meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Cạn “room” tín dụng khiến ngân hàng phải giảm trái phiếu để lấy dư địa cho vay

Thứ hai, 22/08/2022-17:08
Tình trạng cạn “room” tín dụng trong thời gian vừa qua khiến nhiều ngân hàng phải giảm quy mô trái phiếu doanh nghiệp để lấy dư địa cho vay. Đồng thời, để xoay vòng vốn một số ngân hàng cũng ưu tiên cho vay ngắn hạn.

Một nhân viên tín dụng của ngân hàng cổ phần lớn tại Hà Nội - Đình Tuân chia sẻ, hoạt động cho vay của chi nhánh ngân hàng nơi anh làm việc diễn ra khá nhỏ giọt trong 2 tháng vừa qua. Nguyên nhân đến từ việc tăng trưởng tín dụng được giao từ cuối tháng 5 của ngân hàng đã không còn nhiều và đến nay vẫn chưa được cấp thêm.

Cụ thể, anh Tuân cho biết, “Chỉ riêng trong tháng 7, ngân hàng đã không thể hoàn thành đủ chỉ tiêu hẹn giải ngân với hơn 600 khách hàng. Còn từ đầu tháng 8 đến nay, cũng đã có vài trăm lượt khách chờ giải ngân, nhưng do chưa thu hồi được nợ nên ngân hàng chưa thể cho vay ra”.


 
 

Anh Văn Hiệp - nhân viên tín dụng ngân hàng nắm thị phần cho vay mua ôtô lớn tại Hà Nội cũng cho biết, bình quân mỗi tháng trước đây anh xử lý khoảng chục hợp đồng của khách để vay mua ô tô. Nhưng hai tháng trở lại đây, số hợp đồng nhận giải ngân chỉ còn đếm trên đầu ngón tay.

Tuy chưa phải dừng cho vay, nhưng việc chưa được nới “room” cũng khiến hoạt động cho vay của ngân hàng diễn ra hạn chế hơn so với bình thường.

“Vì room cho vay rất ít, nên để được ưu tiên giải ngân khách bắt buộc phải mua bảo hiểm. Trước đây, chỉ những khoản vay có giá trị lớn mới phải thực hiện yêu cầu này, nhưng hiện tại lãnh đạo các ngân hàng đã yêu cầu áp dụng điều này với cả khoản vay giá trị nhỏ”, anh Hiệp chia sẻ thêm.

Dư nợ trái phiếu giảm có giúp “room” cho vay tăng lên

Ngân hàng Nhà nước vừa công bố số liệu mới, đến cuối tháng 7, dư nợ tín dụng đã tăng 9,42% so với hồi đầu năm và tăng 16,3% so với cùng kỳ năm ngoái. Như vậy có thể thấy, sau khi đạt đỉnh vào cuối tháng 5 (tăng gần 17% so với cùng kỳ) thì tăng trưởng tín dụng đã có xu hướng hạ nhiệt. Nguyên nhân là do nhiều ngân hàng đã chạm mức room tăng trưởng tín dụng được ngân hàng nhà nước giao đầu năm dẫn đến từ việc giải ngân chậm lại. Điều này khiến các ngân hàng bắt buộc phải tìm cửa khác để cho vay.


Do nhiều ngân hàng đã chạm mức room tăng trưởng tín dụng dẫn đến từ việc giải ngân chậm lại
Do nhiều ngân hàng đã chạm mức room tăng trưởng tín dụng dẫn đến từ việc giải ngân chậm lại

Giám đốc cao cấp Tài chính doanh nghiệp của Techcombank, ông Ngô Hoàng Hà nhận định, hiện tại ngân hàng đã phải giảm số dư trái phiếu doanh nghiệp lớn để chuyển sang cho cá nhân vay mua nhà. Cụ thể, dư nợ trái phiếu doanh nghiệp lớn của ngân hàng này đã giảm mạnh từ 77.000 tỷ đồng trong quý I xuống còn 49.000 tỷ đồng vào cuối quý II, tương đương mức giảm 36%. Trong khi đó, dư nợ cho cá nhân vay mua nhà đã tăng mạnh tới 66% so với cùng kỳ năm ngoái và cao hơn tới 25% so với quý I.

Tương tự, TPBank đã chủ động giảm số dư đầu tư trái phiếu doanh nghiệp của công ty Chứng khoán SSI để lấy dư địa cho vay khách hàng. Trong quý II, nhà băng này cũng đã giảm 4.300 tỷ đồng dư nợ trái phiếu doanh nghiệp để dành “room” cho tăng trưởng tín dụng cho đầu quý III.

Còn tại MSB, tính đến cuối tháng 6 tổng dư nợ tín dụng đã ước đạt mức 113.500 tỷ đồng, so với đầu năm đã tăng 8,5% nhưng lại giảm nhẹ 0,6% so với quý I. Tại các ngân hàng lớn như Vietcombank, VietinBank, MBBank, VPBank… cũng đã ghi nhận diễn biến tương tự.

Ngân hàng loay hoay để tìm cửa cho vay

Đối với một số ngân hàng, để có thể dành “room“ cho vay thì không chỉ giảm dư nợ trái phiếu mà còn phải cơ cấu lại danh mục cho vay. Cụ thể, có hai hướng, một là tăng cho vay cá nhân với biên lợi thuần cao hơn, hai là tăng cho vay ngắn hạn để giảm bớt thời gian xoay vòng vốn, Từ đó có thể tận dụng được phần chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng còn lại.

