Các doanh nghiệp tiếp tục duy trì đà tăng trưởng, cơ hội cho nhóm ngành nào trong 6 tháng cuối năm?
BÀI LIÊN QUAN
Triển vọng cổ phiếu chứng khoán trong và sau năm 2022 ra sao?Lạm phát gây "sóng gió" lên thị trường chứng khoán, các nhóm ngành phòng thủ lên ngôiChứng khoán Việt Nam hấp dẫn để đầu tư trong dài hạn và kịch bản cho thị trường trong thời gian tớiTheo Nhịp sống kinh tế, trong báo cáo Chiến lược đầu tư 6 tháng cuối năm 2022, Chứng khoán Dầu khí ( PSI) cho rằng, vấn đề lạm phát tiếp tục là rủi ro chính đối với nền kinh tế Việt Nam. Tuy nhiên, với đặc điểm là một quốc gia sản xuất và gia công đa phần mặt hàng thiết yếu trong chuỗi cung ứng hàng hóa thế giới, Việt Nam sẽ hạn chế được việc phải nhập khẩu lạm phát từ thế giới.
Đánh giá về triển vọng kinh tế của Việt Nam nửa cuối năm 2022, PSI dự phóng khả năng cao nước ta có thể hoàn thành mục tiêu tăng trưởng kinh tế ở mức 6% - 6,5% nhờ hoạt động xuất khẩu dẫn dắt tăng trưởng kinh tế với đầu tàu là các doanh nghiệp FDI. Đồng thời, sự phục hồi mạnh mẽ của nhóm ngành dịch vụ du lịch, ăn uống sau khi gỡ bỏ các yêu cầu xét nghiệm Covid đối với người nhập cảnh và xu hướng tăng trưởng dương sẽ là động lực phát triển cho nền kinh tế.
Cùng với đó, PSI kỳ vọng việc đẩy nhanh gói hỗ trợ kinh tế xã hội trị giá 350.000 tỷ đồng thúc đẩy nhiều ngành kinh tế trọng yếu và đầu tư công sẽ là động lực cho tăng trưởng bên cạnh nhu cầu tiêu dùng cá nhân và hộ gia đình.
Bên cạnh đó, báo cáo cũng chỉ ra những rủi ro tiềm ẩn đến từ lạm phát khi giá dầu thô và nhiều loại nguyên vật liệu đầu vào neo cao do nguồn cung khan hiếm và gián đoạn từ phía Trung Quốc. Dù vậy, chứng khoán Dầu khí vẫn dự báo CPI năm 2022 của Việt Nam sẽ tăng trên 5% và lãi suất điều hành có thể tăng nhẹ trong nửa cuối năm nay.
Ngoài ra, rủi ro còn tiềm ẩn từ nợ xấu trong hệ thống ngân hàng gia tăng và gói chính sách tài khóa tiếp tục không đạt tiến độ giải ngân. Đặc biệt là khi lạm phát tăng cao, tiến độ giải ngân không được đẩy nhanh sẽ làm giảm triển vọng tăng trưởng kinh tế, ảnh hưởng tới tiêu dùng cá nhân và hộ gia đình, tác động tiêu cực đến sản xuất và đầu tư.
Trước bối cảnh vĩ mô đầy biến động, các doanh nghiệp trên thị trường chứng khoán vẫn ghi nhận tăng trưởng 29% doanh thu và 32% về lợi nhuận quý 1/2022. Theo đó, đội ngũ phân tích PSI kỳ vọng đà tăng trưởng sẽ tiếp tục được duy trì trong 6 tháng cuối năm, nhờ nền tảng vĩ mô vững chắc với động lực tăng trưởng chính đến từ hoạt động xuất khẩu, tiêu dùng trong nước cùng chính sách tài khóa để hỗ trợ nền kinh tế của Chính phủ.
Cơ hội cho nhóm ngành nào trong 6 tháng cuối năm?
PSI đánh giá cơ hội đầu tư trong nửa cuối năm 2022 sẽ đến từ các doanh nghiệp thuộc nhóm phòng thủ như năng lượng và tiêu dùng dựa trên đặc tính thiết yếu, ít biến động so với chu kỳ và không bị ảnh hưởng nhiều bởi lạm phát. Cụ thể:
Ngành Dầu khí: Đội ngũ phân tích PSI cho rằng giá dầu tăng mạnh sẽ là cơ hội đối với nhóm cổ phiếu năng lượng, đặc biệt là nhóm doanh nghiệp dịch vụ, phân phối và chế biến dầu khí.
Ngành Điện: Đơn vị này nhận định nhu cầu sử dụng điện sẽ hồi phục mạnh mẽ nhờ việc mở cửa nền kinh tế sau đại dịch. Đặc biệt, năm 2022 được cho là có điều kiện thủy văn thuận lợi sẽ giúp nhiều doanh nghiệp thủy điện đạt mức lợi nhuận tốt.
Ngành Phân bón: PSI chỉ ra nhu cầu tích trữ lương thực cùng giá phân bón tăng cao trong bối cảnh xung đột giữa Nga - Ukraine tiếp tục là động lực tăng trưởng trong ngắn hạn cho các doanh nghiệp hóa chất phân bón.