meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Các cổ phiếu không có cổ đông lớn đang giao dịch khá sôi động

Thứ hai, 22/05/2023-14:05
Đa phần các doanh nghiệp có cổ phiếu giao dịch sôi động đều đang "trống ghế" của các cổ đông lớn, nhiều cái tên còn hot đến mức từng "làm mưa làm gió" trên sàn chứng khoán.

Nhịp sống thị trường thông tin, không có điều luật nào tại Việt Nam bắt buộc các doanh nghiệp phải có cổ đông lớn sở hữu trên 5% vốn điều lệ. Tuy nhiên, thực tế cho thấy đa phần các doanh nghiệp trên sàn chứng khoán đều sẽ có một hoặc nhiều cổ đông lớn là những cá nhân hoặc tổ chức. Vai trò của các cổ đông sẽ quyết định phần lớn các quyết sách cũng như định hướng quan trọng của công ty dù họ không thể nắm quyền chi phối.

Điều đáng nói, số lượng các doanh nghiệp hiện đang thiếu hụt đi các cổ đông lớn cũng không ít, trong đó các nhiều cái tên cực hot từng làm mưa làm gió trên sàn chứng khoán trong thời gian qua.

Một trong những cái tên đáng chú ý nhất là Địa ốc Hoàng Quân (mã chứng khoán: HQC). Cổ phiếu của công ty địa ốc này liên tục có các đợt tăng nóng trong thời gian gần đây với thanh khoản cao. Từ cuối năm 2022, doanh nghiệp này đã không còn một cổ đông lớn nào. Thời điểm hiện tại, bà Nguyễn Thị Diệu Phượng - vợ của Chủ tịch HĐQT Trương Anh Tuấn đang là cổ đông lớn nhất tại Địa ốc Hoàng Quân cũng chỉ nắm giữ hơn 18 triệu cổ phiếu, tương ứng với tỷ lệ 3,82% vốn.


Thời điểm hiện tại, bà Nguyễn Thị Diệu Phượng - vợ của Chủ tịch HĐQT Trương Anh Tuấn đang là cổ đông lớn nhất tại Địa ốc Hoàng Quân cũng chỉ nắm giữ hơn 18 triệu cổ phiếu, tương ứng với tỷ lệ 3,82% vốn
Thời điểm hiện tại, bà Nguyễn Thị Diệu Phượng - vợ của Chủ tịch HĐQT Trương Anh Tuấn đang là cổ đông lớn nhất tại Địa ốc Hoàng Quân cũng chỉ nắm giữ hơn 18 triệu cổ phiếu, tương ứng với tỷ lệ 3,82% vốn

Mới đây, bà Diệu Phượng cũng đã đăng ký bán gần như toàn bộ số cổ phần mà bản thân đang nắm giữ từ 17/5-11/6. Trước đó, Chủ tịch Trương Anh Tuấn cũng chỉ nắm giữ số cổ phần ít ỏi hoặc không sở hữu một cổ phiếu nào tại HQC dù nắm giữ vai trò chủ chốt. Do đó, nếu như bà Phượng thoái vốn thành công, cả gia đình ông Tuấn nắm giữ tổng số cổ phần chưa đến 5%.

Điều đáng nói, động thái thoái vốn của bà Phượng xảy ra chỉ sau vài tuần khi ông Trương Anh Tuấn phát ngôn đầy tự tin tại Đại hội đồng cổ đông thường niên 2023 cuối tháng 4 vừa qua. Cụ thể, ông Tuấn cho biết, giá trị sổ sách của HQC là hơn 9.000 đồng/cổ phiếu trong khi thị giá hiện tại chưa đến 5.000 đồng/cổ phiếu nên đang hơi rẻ khi so sánh với giá trị của công ty. Khẳng định với các cổ đông, ông Tuấn cho rằng HQC đến năm 2204 sẽ quay trở về mệnh giá. 

Tương tự, SAM Holdings (SAM) - một trong những cái tên lâu đời nhất trên sàn chứng khoán cũng không có bất kỳ cổ đông lớn nào sở hữu hơn 5% vốn điều lệ, tất cả đều là các cổ đông nhỏ. Đặc biệt, 5 thành viên Hội đồng Quản trị là ông Hoàng Lê Sơn (Chủ tịch HĐQT), ông Trần Việt Anh (Tổng giám đốc) và ông Bùi Quang Bách, ông Nguyễn Minh Tùng cùng với ông Phương Xuân Thụy đều không sở hữu cổ phần nào.