Cụ thể tại VietinBank, dư địa tăng trưởng tín dụng trong quý II không còn nhiều nên nhà băng này quyết định tập trung cho vay đối với khách hàng cá nhân trong dài hạn để tối ưu được lợi suất. Theo đó, trong quý II, dư nợ cho vay cá nhân tăng 7,7%, còn doanh nghiệp vừa và nhỏ tăng 3,1%. 

Còn tại MBBank, so với quý trước thì dư nợ cuối quý II không có nhiều thay đổi chỉ giảm 0,2%. Nguyên nhân là do với ở tháng 3, ngân hàng đã sử dụng hết hạn mức tăng trưởng tín dụng.

Dư nợ cho vay khách hàng cá nhân và cho vay tiêu dùng tại MB Shinsei cũng lần lượt tăng 0,8% tương ứng với 1.400 tỷ và 6,6 % ứng với 1.200 tỷ đồng so với quý trước. Còn dư nợ cho vay khách hàng tổ chức lại giảm 0,8%. Hiện tại, MB Shinsei đang chờ phê duyệt bổ sung hạn mức tăng trưởng tín dụng.

So với đầu năm, dư nợ tín dụng của HDBank đã tăng 14,8%. Tuy nhiên, giải ngân các khoản vay ngắn hạn để giảm thời gian xoay vòng vốn là phương pháp được nhà băng này áp dụng. Theo đó, số dư cho vay cá nhân ngắn hạn đã tăng tới 21% so với đầu năm, cho vay tài chính tiêu dùng tăng 17% và cuối cùng cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng tăng 13%.


HDBank đẩy mạnh giải ngân các khoản vay ngắn hạn để tận dụng thời gian xoay vòng vốn
HDBank đẩy mạnh giải ngân các khoản vay ngắn hạn để tận dụng thời gian xoay vòng vốn

Nếu động lực tăng trưởng chính trong nửa đầu năm nay của các nhà băng khác là cho vay mua nhà thì dẫn dắt tăng trưởng tín dụng tại HDBank lại là hoạt động cho vay hộ kinh doanh hoặc cho vay trong lĩnh vực nông nghiệp, với kỳ hạn ngắn hơn rất nhiều. Hiện tại, HDBank không giải quyết được nhu cầu “room” tín dụng ngắn hạn nhưng ngân hàng đã trình cổ đông phê duyệt kế hoạch để có thể tham gia chương trình tái cơ cấu các tổ chức tín dụng của Chính phủ và ngân hàng nhà nước. Theo đó, ngân hàng HDBank sẽ nhận chuyển giao bắt buộc đối với một ngân hàng thương mại nào đó đang được kiểm soát đặc biệt.

Nếu giao dịch này thành công thì ngân hàng sẽ được hưởng những cơ chế ưu đãi theo chính sách của ngân hàng nhà nước để bổ sung hạn mức tăng trưởng tín dụng hàng năm. Ban lãnh đạo ngân hàng cũng đang rất kỳ vọng điều này có thể giúp HDBank tăng trưởng đột phá, mạnh mẽ và chiếm lĩnh được thị trường. Đồng thời trong 5 năm tới sẽ trở thành một trong các ngân hàng nằm trong top đầu.

Ngoài ra, Vietcombank và MBBank cũng đã trình cổ đông kế hoạch này để được cấp thêm “room” tín dụng khi tham gia chương trình tái cơ cấu các ngân hàng bị kiểm soát đặc biệt.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

"Siêu" dự án gần 60.000 tỷ của "đại bàng" Malaysia được Chính phủ tháo gỡ khó khăn

Xu hướng dịch chuyển nhà ở sang các đô thị vệ tinh

Nghịch lý thị trường vàng cận Tết: Chính thống đìu hiu, “chợ đen” tấp nập

Hà Nội "ra tối hậu thư" cho dự án NOXH của Liên danh Handico - Viglacera

Vành đai 4 thi công "xôi đỗ": Người dân có tâm lý chờ áp dụng quy định mới

Dự án "treo" 16 năm tại huyện Đan Phượng bị Hà Nội chính thức "khai tử"

Hà Nội duyệt quy hoạch đô thị có trường đua ngựa 420 triệu USD

Bình Định: Lộ diện chân dung nhà đầu tư khu đô thị gần 3.000 tỷ sau nhiều lần thông báo đấu giá

Tin mới cập nhật

Chuyên gia phong thủy chỉ ra 3 vị trí xấu, nhà chật hẹp đến mấy cũng không nên đặt bàn thờ

18 giờ trước

Môi giới bất động sản “tung chiêu lừa” chốt sale cận Tết

18 giờ trước

Hà Nội: Loạt nhà siêu mỏng, siêu méo tại quận Đống Đa sẽ bị giải tỏa trong năm 2025

18 giờ trước

Hơn 3.200 doanh nghiệp địa ốc quay lại thị trường: Tăng lượng, có tăng chất?

18 giờ trước

Meey Group xây dựng hệ thống quản trị, vận hành chuyên nghiệp với BSC/KPI

1 ngày trước