Chống thấm trần nhà ngăn ngừa triệt để tình trạng đọng nước, ố vàng
Tình trạng trần nhà bỗng xuất hiện những vết rạn nứt, loang màu hay thậm chí là đọng nước đều xuất phát từ nguyên nhân không áp dụng cách chống thấm trần nhà hợp lý. Vì thế chống thấm trần nhà không chỉ cần thiết mà còn vô cùng quan trọng đối với chất lượng nhà ở, nếu không áp dụng đúng cách sẽ dẫn đến những hậu quả đáng tiếc.
Có thể bạn quan tâm:
Cách chống thấm trần nhà hiệu quả nhất
Cách chống thấm trần nhà bằng keo chuyên dụng
Những vật liệu cần chuẩn bị
- Keo PU trương nở chuyên dụng để chống thấm trần nhà bê tông;
- Phụ gia chống thấm: sử dụng chất Sika Latex trộn vữa bê tông quét phủ lên trên;
- Máy bơm keo chống thấm;
- Hóa chất chống thấm gốc xi măng, có độ đàn hồi và khả năng thẩm thấu tốt.
Các bước thực hiện chống thấm trần bằng keo chuyên dụng
- Khoanh vùng vị trí cần thi công;
- Đục khoét sạch các rãnh nứt và vệ sinh trần nhà;
- Gắn kim bơm keo tại các vị trí mà trần nhà đã bị nứt rồi đổ một lớp keo PU vào bình được gắn ở máy bơm, dùng bình bơm keo vào kim đã gắn;
- Trám các vị trí đã đục khoét lại;
- Cuối cùng là quét 1 lớp phụ gia chống thấm trần nhà - Sika Latex lên trên. Đợi lớp thứ nhất khô thì quét thêm 2 lớp hóa chất lên trên.
Cách chống thấm trần nhà bằng nhựa đường
Những vật liệu cần chuẩn bị
- Màng dán nhựa đường Bitum;
- Phụ gia dành riêng cho chống thấm trần nhà - Asphalt Primer;
- Những dụng cụ hỗ trợ khác: đèn khò khí gấ, cây lăn, bay quét…
- Vật liệu khác: Vữa xi măng đàn hồi, gạch ốp chống nóng.
Các bước thực hiện chống thấm trần bằng nhựa đường
- Trước khi thực hiện những cách chống thấm trần nhà bị nứt, bao giờ bạn cũng nên vệ sinh lại bề mặt trần nhà cũng như vị trí thi công;
- Quét một lớp phụ gia chống thấm trần Asphalt Primer lót lên mặt sàn;
- Đốt nóng màng Bitum chảy bằng đèn khò khí gas, sau đó dùng thanh lăn để dàn trải màn Bitum đều khắp bề mặt của trần nhà. Tiếp đến là dùng bay miết chặt những phần mép, phần rìa của màng để tăng khả năng bám dính của nhựa đường;
- Kiểm tra lại chất lượng của lớp chống thấm trần nhà bê tông bằng cách ngâm nước, nếu màng có thể ngăn được nước tức là đã hoàn thiện các bước thi công;
- Cuối cùng hãy quét vữa xi măng đàn hồi một lớp có độ dày khoảng 2 đến 3 cm để bảo vệ màng dán nhựa đường, đồng thời cũng thiết kế một độ dốc để định hướng đường nước chảy đúng vào rãnh ống thoát.
Cách chống thấm trần nhà bằng miếng dán
Điều kiện chống thấm trần nhà bê tông bằng cách sử dụng miếng dán
Khác với những cách được giới thiệu trên, cách chống thấm này đòi hỏi bề mặt trần nhà cần chống thấm phải đáp ứng đủ những yêu cầu sau:
- Bề mặt của không gian thi công phải thật chắc, đặc, đồng thời phải khô ráo và sạch sẽ;
- Loại bỏ lớp bụi bẩn, cặn xi măng, lớp sơn, lớp gỉ sét và những vật liệu bám dính trên bề mặt bằng cách sử dụng dụng cụ đánh mài bằng tay hay cơ khí đều được;
- Tẩy sạch hoàn toàn dung môi đối với bề mặt trần nhà là kim loại hoặc nhựa;
- Với những bề mặt bị rỗ bê tông, vữa thì có thể tăng tính kết dính bằng lớp lót Bitumen, nhưng phải chờ 1 giờ đồng hồ để lớp lót khô;
- Điều kiện môi trường phải đảm bảo nhiệt độ thấp nhất là +50C và nhiệt độ tối đa là +400C. Nếu môi trường có nhiệt độ dưới 100C thì băng trám phải kín và làm nóng bằng dụng cụ khò bề mặt trước và trong suốt lúc thi công chống thấm.
