meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Các ngân hàng “than” thiếu cơ sở pháp lý để triển khai các giải pháp hỗ trợ sau bão

Thứ hai, 23/09/2024-08:09
Mới đây, tại buổi làm việc với Ngân hàng Nhà nước (NHNN)bàn về triển khai giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp, người dân bị ảnh hưởng bởi bão số 3, các ngân hàng cho biết đang thiếu cơ sở pháp lý để triển khai các giải pháp hỗ trợ khách hàng trên diện rộng.

Khách hàng mong mỏi được vay mới

Theo số liệu của Vụ Tín dụng các ngành kinh tế (NHNN), tính đến ngày 17/9 có khoảng 73.000 khách hàng bị ảnh hưởng do bão số 3 với dư nợ ước tính khoảng 94.000 tỉ đồng.

Còn theo thống kê sơ bộ của 4 ngân hàng thương mại gồm BIDV, Vietcombank, Agribank và Vietinbank có khoảng 13.494 khách hàng bị ảnh hưởng với số dư nợ ước tính 191.457 tỉ đồng. Số lượng khách hàng và dư nợ bị ảnh hưởng dự kiến sẽ còn gia tăng. 

Rất nhiều khách hàng trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn bị thiệt hại nặng nề trong cơn bão số 3 vừa qua kỳ vọng sẽ được ngân hàng khoanh nợ. Chẳng hạn như trường hợp của bà Ngô Thị Thùy (huyện Quảng Yên, Quảng Ninh), gia đình bà và các hộ xung quanh ước tính thiệt hại từ 10-30 tỉ đồng khi toàn bộ các bè cá bị cuốn trôi. 





Nhiều khách hàng bị thiệt hại sau bão số 3 mong muốn được ngân hàng cho vay mới để khôi phục sản xuất
Nhiều khách hàng bị thiệt hại sau bão số 3 mong muốn được ngân hàng cho vay mới để khôi phục sản xuất

Ngoài kỳ vọng ngân hàng cho phép giãn nợ hiện điều mà bà Thuỳ mong mỏi nhất là được ngân hàng cho vay mới để khôi phục sản xuất, vực dậy sau bão, có tiền trả nợ ngân hàng.

Hay trường hợp của ông Hoàng Ngọc Đoàn (huyện Đông Anh, Hà Nội), trang trại chăn nuôi gà với quy mô 80.000 con gà đẻ trứng của ông bị thiệt hại khoảng 14 - 15 tỉ đồng. Hiện trang trại của ông không còn gì cả, phải làm lại từ đầu. 

Ông Đoàn cho biết đang nợ ngân hàng BIDV và Agribank tổng cộng 20 tỉ đồng, mỗi tháng trả lãi 200 triệu đồng. Do đó, ông đang đề nghị được hỗ trợ, tạo điều kiện hoãn, giãn nợ. Đồng thời, ông cũng mong muốn được vay thêm vốn với lãi suất ưu đãi. 

Được biết, hiện có nhiều ngân hàng tuyên bố giảm lãi suất cho vay 0,5-2%/năm với các khoản vay hiện hữu. Như Agribank điều chỉnh giảm lãi suất từ 0,5 - 2%/năm và miễn giảm 100% lãi quá hạn, lãi chậm trả trong thời gian từ ngày 6/9 đến hết ngày 31/12/2024.

Vietcombank cũng hỗ trợ giảm 0,5% mức lãi suất vay đối với các đối tượng bị ảnh hưởng bởi bão. Dự đoán, nhà băng này sẽ tiến hành giảm lãi suất với tổng dư nợ khoảng 130.000 tỉ đồng.

Hay BIDV hỗ trợ lãi suất cho vay mới dự kiến khoảng 1% đối với khách hàng vay mới, đặc biệt là khoản vay ngắn hạn, khôi phục hoạt động sản xuất, kinh doanh phát sinh từ ngày 6/9.

