meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Cảm niệm lời Đức Phật dạy về “sám hối”: Làm người phải biết “hối” mới mong nhẹ nghiệp!

Thứ hai, 26/09/2022-10:09
Có thể thấy, lời Đức Phật dạy về sám hối giúp chúng ta nhận ra rằng phải biết ăn năn, hối cải về những tội nghiệp dù nó là lớn hay nhỏ mà chúng ta gây ra thì mới mong lòng được thảnh thơi và nhẹ nhàng. Lúc đó thì phúc báo sẽ đến với những người biết sám hối.

Sám hối là gì?

Theo Phật giáo, sám hối theo cách hiểu thông thường là nhận biết các lỗi lầm của bản thân đã gây ra, ăn năn, sửa chữa lỗi lầm đó và hứa rằng sẽ không tái phạm sai lầm này nữa. 

Khi lòng chúng ta muốn thảnh thơi và nhẹ nhõm, trút bỏ mọi hết những tội lỗi cho tâm hồn trở nên thư thái thì chúng ta cần phải tẩy trừ cho hết bụi bặm từ những lỗi lầm mà chúng ta đã gây ra. Ở trong đạo Phật, phương pháp tẩy trừ đó được gọi là sám hối. Chữ sám ở trong tiếng Phạn thường được gọi là samma còn tiếng  Hán dịch ra là hối quả. Kinh Pháp Bảo Đàn có nói rằng: “Sám giả sám kỳ tiền khiên, Hối giả hối kỳ hậu quả” - nghĩa là sám chính là ăn năn hối lỗi trước còn hối là chừa bỏ lỗi lầm về sau. 



Theo Phật giáo, sám hối theo cách hiểu thông thường là nhận biết các lỗi lầm của bản thân đã gây ra, ăn năn, sửa chữa lỗi lầm đó và hứa rằng sẽ không tái phạm sai lầm này nữa
Theo Phật giáo, sám hối theo cách hiểu thông thường là nhận biết các lỗi lầm của bản thân đã gây ra, ăn năn, sửa chữa lỗi lầm đó và hứa rằng sẽ không tái phạm sai lầm này nữa

Nếu như chỉ dùng một chữ sám hay một chữ hối thì sẽ chưa đủ nghĩa. Bởi thế mà đạo Phật từ xưa đã ghép hai chữ lại với nhau thành một từ sám  hối - tiếng Việt dịch ra là ăn năn chừa lỗi. 

Từ ngữ sám hối đã hàm chứa ý ăn năn và hối hận bởi những lỗi lầm đã gây ra ở trong quá khứ và hứa từ giờ trở về sau sẽ không phạm phải sai lầm đó nữa. Nếu như chỉ ăn năn mà sau này vẫn tiếp tục phạm phải thì sẽ không theo đúng nghĩa của sám hối ở trong đạo Phật nữa. 

Nguyên nhân vì sao chúng ta phải sám hối?

Sống ở trên trần thế chẳng ai là người không mắc phải những sai lầm. Cõi đời được gọi là cõi trần mà đã là cõi trần thì làm gì có ai hoàn toàn trong sạch. Bụi đời đã phủ lên chúng ta, len lỏi trong từng tế bào. Chúng che mờ mắt của chúng ta và khiến ta chẳng thể nhìn thấy được con đường chính đạo và khiến chúng ta lầm đường chính đạo và khiến cho chúng ta lầm đường lạc lối, vẩn đục tâm hồn. 

Sám hối cũng có thể hiểu đơn thuần đó chính là lời xin lỗi. Đây chính là một hành vi đạo đức của con người khi họ gây ra lỗi lầm và muốn được người bị tổn thương tha thứ. 

Xin lỗi cũng là bài học mà chúng ta được cha mẹ, thầy cô dạy dỗ từ khi còn bé và đó là điều cần thiết trong cuộc sống này. Vậy nhưng đâu phải ai cũng có thể và bằng lòng nói ra lời xin lỗi. Con người ta bị chính những vấp ngã cũng như chấp thủ của mình ghìm chặt. 

Việc chấp ngã chính là đề cao cái tôi của bản thân, dù biết bản thân của mình sai và mình có lỗi nhưng không chịu nhận lỗi bởi vì sợ đánh mất đi giá trị của mình khiến cho người khác phải coi thường. Chấp thủ là khăng khăng, cố chấp cho rằng bản thân của mình luôn đúng còn người khác thì lại sai - đó chính là tính bảo thủ. Vậy nên với những người như thế thì lời xin lỗi trở nên vô cùng nặng nề và rất khó để nói ra. Đức Phật có dạy rằng, trên đời này có hai kiểu người đáng quý nhất, một là người không mắc phải lỗi lầm gì mà hai là người có lỗi nhưng biết sai và chịu khó sửa chữa.


