Cách chức là gì? Những quy định liên quan đến cách chức
BÀI LIÊN QUAN
Người Thông Minh Là Người Như Thể Nào?Thói quen giúp người thật thà không bị thua thiệt trong cuộc sốngKhái niệm cách chức là gì?
Cách chức là một trong năm chế tài kỷ luật tại các tổ chức, doanh nghiệp, cơ quan hiện nay bao gồm: Khiển trách, cảnh cáo, hạ tầng, cách chức và buộc thôi việc. Cách chức là việc người có thẩm quyền đưa ra quyết định cho những người được bổ nhiệm đang giữ một vị trí cụ thể nào đó thôi không giữ vị trí đó nữa vì những vi phạm pháp luật thuộc phạm vi quyền hạn, nhiệm vụ dù chưa hết nhiệm kỳ hoặc thời hạn bổ nhiệm.
Điều kiện để đưa ra hình thức kỷ luật cách chức là gì?
Đối với bất kỳ hình thức kỷ luật nào cũng phải có những điều kiện nhất định để có thể tiến hành đưa ra những quyết định chính xác nhất. Hình thức cách chức xảy ra trong các điều kiện như sau:
- Đối tượng vi phạm pháp luật có liên quan đến nhiệm vụ, quyền hạn của bản thân.
- Đối tượng không còn có được sự tín nhiệm và trách nhiệm trong công việc được giao.
- Cách chức chỉ được áp dụng cho các cán bộ được phê chuẩn về việc được giữ chức vụ theo các nhiệm kỳ và các đối tượng là công chức giữ chức vụ quản lý, lãnh đạo.
Đối tượng bị áp dụng hình thức kỷ luật cách chức
Các đối tượng bị áp dụng hình thức kỷ luật này bao gồm:.
- Cách chức là hình thức được áp dụng chung cho các cán bộ, công nhân viên chức. Cách chức chỉ áp dụng cho cán bộ giữ chức vụ theo nhiệm kỳ, công chức là chức vụ lãnh đạo, quản lý, viên chức là quản lý.
- Khi đã bị cách chức thì các cán bộ, công nhân viên chức không được đào tạo, bổ nhiệm, nâng ngạch trong vòng 24 tháng kể từ ngày bị cách chức.
- Bị cách chức do vấn đề tham nhũng thì sẽ không được bổ nhiệm vào các vị trí lãnh đạo, quản lý
Hậu quả pháp lý của cách chức là gì?
- Các cán bộ, công nhân viên chức sẽ bị hạ xuống cấp bậc thấp hơn trong một tổ chức, đơn vị.
- Trong trường hợp không còn chức vụ lãnh đạo, quản lý cấp thấp nữa thì sẽ bị hạ xuống không còn chức vụ.
Thời hạn của hình thức kỷ luật cách chức
Theo Điều 80 Bộ luật cán bộ, công chức đã được sửa đổi, bổ sung tại khoản 16 Điều 1 luật sửa đổi, bổ sung thêm một số điều luật của luật cán bộ, công chức và luật viên chức.
Thời hạn kỷ luật đối với viên chức được xử lý theo điều 53 luật viên chức được sửa đổi, bổ sung tại khoản 7 điều 2 luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật cán bộ, công chức và luật viên chức.
Không tính vào thời hạn xử lý kỷ luật đối với: Thời gian chưa xem xét hình thức kỷ luật với các trường hợp tại điều 3 nghị định 112/2020/NĐ-CP. Thời gian điều tra, truy tố, xét xử theo thủ tục tố tụng hình sự ( nếu có). Thời gian thực hiện khiếu nại hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Toà án về quyết định xử lý kỷ luật cho đến lúc đưa ra quyết định kỷ luật thay thế quyết định của cấp có thẩm quyền.
Các cơ quan, đơn vị, tổ chức có thể đưa ra quyết định tạm đình chỉ công tác trong thời gian xem xét, tiếp tục làm việc sẽ gây ra khó khăn cho việc quyết định xử lý kỷ luật. Thời hạn tạm đình chỉ không quá 15 ngày, tuy nhiên sẽ có trường hợp cần có thời gian kéo dài nhưng cũng không được quá 15 ngày.
