meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Mâm cúng tất niên năm 2022 cần chuẩn bị những gì để đón tài lộc, vượng khí vào nhà?

Thứ năm, 20/01/2022-15:01
Mâm cúng tất niên thường được thực hiện vào ngày cuối cùng của tháng Chạp, không chỉ mang ý nghĩa đoàn tụ, gắn kết các thành viên trong gia đình, bữa cơm tất niên còn giúp mọi người nhìn nhìn lại một năm đã qua và chuẩn bị cho năm mới sắp đến.

Ý nghĩa và nguồn gốc của lễ cúng tất niên

Cúng tất niên là một phong tục tập quán lâu đời của người Việt Nam. Tất niên tức là kết thúc một năm cũ và bắt đầu cho một năm mới với những khởi đầu mới. Lễ cúng tất niên ban đầu được hiểu như buổi lễ thông báo hoàn tất công việc trong năm, tức cúng các tổ nghề đã phù hộ cho công việc làm ăn, nhưng do không phải thợ nào cũng có vị tổ nghề rõ ràng nên dần dà, mọi nhà đều cúng. Lễ cúng thường được thực hiện vào các ngày từ 23 đến 29 hoặc 30 Tết.

Phong tục cúng tất niên của người Việt mang nét đẹp văn hóa, vào ngày này, mọi thành viên trong gia đình thường quây quần bên nhau, cùng nhìn lại một năm đã qua, cùng nhau đón giao thừa và nhắn gửi những lời chúc tốt đẹp nhân dịp năm mới. Tận hưởng không khí ấm cúng và tràn ngập niềm vui bên cạnh gia đình sau một năm tất bật làm việc, học tập.

Vì tất niên luôn mang ý nghĩa tích cực và cũng là phong tục lâu đời của người Việt nên phần lớn các công ty, xí nghiệp, tập đoàn... thường tổ chức tiệc tất niên vào những buổi tối cuối năm để ăn mừng công việc, những dự án thành công, sự phát triển của công ty trong năm qua đồng thời đón năm mới đang đến gần. 


Cúng tất niên là một phong tục lâu đời của người Việt
Cúng tất niên là một phong tục lâu đời của người Việt

Mâm cúng tất niên cuối năm gồm những gì?

Mâm cúng tất niên không cần phải quá cầu kỳ, miễn sao thể hiện được lòng thành của người cúng để tri ân thần linh, tổ tiên... đã phù hộ độ trì gia đình trong một năm qua. 

Để ghi nhận thời khắc linh thiêng chuyển giao giữa năm cũ và năm mới này, người ta thường chuẩn bị hai mâm cỗ, một mâm cúng tại bàn thờ gia tiên và một mâm cúng ngoài trời ở khoảng sân trước nhà. Mâm cúng tất niên sẽ tùy theo điều kiện kinh tế của gia đình, chủ yếu thể hiện tấm lòng của người cúng để tri ân đất, trời, thần linh đã phù hộ gia đình trong năm qua.

Lễ vật cúng tất niên trước hết sẽ cần hương và đèn, theo dân gian hương là tượng trưng cho tinh tú, là sự kết nối giữa âm và dương, còn đèn là tượng trưng cho mặt trăng, mặt trời (vì vậy phải luôn có 2 cây đèn ở hai bên bàn thờ). Tùy theo văn hóa tín ngưỡng của từng gia đình, từng vùng miền sẽ có thêm những lễ vật khác nhau để tượng trưng cho tấm lòng của gia đình, sau đó là đến mâm cỗ.

Mâm cúng tất niên có thể thịnh soạn hoặc thanh đạm, tuy nhiên không thể thiếu một số thành phần bắt buộc theo phong tục của người Việt, bên cạnh hương hóa, vàng mã, đèn nến thì còn có thêm trầu cau, rượu, trà, bánh chưng... được bày biện trang nghiêm.

