ có khoảng 5% dân số Việt Nam có credit, tuy nhiên sự phát triển của ví điện tử Momo, ví Moca của Grab cũng đã kéo theo hơn 30% dân số Việt Nam sở hữu ví điện từ hay các trang thương mại điện tử như Tiki, Lazada,... họ đang trải đường cho việc thanh toán online trở nên dễ dàng hơn. Điều đó cũng vô tình có lợi cho mô hình của Fonos trong việc thanh toán online. 


Trong quá trình kinh doanh, chị Xuân Nguyễn đã không quá quan trọng làm ngành nào miễn là thấy bản thân có thể giải quyết một vấn đề hoặc đóng góp được giá trị gì trong ngành đó
Trong quá trình kinh doanh, chị Xuân Nguyễn đã không quá quan trọng làm ngành nào miễn là thấy bản thân có thể giải quyết một vấn đề hoặc đóng góp được giá trị gì trong ngành đó

Bí quyết thuyết phục ông lớn ngành sách bắt tay hợp tác với Fonos của cô gái trẻ

Được biết, trước khi Fonos ra đời, sách nói tại Việt Nam chưa phát triển và thiếu nhiều điều kiện để phát triển. Bên cạnh hầu hết sách nói lúc đó đều không có bản quyền, chị Xuân thấy mọi người đang làm là dùng sách nói để lấy traffic và bán những thứ khác, ví dụ cho nghe sách nói miễn phí rồi bán quảng cáo, bán khóa học,... Theo đó, một cuốn sách nói được sản xuất bằng những cách sao cho nhanh, cho rẻ nhất nên hầu hết sách nói trên thị trường lúc đó là miễn phí hoặc chi phí rất thấp. Đối với tác giả và nhà xuất bản, mỗi cuốn sách giống như một đứa con tinh thần và họ nâng niu sách đến từng chi tiết. Chị Xuân cho hay, Fonos cảm nhận được điều đó và phải minh chứng rằng chúng tôi cũng hướng đến chất lượng sản phẩm và mong muốn phát triển sách nói thông qua hai việc đó là: Đầu tiên, Fonos sẽ tập trung đầu tư vào đội ngũ sản xuất sách nói chất lượng với quy trình khép kín chưa bao giờ có trước đây, thứ hai chính là mô hình kinh doanh của Fonos tập trung vào việc phát triển thị trường sách nói có bản quyền  và bán sách chứ không dùng sách để bán sản phẩm khác. Chính vì thế, tôi nghĩ đó là lý do các nhà xuất bản, tác giả có được niềm tin để chọn đồng hành với Fonos". 


Khởi nghiệp ai cũng đều phải trải qua những thử thách và đủ các cung bậc cảm xúc
Khởi nghiệp ai cũng đều phải trải qua những thử thách và đủ các cung bậc cảm xúc

Đối với nữ CEO này, hành trình khởi nghiệp của bản thân không phải được trải thảm đỏ mà là trảm trải đinh. Chị Xuân nghĩ rằng, khởi nghiệp ai cũng đều phải trải qua những thử thách và đủ các cung bậc cảm xúc. Một ngày của chị sẽ là giải quyết từ vấn đề này đến vấn đề khác, vậy nên từ thảm đỏ không dành cho khởi nghiệp bởi vì cái đẹp của kinh doanh chính là sự thử thách và bài học. Cũng giống như thời điểm chị mới bắt đầu làm sách, khi đi thuyết phục một số bên họ cũng cho rằng chị không biết gì về sách hay công nghệ. Chị vẫn bị từ chối từ nhà đầu tư, đối tác rồi đến nhân sự của chính mình khi mà họ không thực sự sẵn lòng tham gia. 

Nhưng đối với chị Xuân khi bước vào kinh doanh là phải bỏ qua sĩ diện bởi vì nó là một thứ xa xỉ. Căn bản chính là tư duy của bản thân đối với việc đó, chị cũng không nhìn thất bại như một vấn đề cố định. Kinh doanh không giống như lúc làm bài kiểm tra ở trường học, khi làm sai bị 0 điểm hay đúng thì 10 điểm mà nó giống như một kết quả cố định không thể nào thay đổi được. Vậy nên, thất bại hiện tại chỉ là một tín hiệu cho chị cảm thấy có một việc gì đó bản thân làm chưa đúng, có thể đó là định giá sản phẩm, có thể là chiến lược hoặc cũng có thể là đội ngũ mà chị đang phát triển. Lúc này, việc của người đứng đầu như chị Xuân chính là giải quyết được thì thất bại đó không còn là thất bại nữa. Hơn thế, khi đang ở trong thất bại, bản thân cũng có thể cảm thấy đó là nỗi đau nhưng một khi đã hiểu được bài học và bước ra rồi thì thật sự là move on - nó sẽ trở thành một thứ tài sản của bản thân chứ không còn là nỗi đau nữa. 

Bài học rút ra từ "vấp ngã" để dẫn dắt Fonos phát triển như hiện tại

Nữ CEO này cho biết bản thân cũng từng thất vấp ngã vài lần. Với chị, quản trị tài chính trong kinh doanh chính xác là bài học lớn nhất và đi tìm vốn dễ hơn là tiêu tiền bởi không phải ai cũng được dạy về tài chính. Chị Xuân cho hay: "Tôi may mắn chưa bao giờ phá sản đến mức kiệt quệ nhưng nếu nói số lần đầu tư tiền vào một dự án rồi mất trắng thì có vài lần. Kiếm tiền không khó nhưng giữ tiền và tiêu tiền để doanh nghiệp ‘’sống’’ mới là bài học lớn trong suốt 10 năm đầu khởi nghiệp của tôi. Bạn hỏi đúng thứ đã làm tôi đau đầu nhất". 

