Các doanh nghiệp FDI đang niêm yết trên sàn chứng khoán làm ăn ra sao?
BÀI LIÊN QUAN
"Cá mập" Pyn Elite Fund: Thanh khoản cải thiện và môi trường lãi suất thấp sẽ khuyến khích nhà đầu tư trở lại thị trường chứng khoánKhông phải nộp thuế TNDN, loạt doanh nghiệp trên sàn chứng khoán có thêm hàng chục tỷ đồng tiền lãi/nămChứng khoán SSI: Sabeco trong quý 2/2023 còn gặp nhiều khó khăn hơnTheo Nhịp sống thị trường, trên thị trường chứng khoán Việt Nam không thiếu những doanh nghiệp có nhà đầu tư nước ngoài chi phối trên 51% chẳng hạn như: Sabeco (SAB), Nhựa Bình Minh (BMP), Imexpharm (IMP), Nhựa Ngọc Nghĩa (NNG),... Con số này được cho sẽ còn gia tăng khi các tập đoàn lớn nước ngoài vẫn đang “nhăm nhe” gom cổ phần của các doanh nghiệp sản xuất đầu ngành của Việt Nam.
Trong khi đó, ở chiều ngược lại, thị trường chứng khoán lại thiếu vắng những doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài (doanh nghiệp FDI) lên sàn trong suốt 6 năm qua. Gần nhất, doanh nghiệp FDI lên sàn chứng khoán là Siam Brothers Việt Nam (SBV) vào năm 2017. Vào thời điểm đó, thương vụ này đã chấm dứt “cơn khát” doanh nghiệp FDI lên sàn trong gần 10 năm.
Thị trường chứng khoán Việt Nam trong quá khứ cũng từng xuất hiện một làn sóng các doanh nghiệp FDI lên sàn vào giai đoạn 2003 - 2008 sau khi Nghị định 38/2003/NĐ-CP ra đời. Tuy nhiên, trong những năm sau đó, số lượng doanh nghiệp FDI lên sàn lại ngày càng thưa thớt, thậm chí một số cái tên còn bị hủy niêm yết.
Đến hiện tại, chỉ có 6 doanh nghiệp FDI còn niêm yết và 3 cái tên đang giao dịch trên sàn UPCoM. Ngoài SBV, những doanh nghiệp còn lại là Mirae (KMR), Everpia (EVE), Công nghiệp Tung Kuang (TKU), Gốm sứ Taicera (TCR), Interfood (IFS), Gạch men Chang Yih (CYC), Dây và Cáp điện Taya Việt Nam (TYA), Quốc tế Hoàng Gia (RIC).
Mặc dù các doanh nghiệp FDI đang niêm yết trên sàn chứng khoán như: EVE, TKU, TYA, KMR, SBV đều kinh doanh có lãi, nhưng tăng trưởng lợi nhuận hàng năm không ổn định. Trong khi đó, TCR lại ghi nhận kết quả kinh doanh thất thường. Dù đã có lãi trở lại trong 2 năm gần đây nhất, nhưng con số đó vẫn khá khiêm tốn so với những khoản lỗ trong quá khứ.
Ở chiều ngược lại, RIC lại thua lỗ triền miên kể từ khi lên sàn vào năm 2008. Thậm chí, cổ phiếu này còn bị hủy niêm yết từ ngày 16/5/2022 do kết quả sản xuất kinh doanh thua lỗ 3 năm liên tục (vào các năm 2019, 2020 và 2021). Sau đó, RIC đã giao dịch trên UPCoM từ ngày 16/5/2022 và tiếp tục lỗ nặng trong năm 2022.
Tương tự, CYC cũng chìm trong thua lỗ và bị hủy niêm yết từ năm 2017, hiện đang giao dịch trên sàn UPCoM. Trong khi đó, IFS lại đang cho thấy sự trở lại mạnh mẽ. Theo đó, chỉ thương hiệu Trà bí đao Wonderfarm liên tiếp lãi lớn trong những năm gần đây và chính thức xóa lỗ lũy kế từ cuối năm 2021. Trong năm 2022, IFS tiếp tục kinh doanh có lãi và quyết định giành gần như toàn bộ lợi nhuận để trả cổ tức cho cổ đông.
Trong số các doanh nghiệp FDI từng bị hủy niêm yết, Full Power (FPC) là cái tên duy nhất “một đi không trở lại”. Sau khi bị hủy niêm yết vào tháng 8/2011 do 3 năm thua lỗ liên tiếp, FPC đã chính thức có văn bản thông báo về việc dừng đăng ký trên UPCoM vào giữa năm 2012 và không có dấu hiệu muốn trở lại sàn chứng khoán.