Khi lòng chúng ta muốn thảnh thơi và nhẹ nhõm, trút bỏ mọi hết những tội lỗi cho tâm hồn trở nên thư thái thì chúng ta cần phải tẩy trừ cho hết bụi bặm từ những lỗi lầm mà chúng ta đã gây ra
Khi lòng chúng ta muốn thảnh thơi và nhẹ nhõm, trút bỏ mọi hết những tội lỗi cho tâm hồn trở nên thư thái thì chúng ta cần phải tẩy trừ cho hết bụi bặm từ những lỗi lầm mà chúng ta đã gây ra

Đã là con người thì chúng ta ít nhiều sẽ mắc phải những lỗi lầm trong cuộc sống - đó chính là cái nghiệp của mỗi con người. Vậy thì bao giờ trả hết nghiệp? Đây chính là thắc mắc muôn thuở của đời người. 

Có thể thấy, nghiệp nặng hay nghiệp nhẹ còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó bao gồm cả việc biết bản thân của mình sai và sửa sai như thế nào. Khi làm được điều này thì sẽ giúp cho chúng ta nhận được sự kính trọng của người khác và khiến cho lòng trở nên nhẹ nhõm và thư thái hơn. Cũng nhờ thế mà nghiệp cũng sẽ vơi nhẹ đi. 

Ý nghĩa của sám hối trong đạo Phật là gì?

Có thể thấy, cả cuộc đời này ai cũng đều sẽ tạo ra rất nhiều cái tội và cứ thế tiếp diễn hết kiếp này cho đến kiếp khác, nó vô tận mãi chẳng dừng lại. Bởi vì chúng ta là người phàm, bị những suy nghĩ phàm tục và cái lợi trần thế, sống trong sự u mê nên luôn có những suy nghĩ cũng như hành động sai trái từ đó gây tổn hại cho những người khác. Cũng từ đó mà hình thành nên tội nghiệp - nghĩa là cái nghiệp bởi tội lỗi mà gây ra. 

Mặc dù vậy thì những tội nghiệp đó không phải chỉ đời này mới có mà nó đã tích tụ từ kiếp trước, nhiều kiếp trước của chúng ta ở trong quá khứ. Đó cũng chính là lý do mà chúng ta mãi quẩn quanh vòng luân hồi nhân - quả bởi những tội nghiệp mà bản thân tạo nên. 

Ở trong lời Phật dạy về sám hối cũng giúp cho chúng ta hiểu ra được rằng, những tội lỗi ở trên đời đều do 10 điều ác từ “thân” (hành động), “khẩu” (lời nói), “ý” (suy nghĩ) gây nên. 

Vậy nên, những người đã gây ra lỗi lầm với người khác thì thường thấp thỏm không yên lòng, lương tâm cắn rứt hoặc gặp phải những chuyện không may sau này. Nhưng một khi thành tâm sám hối thì sẽ thấy lòng nhẹ nhõm hơn, tâm hồn cũng thanh thản hơn. 

Sám hối cũng còn giúp diệt trừ đi những tính xấu và ngăn chặn những lỗi lầm có thể phát sinh ở trong tương lai. Nhờ thế mà con người sẽ trả dần được nghiệp của kiếp này cũng như tiêu trừ đi tội lỗi của quá khứ để tương lai trở nên nhẹ nhàng hơn. 



Có thể thấy, cả cuộc đời này ai cũng đều sẽ tạo ra rất nhiều cái tội và cứ thế tiếp diễn hết kiếp này cho đến kiếp khác, nó vô tận mãi chẳng dừng lại
Có thể thấy, cả cuộc đời này ai cũng đều sẽ tạo ra rất nhiều cái tội và cứ thế tiếp diễn hết kiếp này cho đến kiếp khác, nó vô tận mãi chẳng dừng lại

Đức Phật dạy các cách sám hối

Lời Đức Phật dạy về sám hối rằng, mọi tội lỗi đều do cái tâm của con người tạo ra. Những kẻ gieo giống xấu thì sẽ ăn trái dâu dở còn người trồng giống quý thì được hưởng quả ngon ngọt. Tội lỗi do tâm gây ra thì cũng phải từ tâm mà sám hối.

