Bỏ cọc đất đấu giá ven đô, nhà đầu tư thực sự mong muốn điều gì?
90 triệu đồng/m2 đất đấu giá vùng ven
Theo Tiền Phong, trước đó, Trung tâm Phát triển quỹ đất huyện Mê Linh (Hà Nội) đã tổ chức phiên đấu giá đối với 17 thửa đất tại điểm X1, thôn Yên Vinh, xã Thanh Lâm với giá đấu khiến nhiều người bất ngờ. Được biết, tổng diện tích khu đất đấu giá là 1.858,9m2, trong đó diện tích mỗi thửa từ 87,75 - 171,67m2, mức giá khởi điểm được đưa ra từ 27,1- 35,2 triệu đồng/m2. Đáng chú ý, kết quả đấu giá với lô thấp nhất là 28,6 triệu/m2 và mức cao nhất ghi nhận là 85,5 triệu/m2. Tổng số tiền trúng đấu giá các lô đất lên đến 98 tỷ đồng.
Bất động sản khu vực sôi động, dự án HUD Mê Linh đấu giá lên tới gần 60 triệu đồng/m2
Dự án Khu đô thị mới Thanh Lâm - Đại Thanh 2 mới đây được bán ra dưới hình thức đấu giá đang thu hút giới đầu tư và cả dư luận trong nước. Tuy nhiên, với mức giá lên tới 40 - 55 triệu đồng/m2 là quá cao so với thị trường huyện Mê Linh.Thị trường BĐS Mê Linh: Nhà đầu tư đang dồn dập tạo “sóng”
Thị trường bất động sản Mê Linh (Hà Nội) vài năm gần đây đang là một trong những điểm sáng của nhà đầu tư. Trong khi đó nhiều năm về trước, thị trường này chưa quá hấp dẫn vì rất nhiều dự án bị “đắp chiếu” một thời gian dài. Vì vậy, khi các nhà đầu tìm cơ hội tại khu vực này sẽ ưu tiên bất động sản rõ ràng về pháp lý như đất đấu giá.Đông Anh - Sóc Sơn - Mê Linh trước thông tin quy hoạch lên thành phố, khu vực nào là “miền đất hứa” cho các nhà đầu tư?
Ba huyện Đông Anh, Sóc Sơn, Mê Linh vừa qua được yêu cầu xây dựng mô hình thành phố trực thuộc Thủ Đô Hà Nội tại khu vực phía Bắc. Trong đó, Đông Anh đang ghi nhận có mức giá bất động sản tăng vượt trội hơn so với hai huyện còn lại.Cũng mới đây, 202 lô biệt thự, nhà vườn tại dự án Khu đô thị mới Thanh Lâm - Đại Thịnh 2 tại Mê Linh (dự án HUD Mê Linh) đã được Tổng công ty Đầu tư phát triển nhà và đô thị (HUD) tổ chức mở bán thông qua đấu giá đợt 1 đã thành công. Các sản phẩm này được xây thô hoàn thiện mặt ngoài hình thành trong tương lai gắn liền với quyền sử dụng đất ở đã có hạ tầng.
Cụ thể sản phẩm nhà vườn có diện tích 102 - 159 m2 với mức giá khởi điểm trong khoảng 40,7 - 51,1 triệu đồng/m2, tương đương 4,2 - 8,3 tỷ đồng; Biệt thự song lập diện tích 210 - 305,5m2 có giá khởi điểm từ tương đương 36,7 - 47,4 triệu đồng/m2, tương đương 7,7 - 13,1 tỷ đồng; Biệt thự đơn lập diện tích khoảng 362 - 410m2 có giá khởi điểm dao động 39,5 - 50,3 triệu đồng/m2, tương đương 12 - 18,9 tỷ đồng.
Đơn vị đấu giá này cho biết, buổi đấu giá cạnh tranh đã thu hút 225 cá nhân, tổ chức tham gia với số tiền cọc từ 500 đến 1 tỷ đồng. Đáng chú ý là sau phiên đấu giá, các nhà đầu tư cho biết tất cả các căn đã được “chốt” thành công với mức giá rất cao so với mức khởi điểm, thậm chí chênh lệch lên tới vài tỷ đồng/ căn.