Mâm cúng tất niên ở từng vùng miền

Mâm cúng tất niên thường được các gia đình chuẩn bị thịnh soạn hơn ngày thường. Tùy từng vùng miền sẽ có những đặc trưng riêng. 

Mâm cúng tất niên miền Bắc

Theo phong tục của người miền Bắc thì mâm cúng tất niên phải đủ 4 bát 4 đĩa đối với cỗ nhỏ. Với cỗ lớn thì phải là 6 bát 6 đĩa hay 8 bát 8 đĩa, thậm chí có những mâm cỗ xếp cao hai, ba tầng. Đĩa cúng tất niên không thể thiếu các món gồm: Thịt gà, thịt lợn, giò, chả quế. Ngoài ra, các gia đình miền Bắc thường làm thêm một đĩa xôi gấc để cầu mong cả năm may mắn ngập tràn.




Mâm cúng tất niên miền bắc
Mâm cúng tất niên miền bắc

Bốn bát trên mâm cúng tất niên gồm: Bát móng giò hầm măng, bát miến nấu lòng gà, bát bóng thẻ, bát mọc nấm thả. Bánh chưng, hành muối và nem rán cũng là những món thường xuất hiện trên mâm cúng. Bên cạnh đó, các gia đình cũng có thể thêm một số món tùy theo khẩu vị như thịt đông, nộm,...

Mâm cúng tất niên miền Trung

Đối với mâm cỗ tất niên miền Trung không yêu cầu 4 bát 4 đĩa như miền Bắc, nhưng cũng có những món đặc sản như: Giò lụa, thịt lợn, thịt gà, măng khô, miến xào, ram. Tất nhiên cũng không thể thiếu bánh chưng, bánh tét ăn kèm cùng một đĩa dưa muối.

Mâm cúng tất niên miền Nam

Với đặc điểm khí hậu nắng nóng, mâm cơm tất niên của người miền Nam thường ưu tiên những món nguội. Cỗ cúng sẽ gồm có: Bánh tét kèm đĩa củ cải ngâm mắm, canh khổ qua nhồi thịt, canh măng nấu (dùng măng tươi thay măng khô), thịt kho tàu, đĩa gỏi tôm thịt, đĩa nem, đĩa thịt heo luộc, đĩa dưa giá, đĩa chả giò và không thể thiếu củ kiệu.




Mâm cúng tất niên miền Nam
Mâm cúng tất niên miền Nam

Gợi ý mâm cúng tất niên chay thịnh soạn và dễ làm tại nhà

Canh rau củ: Cà chua rửa sạch thái miếng cau, khoai tây, cà rốt gọt vỏ, bổ miếng vừa ăn. Phi hành thơm rồi cho cà chua vào đảo chín mềm, sau đó cho khoai tây vào đảo cùng trước, thêm nước lọc, đun sôi khoảng 5 phút thì cho cà rốt vào. Khi thấy khoai chín mềm thì cho hành lá, gia vị rồi tắt bếp.

Rau củ luộc: Súp lơ cắt miếng vừa ăn, cà rốt nạo vỏ, tỉa hình hoa. Đun nồi nước sôi, thêm chút muối ăn, khi nước sôi cho súp lơ vào luộc trước tầm 3 phút rồi cho cà rốt vào luộc sôi thêm 2 phút.

Giò, chả chay: Mua tại cửa hàng bán đồ chay

Hành muối: Hành củ mua về ngâm với nước vo gạo qua đêm, rửa sạch rồi vớt ra lột vỏ bên ngoài và cắt phần rễ nhưng đừng quá sát. Để ráo nước rồi phơi hành ngoài trời cho héo bớt. 

Đun đường và giấm theo tỉ lệ 1:1 rồi để thật nguội. Xếp hành vào hũ thủy tinh, xếp củ to xuống dưới, củ nhỏ lên trên rồi đổ nước giấm đường ngập mặt hành. Dùng tấm nan tre chèn cho hành đỡ bị nổi lên trên mặt nước. Để chỗ thoáng mát sau 5-7 ngày là dùng được.