Điều kiện chống thấm trần nhà bằng miếng dán
Các bước thực hiện chống thấm trần bằng miếng dán
- Bước đầu tiên là cắt băng để trám kín theo chiều dài yêu cầu, tháo màng bảo vệ;
- Dùng con lăn để ấn mạnh lên bề mặt một lựa vừa phải;
- Các mối nối chồng lên nhau độ dài tối thiểu 5cm;
- Làm nóng băng keo chống thấm bằng dụng cụ sấy thổi hơi nóng để tăng độ bám dính của miếng dán trên trần nhà.
Nên chống thấm trần nhà bê tông khi nào?
Hiện nay, trần nhà bê tông được sử dụng khá phổ biến. Thế nhưng vấn đề thường xảy ra với trần nhà bê tông là dễ xuất hiện tình trạng đọng nước, thấm nước, rò rỉ nước. Những vết loang màu, những vết rạn chân chim sẽ dần dần lan rộng và cuối cùng là làm hỏng kết cấu trần nhà do không được áp dụng cách phù hợp.
Như vậy, chống thấm trần nhà bê tông là một cách phòng bệnh hiệu quả là với điều kiện môi trường nước ta có độ ẩm khá cao. Nên thực hiện chống thấm sau khi hoàn thành giai đoạn thi công thô cho ngôi nhà, hoặc áp dụng các biện pháp chống thấm khi vừa hoàn thiện ngôi nhà để hạn chế tối đa những tình trạng thấm, đọng nước xảy ra.
Tại sao phải tìm hiểu cách chống thấm trần nhà?
Đã có không ít trường hợp thực hiện cách chống thấm trần nhà bị nứt, đọng nước, loang màu nhưng không thành công, vẫn xuất hiện tình trạng dột, đọng nước trên trần nhà vì những nguyên do sau đây:
- Sử dụng vật liệu, chất liệu thi công không tốt, không chất lượng nên mỗi khi mưa lớn sàn nhà sẽ dễ dàng bị nứt, gãy, xuất hiện những vết rạn chân chim;
- Những trường hợp nứt sàn mái là do bê tông bị co ngót hoặc do nhiệt độ môi trường và trong nhà bị chênh lệch, mưa nắng thất thường, đặc biệt là vào mùa đông sẽ xuất hiện tình trạng sốc nhiệt của bê tông;
- Sự thay đổi cấu trúc của các vật liệu bao quanh sàn trần nhà làm tách lớp và thấm nước và điều hiển nhiên;
- cống thấm trần nhà bị nứt sử dụng những vật liệu chống thấm không đạt tiêu chuẩn, chất lượng không được đảm bảo nên dễ bị ảnh hưởng của thời tiết;
- Bỏ qua bước thử nước trước khi ốp gạch chống nóng. Như đã nói thì đây là một bước khá quan trọng mà hầu hết những phương pháp chống thấm trần nhà bê tông nào cũng phải trải qua bước này để kiểm tra tiến độ thi công;
- Hệ thống thoát nước trên sân thượng đã bị hỏng hoặc thiết kế không thực sự đạt yêu cầu cho việc thi công chống thấm trên trần nhà;
- Giữa các mối nối của sàn bê tông cũ và sàn mới không chặt chẽ nên nước dễ thấm qua những khe nối này.
Trên đây là tất cả những thông tin về cách chống thấm trần nhà hiệu quả, và đảm bảo độ bền theo thời gian. Hy vọng rằng bạn sẽ lựa chọn được một phương pháp chống thấm cho trần nhà phù hợp với điều kiện, khả năng. Càng áp dụng thi công chống thấm sớm thì sẽ ngăn ngừa những sự cố làm ảnh hưởng đến chất lượng ngôi nhà.
Có thể bạn quan tâm:
Trên đây là bài viết chia sẻ Chống thấm trần nhà ngăn ngừa triệt để tình trạng đọng nước, ố vàng, hi vọng đã cung cấp thêm nhiều thông tin hữu ích cho bạn. Ngoài ra còn có có rất nhiều bài viết hay khác tại chuyên mục TẠI ĐÂY – Chuyên trang về giải pháp xây dựng mới nhất tại Việt Nam và trên thế giới. Cập nhập thông tin đầy đủ nhất về các công nghệ mới được áp dụng trong lĩnh vực xây dựng, tư vấn thiết kế, trang trí nội ngoại thất và thi công công trình.