Có liên quan đến Chủ tịch HĐQT Hoàng Lê Sơn, CTCP Chứng khoán Quốc gia mới đây đã bán ra gần 8,9 triệu cổ phiếu SAM, giảm sở hữu từ 2,34% về mức 0%. Theo tìm hiểu, giao dịch này được thực hiện trong thời gian từ 27/2-28/4 theo phương thức thỏa thuận. Hiện tại, bên nhận chuyển nhượng vẫn chưa rõ nhưng việc tổ chức có liên quan đến lãnh đạo chủ chốt thoái sạch vốn đúng trong giai đoạn cổ phiếu công ty đang “ngụp lặn” ở vùng đáy cũng khiến cổ đông băn khoăn về tình hình tài chính của doanh nghiệp này. 

Sau khi Chủ tịch HĐQT - ông Nguyễn Khánh Hưng bị bán giải chấp thêm gần 5 triệu cổ phiếu trong 2 ngày 18-19/5, Đầu tư LDG (LDG) là cái tên tiếp theo không có cổ đông lớn nào. Báo cáo thường niên năm 2022 cho thấy, ông Hưng cuối năm ngoái là cổ đông lớn duy nhất của LDG khi nắm giữ đến 7,23% vốn. Điều đáng nói, sau nhiều lần bị bán giải chấp, tỷ lệ sở hữu của ông Hưng đã giảm xuống chỉ còn 3,92% vào thời điểm hiện tại.


Sau khi tăng nóng liên tục và đạt đỉnh vào đầu năm 2022, THD sau đó đã rơi mạnh xuống dưới đáy, hiện vẫn đang giao dịch ở dưới vùng đáy dài hạn, quanh mức 40.000 đồng/cổ phiếu
Sau khi tăng nóng liên tục và đạt đỉnh vào đầu năm 2022, THD sau đó đã rơi mạnh xuống dưới đáy, hiện vẫn đang giao dịch ở dưới vùng đáy dài hạn, quanh mức 40.000 đồng/cổ phiếu

Được biết, Đầu tư LDG sẽ tổ chức họp Đại hội đồng cổ đông thường niên lần 2 vào ngày 22/6 tới theo hình thức trực tuyến. Trước đó, vào chiều 11/5 Đại hội đồng cổ đông lần 1 đã diễn ra bất thành vì không đủ số lượng cổ đông tham dự. Trong nửa cuối năm 2021, cổ phiếu LDG đã có giai đoạn tăng nóng, tuy nhiên sau đó liên tục rớt sâu, hiện vẫn đang chật vật ở dưới đáy dài hạn.

Nhớ lại năm 2021-2022, Thaiholdings (THD) từng là cái tên gây sốt trên sàn. Doanh nghiệp này hiện tại cũng không có cổ đông lớn. Tháng 6 năm ngoái, ông Nguyễn Đức Thụy, em trai Chủ tịch HĐQT Nguyễn Văn Thuyết đang nắm giữ khoảng 25% cổ phần đã quyết định thoái vốn. Sau khi tăng nóng liên tục và đạt đỉnh vào đầu năm 2022, THD sau đó đã rơi mạnh xuống dưới đáy, hiện vẫn đang giao dịch ở dưới vùng đáy dài hạn, quanh mức 40.000 đồng/cổ phiếu.

Đồng cảnh ngộ, sau khi nhóm cổ đông liên quan tới ông Nguyễn Văn Tuấn hoàn tất việc bán ra 135,4 triệu cổ phiếu - tương đương hơn 23,2% tổng lượng cổ phiếu lưu hành - vào cuối năm 2022, Chứng khoán VIX (VIX) cũng đã không còn cổ đông lớn. Thời điểm hiện tại, nhóm này chỉ còn duy nhất bà Nguyễn Thị Tuyết - chị gái ông Tuấn - là đang nắm giữ 21,4 triệu cổ phiếu VIX với tỷ lệ 3,67% vốn. Từ tháng 2/2023, bà Tuyết cũng đã thôi đảm nhiệm chức Chủ tịch HĐQT VIX.

Ngoài những cái tên đã liệt kê ở trên, một số ngân hàng như Eximbank (EIB) , VietCapitalBank (BVB) , BacABank (BAB) và NCB (NVB) … cũng đang trống ghế cổ đông lớn. Đặc biệt, EIB khi mới “chia tay” cổ đông lớn là Sumitomo Mitsui đầu năm nay khi cổ đông này đã sở hữu xuống dưới 5% vào giữa tháng 1. Nhiều khả năng tổ chức này sau đó cũng đã thoái nốt vốn.

Điều 55 Luật các tổ chức tín dụng năm 2010 sửa đổi năm 2017 quy định, một cổ đông cá nhân sẽ không được phép sở hữu vượt quá 5% vốn điều lệ của một tổ chức tín dụng. Quy định này đã phần nào thu số lượng cổ đông lớn của một ngân hàng. Bên cạnh nhóm quốc doanh thì cổ đông lớn của các ngân hàng chủ yếu là cổ đông chiến lược hoặc các tổ chức có liên quan mật thiết với người nội bộ.

