Cách cúng giao thừa năm 2022 chuẩn nhất
BÀI LIÊN QUAN
Văn khấn Tất niên chiều 30 Tết trong nhà và ngoài trời đầy đủ nhấtCúng tất niên năm 2022 vào ngày nào, giờ nào tốt nhất và cần lưu ý những gì?Mâm cúng tất niên năm 2022 cần chuẩn bị những gì để đón tài lộc, vượng khí vào nhà?Cách cúng giao thừa là gì?
Theo quan niệm của người xưa, mỗi năm sẽ có một vị Hành khiển trông coi việc nhân gian. Khi năm hết Tết đến, vị Hành khiển cũ sẽ bàn giao công việc cho vị thần mới. Bởi vậy, việc cúng giao thừa ngoài trời là để tiễn đưa vị thần năm cũ và đón rước vị thần năm mới.
Cúng giao thừa năm 2022 vào giờ nào, ngày nào?
Và việc cúng giao thừa được xem là nghi lễ dâng hương để “tống cựu nghênh tân”, tức là tiễn các vị thần cũ và chào đón các vị thần mới. Lễ cúng giao thừa năm 2022 sẽ được cử hành vào giờ chính, đó là giờ chính Tý. Tức là từ 12h đêm 30 Tết đến 1h sáng mùng 1 Tết.
Lễ vật cúng giao thừa năm 2022 gồm những gì?
Theo đó, gia chủ sẽ chuẩn bị 2 mâm cúng. Trong đó sẽ có 1 mâm ngoài trời để tạ trời đất, chào đón vị thần năm mới. Còn lại 1 mâm trong nhà để lễ thổ công và gia tiên.
- Lễ vật dâng cúng giao thừa ngoài trời gồm có: Mâm ngũ quả, gạo, muối, hương, đèn, nến, trầu cau, hoa tươi, rượu, nước trắng, gà trống luộc, xôi, chè, quần áo cho các quan…
- Lễ vật cúng giao thừa trong nhà sẽ gồm có: Mâm ngũ quả, hương, hoa, bánh kẹo, mứt tết, đèn nến, rượu. Ngoài ra còn có mâm cỗ mặn với bánh chưng, thịt gà, giò/chả, xôi gấc…
Ý nghĩa của việc cúng giao thừa năm 2022
Mọi người tin rằng, mọi điềm hay dở xảy ra vào khoảnh khắc giao thừa sẽ ảnh hưởng tới mọi người trong gia đình trong năm mới. Vì vậy, trong giờ phút thiêng liêng này, mọi người đều quên đi những điều xấu, điều ác, những điều không may mắn, không hay của năm cũ để đón chào năm mới với những điều mới. Họ sẽ dâng hương, thắp đèn nến, rót rượu rồi đọc văn khấn giao thừa, cầu mong một năm mới an khang, thịnh vượng.
Các vị Hành khiển tương ứng với các năm
Có tổng cộng 12 vị Hành khiển cùng 12 phán quan. Phán quan là vị thần giúp việc cho các vị Hành khiển. Mỗi vị sẽ đương nhiệm một năm dưới dương gian. Cứ sau 12 năm, họ lại luân phiên trở lại.
Vương hiệu của 12 vị Hành khiển cùng các phán quan cụ thể gồm:
- Năm Tý: Chu Vương Hành Khiển, Thiên Ôn hành binh chi thần, Lý Tào phán quan.
- Năm Sửu: Triệu Vương Hành Khiển, Tam Thập lục thương hành binh chi thần, Khúc Tào phán quan.
- Năm Dần: Ngụy Vương Hành khiển, Mộc Tinh hành binh chi thần, Tiêu Tào phán quan.
- Năm Mão: Trịnh Vương Hành khiển, Thạch Tinh hành binh chi thần, Liễu Tào phán quan.
- Năm Thìn: Sở Vương Hành khiển, hoả tinh hành binh chi thần, biểu tào phán quan.
- Năm Tỵ: Ngô Vương Hành khiển, thiên hao hành binh chi thần, hứa tào phán quan.
- Năm Ngọ: Tần Vương Hành khiển, thiên mao hành binh chi thần, ngọc tào phán quan.