Sám hối từ thân nghiệp trước và tiếp theo là sám hối nghiệp của miệng. Nếu như đời trước đã tạo khẩu nghiệp thì đời này dù có nói đúng và nói mỏi miệng thì cũng chẳng có ai nghe. Trên bước đường tu, chúng ta phải biết tránh xa các nghiệp từ miệng. Nói đúng và nói đủ cũng như nói những điều có chất lượng. Còn một khi dính vào điều thị phi thì tốt nhất mình ít nói hoặc không nói, có như thế thì lỗi lầm mới sẽ không sinh ra và lỗi cũ cũng sẽ tự tiêu trừ. 

Một khi sám hối thân, giữ khẩu nghiệp thanh tịnh và tiếp đến là phải sám ba nghiệp của ý là tham - sân - si. Ba nghiệp này chính là nguồn cơn  của mọi tội lỗi. Không nên để những suy nghĩ tham lam, bực tức và đố kỵ điều khiển lời nói cũng như hành động của chúng ta. 

Một khi lòng đang bực thì làm gì hay nói gì cũng chẳng tốt. Lòng đang tham thì nhìn nhận chẳng thể khách quan được. Lòng đang ghen ghét thì nhìn cái gì cũng thấy xấu xa. 

Sám hối hết thảy tham - sân - si để cho tâm có thể lắng yên, trí tuệ minh mẫn sẽ thấy được những điều tốt đẹp của cuộc đời. Đó mới chính là sám hối chân chính.



Ở trong lời Phật dạy về sám hối cũng giúp cho chúng ta hiểu ra được rằng, những tội lỗi ở trên đời đều do 10 điều ác từ “thân” (hành động), “khẩu” (lời nói), “ý” (suy nghĩ) gây nên
Ở trong lời Phật dạy về sám hối cũng giúp cho chúng ta hiểu ra được rằng, những tội lỗi ở trên đời đều do 10 điều ác từ “thân” (hành động), “khẩu” (lời nói), “ý” (suy nghĩ) gây nên

Đức Phật dạy về sám hối rằng, thực tế có xóa sạch đi mọi tội lỗi hay không thì không quan trọng, quan trọng là việc chúng ta nhận thức được việc bản thân đang làm là tốt hay xấu để kiểm soát và để thay đổi lời ăn tiếng nói trong cuộc sống mỗi ngày. 

Khi nhìn vào cách mà người khác đối xử với mình thì sẽ biết được quá khứ kiếp trước chúng ta đã làm sai chuyện gì. Chính vì thế mà hãy lấy cuộc đời này làm gương soi để chúng ta biết bản thân nên làm điều gì. 

Đời con người chính là một quá trình tu thành yêu cầu phải không ngừng nỗ lực vượt qua những nhược điểm của bản thân. Chỉ có thế mới xóa bỏ được những tạp niệm, tâm ma khiến chúng ta lầm đường lạc lối để có thể tìm được sự yên bình ở trong tâm hồn. Khi biết sám hối chính là chân lý của đạo Phật - điều này cũng sẽ giúp cho chúng ta tránh được sự đố kỵ hay những phiền phức không đáng có. Lúc đó, phúc báo sẽ đến với những người biết sám hối.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Hà Nội: Chủ đầu tư siêu dự án 30.000 tỷ tiếp tục chuyển nhượng hơn 1,5ha "đất vàng"

"Siêu" dự án gần 60.000 tỷ của "đại bàng" Malaysia được Chính phủ tháo gỡ khó khăn

Xu hướng dịch chuyển nhà ở sang các đô thị vệ tinh

Nghịch lý thị trường vàng cận Tết: Chính thống đìu hiu, “chợ đen” tấp nập

Hà Nội "ra tối hậu thư" cho dự án NOXH của Liên danh Handico - Viglacera

Vành đai 4 thi công "xôi đỗ": Người dân có tâm lý chờ áp dụng quy định mới

Dự án "treo" 16 năm tại huyện Đan Phượng bị Hà Nội chính thức "khai tử"

Hà Nội duyệt quy hoạch đô thị có trường đua ngựa 420 triệu USD

Tin mới cập nhật

3 ông lớn công nghệ Mỹ cùng tiến hành một “dự án cơ sở hạ tầng AI lớn nhất trong lịch sử”

2 ngày trước

Chuyên gia chỉ ra các "nút thắt" đang cản trở phát triển nhà ở xã hội

2 ngày trước

Nhà đầu tư đổ xô "gom" đất nền dịp cận Tết

2 ngày trước

Doanh nghiệp TP.HCM lại “đau đầu” với giá thuê đất

2 ngày trước

NOXH cũ tăng giá: Chuyên gia đề xuất nâng thời hạn chuyển nhượng lên 10 năm

3 ngày trước