Cổ đông lớn có những ưu nhược điểm gì?  

Dễ dàng nhận ra rằng, hầu hết những cổ phiếu không có cổ đông lớn đều có điểm chung là giao dịch khá sôi động. Nguyên nhân bởi, các cổ phiếu này không bị vướng quy định về công bố thông tin trong trường hợp không phải là người nội bộ và/hoặc người có liên quan. Thanh khoản của những cổ phiếu này thường xuyên duy trì ở mức hàng triệu đơn vị, thậm chí lên đến hàng chục triệu đơn vị trong mỗi phiên.


Hầu hết những cổ phiếu không có cổ đông lớn thường xuyên có thanh khoản duy trì ở mức hàng triệu đơn vị, thậm chí lên đến hàng chục triệu đơn vị trong mỗi phiên. Ảnh minh họa
Hầu hết những cổ phiếu không có cổ đông lớn thường xuyên có thanh khoản duy trì ở mức hàng triệu đơn vị, thậm chí lên đến hàng chục triệu đơn vị trong mỗi phiên. Ảnh minh họa

Thực tế cho thấy, các doanh nghiệp có khá nhiều lợi ích khi có cổ đông lớn, bao gồm: Thứ nhất, nâng cao được năng lực quản trị, điều hành và tính minh bạch; Thứ hai, phát triển mới và cải thiện năng lực cạnh tranh của sản phẩm cũng như dịch vụ; Thứ ba, mang đến hệ thống phân phối và khách hàng mới. Đối với những cổ đông từng hoạt động cùng ngành, doanh nghiệp còn có thể hình thành những liên minh và liên kết để tận dụng mạng lưới phân phối sẵn có, từ đó tăng khả năng bán hàng hiệu quả.

Đối với các lĩnh vực tài chính như ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán, những cổ đông lớn và đặc biệt là cổ đông chiến lược không chỉ mang đến sự hỗ trợ về mặt tài chính mà còn giúp thúc đẩy quá trình số hóa. Đồng thời, những cổ đông lớn có kinh nghiệm về ứng dụng công nghệ chính là tài sản quý giá giúp các doanh nghiệp nâng cao hiệu quả hoạt động và quản trị.

Tuy nhiên, các cổ đông lớn cũng mang lại nhiều rủi ro cho doanh nghiệp. Sau khi thay đổi cơ cấu sở hữu, doanh nghiệp vẫn phải chấp nhận sống chung với các rủi ro và thách thức mới. Thứ nhất là sự chia sẻ quyền kiểm soát doanh nghiệp. Cụ thể, cơ cấu doanh nghiệp thay đổi sẽ khiến cán cân quyền lực bị thay đổi theo. Việc chung sống không hòa thuận nhiều khả năng sẽ dẫn đến những hệ lụy tiêu cực, tạo ra nhiều rủi ro trong công tác điều hành hoạt động kinh doanh. 

Ngoài ra, các cổ đông mới còn khiến quyền hạn cũng như trách nhiệm của ban điều hành cũ trở nên nhạt nhòa, ảnh hưởng tới tâm lý trong công tác điều hành doanh nghiệp. 

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Thái Bình có thêm khu công nghiệp hơn 330ha

Hoạt động M&A bất động sản sẽ có một cuộc sàng lọc lớn

Cao tốc Nam Định - Thái Bình dài hơn 60km sẽ khởi công vào thời điểm nào?

Quảng Ninh quy hoạch cả hòn đảo làm khu du lịch nghỉ dưỡng

"Nhập cuộc" đường đua NOXH, Nam Định sắp có dự án hơn 900 tỷ đồng với 1.100 căn hộ

Đường Vành đai 2: TPHCM bồi thường theo giá đất mới, tối đa 111 triệu đồng/m2

Vì sao Long An thông báo dừng lựa chọn nhà đầu tư thực hiện 2 dự án NOXH?

Bình Dương: Khu dân cư nghìn tỷ sắp "hồi sinh" sau nhiều năm bị cơ quan chức năng "tuýt còi"

Tin mới cập nhật

Chưa gỡ được "nút thắt" nguồn cung thì người dân vẫn khó mua được nhà

2 ngày trước

Đánh thuế chuyển nhượng bất động sản theo thời gian nắm giữ: Cần xem xét thấu đáo từ mọi góc độ

2 ngày trước

Môi giới không được giới thiệu cho khách hàng bất động sản do chính mình sở hữu

2 ngày trước

Bitcoin trượt về mức 90.000 USD, cơn “sốt” tiền điện tử đang hạ nhiệt

3 ngày trước

Huawei chính thức ra mắt hệ điều hành mới, "đoạn tuyệt" với android

3 ngày trước