- Năm Mùi: Tống Vương Hành khiển, ngũ đạo hành binh chi thần, lâm tào phán quan.
- Năm Thân: Tề Vương Hành khiển, ngũ miếu hành binh chi thần, tống tào phán quan.
- Năm Dậu: Lỗ Vương Hành khiển, ngũ nhạc hành binh chi thần, cự tào phán quan.
- Năm Tuất: Việt Vương Hành khiển, thiên bá hành binh chi thần, thành tào phán quan.
- Năm Hợi: Lưu Vương Hành khiển, ngũ ôn hành binh chi thần, nguyễn tào phán quan.
Cách cúng giao thừa năm 2022 chuẩn nhất
Cách cúng giao thừa ngoài trời
Để tiến hành cúng giao thừa ngoài trời, mâm cúng sẽ gồm các lễ vật như: Hương, đèn/nến, trà, rượu, hoa quả, cỗ chay hoặc cỗ mặn tùy theo điều kiện của gia đình. So với mâm cúng trong nhà, mâm cúng giao thừa ngoài trời không cần quá cầu kỳ. Tuy nhiên, gia chủ vẫn phải chuẩn bị với tất cả lòng thành, chế biến và chuẩn bị tươm tất sạch sẽ.
Vào đúng giờ Tý (tức 23h đêm 30 Tết), gia đình sẽ đặt mâm cúng đúng vị trí. Mâm cúng giao thừa ngoài trời cần phải được đặt ở giữa sân, trước cửa nhà hoặc là nơi cao nhất trong nhà (tầng thượng).
Với những gia đình ở chung cư, không gian nhỏ hẹp, gia chủ có thể đặt mâm cúng giao thừa ngoài trời ở ban công hoặc sảnh lớn tòa nhà. Mâm cúng giao thừa sẽ hướng về căn hộ của mình. Đặc biệt, gia chủ có thể đặt mâm cúng giao thừa hướng về phía Nam để đón Hỷ thần hoặc là đặt về hướng Đông để đón tài thần.
Sau khi tiến hành xong xuôi, gia chủ tiến hành nghi thức tiễn đưa thần cũ và đón thần mới, cầu mong một năm mới may mắn, an khang.
Cách cúng giao thừa trong nhà
Mâm cúng giao thừa trong nhà gồm những lễ vật như mâm cúng ngoài trời nhưng có thêm trầu cau, tiền vàng, mâm ngũ quả, bánh kẹo, mứt tết. Mâm cỗ mặn sẽ không bày lên bàn thờ mà đặt ở dưới bàn thờ hoặc bàn khác.
Đối với mâm cúng giao thừa trong nhà, dù là cúng chay hay cúng mặn, mâm cúng phải được đặt trên một chiếc bàn nhỏ và phía dưới bàn thờ. Đặc biệt, bàn thờ chính chỉ nên đặt hoa tươi, mâm ngũ quả, tiền và vàng mã. Ngoài ra, bàn thờ chính cũng có thể bày thêm những đồ ăn chay thanh tịnh như xôi, chè các loại.
Sau khi bày lễ và bày xong mâm cúng, người lớn tuổi nhất trong gia đình hoặc người chủ gia đình sẽ ăn mặc chỉnh tề, súc miệng rượu thơm rồi đốt đèn nến, hương thơm. Họ thành kính cúng giao thừa, khấn thần linh, mời ông bà tổ tiên về ăn Tết với con cháu.
Lễ cúng giao thừa trong nhà cần hoàn thành trước 1h sáng mùng 1 Tết. Mỗi gia đình nên chuẩn bị kỹ lưỡng để lễ cúng được diễn ra thong thả.
Lưu ý: Thông thường, người cử hành lễ cúng giao thừa thường là đàn ông, người lớn tuổi nhất trong nhà và là chủ của gia đình. Với những gia đình không có đàn ông, họ có thể thay bằng chủ nữ.
Trước ngày làm lễ cúng giao thừa năm 2022, người đứng làm lễ cúng cần phải tắm rửa sạch sẽ. Đặc biệt, họ cần phải kiêng làm chuyện vợ chồng trước 2 ngày, không ăn các món phạm tứ linh, ngũ phương long mạch như cá chép, thịt chó, thịt mèo,...