Rau, củ xào: Cà rốt gọt vỏ, tỉa hoa. Su hào gọt vỏ, rửa sạch thái miếng mỏng vừa ăn. Phi thơm hành với chút dầu ăn rồi cho cà rốt và su hào đảo đều. Để xào trên bếp tầm 3 phút với lửa vừa sau đó nêm gia vị rồi tắt bếp.

Xôi gấc: Gạo nếp đem ngâm qua đêm, vo lại để ráo nước. Gấc lấy phần ruột, thêm chút rượu vào ruột gấc, sau đó trộn đều cùng gạo nếp, có thể để nguyên hạt hoặc bỏ hạt. Xóc gạo cùng chút muối trắng. Cho xôi vào nồi hấp. Khi thấy nước sôi tầm 20 phút là xôi chín, dùng đũa xới đều, có thể thêm chút đường và dầu ăn nếu muốn.

Nem chay chiên: Đậu phụ nghiền nhỏ, mộc nhĩ ngâm cho nở rồi thái chỉ. Cho đậu xanh, đậu phụ, mộc nhĩ, su hào, cà rốt (nạo sợi) cùng 2 thìa bột ngô, gia vị vào trộn đều. Nhẹ nhàng cuốn nem cho gọn và đều. Đặt chảo lên bếp, thêm dầu ăn, đợi dầu nóng thì cho nem vào chiên đều 2 mặt.




Gợi ý mâm cúng tất niên chay thịnh soạn
Gợi ý mâm cúng tất niên chay thịnh soạn

Mâm cúng tất niên đặt ở đâu?

Thông thường, mâm cúng tất niên sẽ được đặt tại nơi thờ cúng thần phật, tô tiên của gia đình. Vì đây là lễ cúng thiên địa, vì vậy không gian cúng và mâm lễ nên đặt ở nơi có sự giao thoa giữa đất trời cùng vạn vật. Ở một số nơi, mâm cúng tất niên còn được đặt ở ngoài trời.

Trong thời gian tiến hành lễ cúng, gia chủ lưu ý nên mở hết cửa để vận khí được lưu thông, như vậy mới có nhiều phúc lành, may mắn.
 

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Những yếu tố nhận biết căn nhà xấu về phong thuỷ, càng ở càng mất lộc

Khám phá căn nhà 6 tầng được bố trí độc đáo từng tầng riêng biệt

5+ kiểu nhà cần phải tránh xa nếu không muốn phá vỡ không gian tổ ấm

Nhà 3 tầng với mặt tiền đóng mở linh hoạt nhìn ra cầu Rồng Đà Nẵng

Cải tạo căn nhà ống cũ kỹ thành "homestay thu nhỏ" tràn ngập không gian xanh

Căn hộ gần 100 tuổi ở phố cổ Hà Nội "lột xác" với phong cách farmhouse châu Âu

Bên trong đậm chất lãng mạn và nghệ thuật của căn nhà có vẻ bề ngoài thô mộc

Ngôi nhà 350 m2 ở Bạc Liêu thiết kế sáng tạo với giếng trời và không gian mở

Tin mới cập nhật

Bảng giá đất làm chi phí chuyển đổi một nền đất từ 200-300 triệu lên 1-2 tỷ đồng

23 giờ trước

ĐBQH lo ngại “cơn sóng sốt đất” nếu thí điểm mở rộng đất cho nhà ở thương mại

23 giờ trước

Chung cư hạng sang, siêu sang chiếm tỷ trọng ngày càng lớn trong tổng nguồn cung

1 ngày trước

Thống đốc NHNN: Chưa tăng giải ngân cho vay nhà ở xã hội trong ngắn hạn

1 ngày trước

Đất nền Thanh Oai trước thềm đấu giá: Người bán người mua đều dè dặt, giao dịch nhỏ giọt

1 ngày trước