Đối với các khoản vay hiện hữu, BIDV xem xét giảm lãi suất ở mức 0,5%. Bên cạnh đó, BIDV ban hành gói tín dụng 200.000 tỉ đồng hỗ trợ cho khách hàng cá nhân vay vốn để phục hồi sau bão gồm cả vay ngắn, trung, dài hạn với mức lãi suất ưu đãi hơn mức cho vay thông thường.





Các ngân hàng đang triển khai các giải pháp hỗ trợ khách hàng như giảm lãi suất, giãn nợ, hoãn nợ các khoản vay cũ
Các ngân hàng đang triển khai các giải pháp hỗ trợ khách hàng như giảm lãi suất, giãn nợ, hoãn nợ các khoản vay cũ

NHNN đang xây dựng thông tư hướng dẫn cơ chế giãn, hoãn nợ

Tương tự, các ngân hàng thương mại khác đều khẳng định sẽ bám sát chỉ đạo của Chính phủ, NHNN để áp dụng chính sách hỗ trợ người và doanh nghiệp bị ảnh hưởng 

Tuy nhiên, các ngân hàng cho biết đang thiếu cơ sở pháp lý để triển khai các giải pháp hỗ trợ khách hàng trên diện rộng, đặc biệt là chính sách khoanh nợ. Do đó, các ngân hàng đề nghị NHNN xem xét có chính sách mới cho phù hợp về cơ cấu lại thời gian trả nợ, giữ nguyên nhóm nợ đối với khách hàng bị thiệt hại do bão, lũ.

Trước những phản ánh trên, Phó Thống đốc Thường trực NHNN Đào Minh Tú đề nghị các tổ chức tín dụng cần tiếp tục đồng hành, chia sẻ, hỗ trợ khách hàng. Theo đó, các tổ chức tín dụng được yêu cầu triển khai các giải pháp công khai, minh bạch, áp dụng đúng đối tượng. 

Ngoài ra, các tổ chức tín dụng cần tập trung vào chính sách giãn, hoãn thời gian trả nợ; chính sách về giảm lãi suất với các khoản vay cũ và cả các khoản vay mới. 

Ông Đào Minh Tú cũng cho biết, để các đơn vị mạnh dạn triển khai các giải pháp hỗ trợ, NHNN đang xây dựng thông tư hướng dẫn cơ chế giãn, hoãn các khoản nợ bị ảnh hưởng do bão số 3. 

Theo: dothi.reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Người Hà Nội ưu tiên chung cư, TP.HCM chọn nhà riêng

Bất động sản bất ngờ dẫn đầu lợi nhuận của quý IV/2024

Chuyên gia dự báo, đầu tư căn hộ cho thuê sẽ tiếp tục tăng trưởng

Thị trường chung cư cuối năm: Môi giới liên tục mời bán giá cao nhưng chủ yếu "hỏi để đấy"

Bất động sản nghỉ dưỡng vẫn "nằm im" trong cuộc đua phục hồi

Cho vay mua nhà dự kiến sẽ tăng trưởng 15% trong năm 2025

Hà Nội: Năm 2025 nguồn cung căn hộ bất ngờ giảm nhẹ

4.000 căn nhà ở xã hội sắp “đổ bộ” thị trường: Giá nhà Hà Nội sẽ hạ nhiệt vào cuối năm 2025?

Tin mới cập nhật

Hàn Quốc: Phát triển robot “Iron Man”, giúp người bị liệt nửa người có thể đi lại

14 giờ trước

Người Hà Nội ưu tiên chung cư, TP.HCM chọn nhà riêng

14 giờ trước

Bất động sản bất ngờ dẫn đầu lợi nhuận của quý IV/2024

14 giờ trước

Hà Nội "ra tối hậu thư" cho dự án NOXH của Liên danh Handico - Viglacera

14 giờ trước

Doanh nghiệp bất động sản chủ động "hút" vốn qua phát hành trái phiếu khi kênh truyền thống bị siết

1 ngày trước