Nếu các cán bộ, công nhân viên chức bị tạm giam để điều tra được tính là thời gian nghỉ việc có lý do, hết thời hạn nếu không bị kỷ luật sẽ được bố trí làm việc ở vị trí cũ.
Trường hợp sẽ bị áp dụng hình thức kỷ luật cách chức
Áp dụng hình thức kỷ luật cách chức đối với các cán bộ, công chức, viên chức thuộc trong những trường hợp như sau:
- Công chức giữ vị trí lãnh đạo, quản lý đã bị kỷ luật bằng hình thức giáng chức theo quy định tại Điều 11 Nghị định 112/2020 mà tái phạm hoặc đã bị xử lý bằng các hình thức cảnh cáo theo quy định tại Điều 9 Nghị định mà vẫn tái phạm.
- Vi phạm lần đầu, gây hậu quả nghiêm trọng thuộc một trong những quy định tại Khoản 3 Điều 9 Nghị định 112/2020/NĐ-CP.
- Vi phạm lần đầu, gây hậu đặc biệt nghiêm trọng thuộc một trong những trường hợp quy định tại Điều 8 Nghị định 112/2020/NĐ-CP nhưng chưa đến mức bị buộc phải nghỉ việc, có thái độ tiếp thu, khắc phục hậu quả đã gây ra và có nhiều tình tiết giảm nhẹ.
- Các giấy tờ để được bầu cử, bổ nhiệm, phê chuẩn không hợp lệ.
- Vi phạm quy định pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước
- Vi phạm pháp luật về khiếu nại, tố cáo
- Vi phạm về quy định về về quy chế tập trung dân chủ, tuyên truyền, phá ngôn về bảo vệ chính trị nội bộ
- Vi phạm quy định về đầu tư đất đai, xây dựng, tài nguyên môi trường, tài chính, quản lý và sử dụng tài sản công trong quá trình thực thi công vụ.
Các quy định của việc áp dụng kỷ luật cách chức đối với cán bộ, công chức lãnh đạo và quản lý
Thẩm quyền xử lý kỷ luật
- Cấp thẩm quyền phê chuẩn, quyết định phê duyệt kết quả bầu cử thì có thẩm quyền xử lý theo hình thức kỷ luật, trừ các trường hợp chức vụ do Quốc hội phê chuẩn.
- Đối với chức danh trong Quốc hội thì sẽ do Thủ tướng chính phủ đưa ra quyết định kỷ luật.
- Đối với công chức lãnh đạo, quản lý, người đứng đầu cơ quan, tổ chức hoặc đơn vị có thẩm quyền bổ nhiệm sẽ tiến hành áp dụng hình thức kỷ luật và quyết định định kỷ luật.
- Công chức không giữ vị trí lãnh đạo, quản lý, người đứng đầu cơ quan quản lý, người đứng đầu cơ quan phân cấp quản lý sẽ tiến hành quyết định và áp dụng hình thức kỷ luật.
- Công chức biệt phái, người đứng đầu nơi công chức được cử đến biệt phái sẽ tiến hành quyết định hình thức kỷ luật.
Nguyên tắc xử lý hình thức kỷ luật cách chức
Mọi hình thức kỷ luật đều có những nguyên tắc riêng để đưa ra quyết định đúng đắn nhất, với hình thức cách chức cũng có những nguyên tắc riêng:
- Người quyết định và áp dụng hình thức kỷ luật cách chức phải chứng minh được cán bộ, công chức, viên chức là người sai phạm.
- Phải có sự tham gia của tất cả những người có thẩm quyền tại đơn vị, tổ chức mà người bị kỷ luật đang làm việc.
- Việc xử lý kỷ luật cách chức phải được ghi thành biên bản cụ thể, rõ ràng.
Lời kết
Qua biết viết trên, chúng ta đã đi tìm hiểu về định nghĩa "cách chức là gì?", các điều kiện, đối tượng của hình thức cách chức và các trường hợp sẽ bị cách chức. Hy vọng rằng những thông tin trên sẽ giúp bạn có cái nhìn rõ hơn về một trong những hình thức kỷ luật của cán bộ, công chức và viên chức