Chẳng hạn, một căn biệt thự song lập có diện tích 302,5, vị trí nằm lô góc với mức giá khởi điểm là 12,62 tỷ đồng đã được trả giá thành công với 14,73 tỷ đồng, chênh 2,11 tỷ đồng, tương đương 48,78 triệu đồng/m2. Bên cạnh đó, một căn biệt thự đơn lập có diện tích 410m2 cũng nằm tại lô góc với giá khởi điểm 18,9 tỷ đồng, giá trúng tăng tới 23,17 tỷ đồng, tức chênh lệch gần 4,3 tỷ đồng, tương đương 56,5 triệu đồng/m2. Hai căn biệt thự đơn lập, đồng diện tích 362m2 thuộc lô góc với giá khởi điểm gần 18,2 tỷ đồng, giá trúng là 21,1 tỷ đồng, tương đương 58,3 triệu đồng/m2.
Chủ đầu tư cho hay, sau khi buổi đấu giá kết thúc khoảng 5 ngày thì doanh nghiệp này sẽ quyết định và yêu cầu các nhà đầu tư trúng đấu giá thực hiện những thủ tục tiếp theo cũng như hoàn thiện số tiền cần nộp. Tiến độ bàn giao nhà sẽ được chủ đầu tư thực hiện theo hợp đồng đã ký kết với nhà đầu tư và theo quy định của pháp luật hiện hành.
Nguy cơ “bỏ cọc”, “thổi giá đất” gây hậu quả xấu tới sự phát triển của thị trường
Ngay sau khi buổi đấu giá kết thúc, các thông tin nổ ra khiến nhiều người không khỏi bất ngờ và nghi ngờ về việc giá đất mà các nhà đầu tư trúng đấu giá là quá cao so với mặt bằng chung tại khu vực Mê Linh.
Qua trao đổi, ông Nguyễn Thế Điệp - Phó Chủ tịch thường trực Câu lạc bộ Bất động sản Việt Nam nhận định, giá trị của các lô đất đấu giá này từ 40 – 60 triệu đồng/m2, thậm chí gần 90 triệu đồng/m2 là không cao nếu so với tiềm năng phát triển của huyện Mê Linh hiện nay. Nguyên nhân vì thời gian qua đã có nhiều thông tin về việc quy hoạch huyện lên thành phố trực thuộc Hà Nội. Tuy nhiên việc này mới đang là đề xuất.
Ông Điệp còn nhấn mạnh rằng, không loại trừ trường hợp các nhà đầu tư tham gia đấu giá đất để "thổi giá", khiến khu vực xác lập mặt bằng giá mới. Đặc biệt là khi Chính phủ cùng các cơ quan liên quan cũng như hệ thống ngân hàng tăng cường siết tín dụng vào lĩnh vực bất động sản đã khiến thị trường dần hạ nhiệt. Như vậy, câu chuyện "quay xe bỏ cọc" các lô đất đã đấu giá thành công là có khả năng xảy ra.
Chủ tịch Hội Môi giới bất động sản Việt Nam (VARS) - Ông Nguyễn Văn Đính thì cho rằng, mức giá đất từ phiên đấu giá tại Mê Linh vừa qua đã được các nhà đầu tư kỳ vọng quá nhiều. Theo nhận định của ông Đính, với dự án HUD Mê Linh thì khi tỷ lệ hấp thụ chỉ cần đạt khoảng 50% thì với mức giá các nhà đầu tư đưa ra sẽ giúp chủ đầu tư thu về khoản lợi nhuận lớn.
Tuy nhiên, dù dự án này có hạ tầng nhưng lại là hạ tầng độc lập, chỉ nằm trong khu đô thị. Còn hạ tầng khu vực huyện Mê Linh thì chưa được phát triển đồng bộ. Do đó, nếu mua bất động sản với giá khoảng 50 - 60 triệu đồng/m2 là chưa phù hợp với hiện trạng thực tại. "Tôi cho rằng, mức giá hơi ảo , nhà đầu tư rất dễ đã mua hớ” - Chủ tịch VARS khẳng định.
Ông Đính cũng cho rằng, việc nhà đầu tư đang dồn nguồn tiền vào thị trường BĐS Mê Linh là do họ kỳ dành vọng quá cao cho dự án tuyến đường Vành đai 4. Tuy nhiên, dự án này đến nay vẫn chưa bắt đầu thi công và còn cần có lộ trình trong nhiều năm mới xây dựng tới địa phận Mê Linh. Cùng với đó, nếu chỉ dựa vào công trình này để giúp mặt bằng giá bất động sản Mê Linh tăng cao là điều khó xảy ra.