Và khi bước vào Fonos, chị đã mang theo rất nhiều bài học xương máu nên hiểu Fonos cần gì. Được biết, hiện tại doanh thu của Fonos đến 100% từ việc bán sách nên chị định giá một cuốn sách nói cao hơn sách giấy nếu như mua lẻ. Nhưng nếu như là hội viên của Fonos thì sẽ chỉ trả phí cố định hàng tháng tiết kiệm hơn rất nhiều so với việc bán lẻ. Thời điểm năm ngoái, doanh thu của doanh nghiệp này đã tăng gấp 8 lần so với cùng kỳ năm trước. Hiện tại, Fonos đã làm việc với hầu hết các nhà xuất bản lớn như NXB Trẻ, Nhã Nam,... và sở hữu khoảng 500 đầu sách, hầu như những cuốn sách bán chạy của nhà xuất bản đều có mặt tại Fonos. Chính doanh thu và kết quả đó đã cho thấy được chị Xuân đang đi đúng hướng. So với thời điểm ra mắt vào tháng 4/2020, Fonos chỉ có vỏn vẹn 6 cuốn sách. 


Nữ CEO này cho biết bản thân cũng từng thất vấp ngã vài lần, với chị, quản trị tài chính trong kinh doanh chính xác là bài học lớn nhất và đi tìm vốn dễ hơn là tiêu tiền bởi không phải ai cũng được dạy về tài chính
Nữ CEO này cho biết bản thân cũng từng thất vấp ngã vài lần, với chị, quản trị tài chính trong kinh doanh chính xác là bài học lớn nhất và đi tìm vốn dễ hơn là tiêu tiền bởi không phải ai cũng được dạy về tài chính

Bài học kinh doanh của nữ CEO Fonos: Giá trị cốt lõi là sự tử tế

Về kế hoạch dài hơi cho Fonos, chị Xuân cho biết công ty đang đặt mục tiêu là số sách trung bình người Việt Nam đọc tăng lên 12 cuốn/năm như các nước trong khu vực, hiện tại đang là 4 cuốn/năm. Với chị Xuân, giá trị cốt lõi của kinh doanh là sự tử tế. Đó là một hành trình rất dài mà quan trọng vẫn là cuối cùng tạo ra được giá trị gì và kết nối với những người xung quanh ra sao chưa không phải là lừa người này, bịp người kia rồi đóng công ty, mở công ty khác. Chia sẻ lời khuyên dành cho các bạn trẻ để có thể thu về dòng tiền một cách an toàn, chị Xuân cho hay: "Khuyên chung chung thì tôi không biết khuyên gì vì môi trường và tiềm năng của mỗi người một khác, các bạn phải là mentor của chính mình. Sách rất nhiều, các khóa học rất nhiều, hình mẫu kinh doanh rất nhiều nhưng tại sao vẫn có các sai lầm giống nhau? Tôi nghĩ đó là hành trình mỗi người đều phải trải qua thôi. Giống như trước đây nhiều anh chị bảo tôi đừng làm cái này, đừng làm cái kia nhưng tôi vẫn làm, phải tự học bài học của mình thì mới đủ thấm. Để có thể làm bất cứ điều gì, tôi luôn nhớ đến câu nói "nếu cho tôi 6 giờ để đốn hạ một cái cây, tôi sẽ dành 4 giờ đầu để mài sắc lưỡi rìu’’, tôi tin rằng việc trang bị kiến thức cũng như tinh thần trước khi làm bất cứ điều gì chứ không riêng gì đầu tư, nhưng còn trang bị gì thì mỗi người cần phải tự nghiên cứu và quyết định cho bản thân mình". 

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Hoạt động M&A bất động sản sẽ có một cuộc sàng lọc lớn

Cao tốc Nam Định - Thái Bình dài hơn 60km sẽ khởi công vào thời điểm nào?

Quảng Ninh quy hoạch cả hòn đảo làm khu du lịch nghỉ dưỡng

"Nhập cuộc" đường đua NOXH, Nam Định sắp có dự án hơn 900 tỷ đồng với 1.100 căn hộ

Đường Vành đai 2: TPHCM bồi thường theo giá đất mới, tối đa 111 triệu đồng/m2

Vì sao Long An thông báo dừng lựa chọn nhà đầu tư thực hiện 2 dự án NOXH?

Bình Dương: Khu dân cư nghìn tỷ sắp "hồi sinh" sau nhiều năm bị cơ quan chức năng "tuýt còi"

"Ông lớn" bán lẻ Nhật Bản rót 35 triệu USD xây TTTM tại Hà Nam

Tin mới cập nhật

Vì sao khó giảm lãi suất cho vay mua NOXH?

21 giờ trước

Khách hàng “ngậm đắng nuốt cay” vì dự án bất động sản vướng pháp lý

2 ngày trước

Người dân TP.HCM bức xúc về cách tính tiền sử dụng đất

3 ngày trước

Nghịch lý thị trường bất động sản: Giá cao, tỷ lệ hấp thụ tốt nhưng kết quả kinh doanh èo uột

3 ngày trước

Cơ hội tăng giá nhiều lần của đất nền phía Nam sẽ khó xuất hiện

4 ngày trước