meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Bê tông mài là gì? Đặc điểm, ưu, nhược điểm & lưu ý

Thứ năm, 12/05/2022-11:05
Thời gian gần đây sàn bê tông mài đang rất nổi và được nhiều công trình lựa chọn. Công nghệ này là sự kết hợp hài hòa màu sắc qua bàn tay khéo léo của những người thợ tạo nên công trình mang vẻ đẹp trọn vẹn nhất. Vậy sàn bê tông dạng này có những đặc trưng gì? Lợi ích mà nó mang lại là gì? Và nhiều vấn đề liên quan khác sẽ được chúng tôi chia sẻ đến các bạn trong bài viết dưới đây.

Bê tông mài là gì?

Bê tông mài là công nghệ nổi bật sở hữu nhiều ưu điểm vượt trội. Đơn vị thi công bê tông loại này sử dụng máy mài đánh bóng, kết hợp các đầu số đĩa công nghệ mài mòn kim cương. Với độ cứng và khả năng mài mòn hiệu quả giúp làm mòn đi lớp bề mặt, tạo độ nhẵn bóng, láng mịn. Tùy theo nhu cầu và mong muốn của chủ đầu tư, đơn vị thi công sẽ điều chỉnh độ bóng của bê tông phù hợp nhất.





Sàn bê tông mài có tính thẩm mỹ và độ bền cao
Sàn bê tông mài có tính thẩm mỹ và độ bền cao

Những ưu và nhược điểm khi thi công bê tông mài

Công nghệ bê tông mài có nhiều ưu điểm vượt trội những đồng thời cũng có nhiều nhược điểm mà bạn nên biết.

Ưu điểm của bê tông mài

Độ bền cao

Không phải ngẫu nhiên mà hiện nay các công trình đều có xu hướng thi công sàn bê tông mài. Ưu điểm đầu tiên cần nhắc đến đó là độ bền cao. Sàn được lát bằng bê tông trộn đá tự nhiên hoặc nhân tạo nên có độ cứng khá cao. Đồng thời, khả năng chống chịu dưới tác động của môi trường, con người cũng rất tốt. Điều này góp phần gia tăng tuổi thọ của sàn. Chúng ta hầu như không cần phải tốn nhiều thời gian và công sức cho việc bảo hành hay bảo trì mặt sàn.

Tiết kiệm chi phí

Các công trình thi công sàn bê tông loại này thường có chi phí đầu tư không quá đắt đỏ. Nhìn chung, các chủ đầu tư đều đủ khả năng tài chính để gia công loại sàn này. Đặc biệt, các công trình loại này không cần bảo trì hay sửa chữa thường xuyên nên rất tiết kiệm chi phí. 





Bê tông loại này mang lại rất nhiều ưu điểm cho công trình và người sử dụng như là giúp tiết kiệm chi phí đầu tư công trình
Bê tông loại này mang lại rất nhiều ưu điểm cho công trình và người sử dụng như là giúp tiết kiệm chi phí đầu tư công trình

Thiết kế đa dạng, nghệ thuật sáng tạo

Các mẫu sàn bê tông mài hầu hết đều rất đẹp mắt nhờ kết hợp các vật liệu đá, cát, bột, bê tông,… Người ta còn có thể điều chỉnh tỷ lệ một cách chủ động để tạo nên các hoa văn, màu sắc như ý muốn. Tùy theo từng sở thích mà chủ đầu tư có thể chọn lựa loại đá phù hợp cho việc lát sàn.

Giúp bảo vệ sức khoẻ con người

Đây là ưu điểm mà không phải ai cũng biết về bê tông mài. Bề mặt của sàn sàn bê tông có khả năng kháng và chống hóa chất ngấm bám, giúp vệ sinh sạch sẽ, tránh các tác động xấu đến người dùng.

Nhược điểm

Tuy mang nhiều ưu điểm vượt trội những bê tông mài cũng có nhiều hạn chế riêng cụ thể như:

  • Vào mùa đông, sàn bê tông loại này mang đến cảm giác lạnh lẽo, cần phải lót sàn bằng các tấm thảm hoặc dùng dép đi trong nhà để giữ ấm cho chân

  • Do ưu điểm là độ cứng chắc, bóng mượt nên lại tạo nên hạn chế là tạo cảm giác không dễ chịu khi di chuyển hoặc đứng lâu gây đau chân

  • Khi bị ẩm ướt rất dễ gây trơn trượt, điều này sẽ rất dễ gây thương tổn cho người bị ngã, khả năng làm đau là chắc chắn do bề mặt sàn cứng

  • Loại sàn bê tông này được khuyến cáo hạn chế sử dụng cho gia đình có trẻ nhỏ và người già

  • Thêm 1 hạn chế nữa đó là gần như phần trăm hư hỏng của các đồ vật khi bị rơi xuống sàn là rất cao

  • Sàn tuy rất ít khi phải bảo trì và bảo dưỡng, tuy nhiên nếu chất lượng thi công không tốt dẫn đến tình trạng rạn nứt thì chi phí khắc phục, sửa chữa khá lớn. Đây cũng chính là lý do làm cho nhiều người băn khoăn trong việc sử dụng. Các vết nứt trên mặt sàn nếu không được xử lý nhanh chóng và kịp thời sẽ lan ra rất nhanh

  • Đặc điểm của sàn là có màu màu xám, cùng với màu của nhiều chất bẩn thường thấy dẫn đến việc phân biệt vết bẩn trở nên khó khăn hơn.





Tuy mang nhiều ưu điểm vượt trội những sàn bê tông này cũng có nhiều hạn chế riêng
Tuy mang nhiều ưu điểm vượt trội những sàn bê tông này cũng có nhiều hạn chế riêng

Quy trình thi công bê tông mài và những lưu ý

Để thi công bê tông loại này đảm bảo chất lượng cần thực hiện lần lượt các bước sau đây.

Bước 1: Kiểm tra bề mặt và chuẩn bị

Đây là bước có vai trò khá quan trọng và cũng là bước đầu tiên trong quy trình thi công. Việc tiến hành kiểm tra mặt bằng thi công để đánh giá mức hư hỏng, gồ ghề giúp đơn vị thi công đưa ra các phương án hiệu quả. Yêu cầu lưu ý hơn và điều chỉnh nhiều hơn nếu bề mặt thiếu bằng phẳng, nhiều khuyết tật. Đối với sàn nhà được thi công phủ sơn epoxy hoặc keo thì công nhân cần loại bỏ hết các khuyết tật rồi mới thực hiện đánh bóng.

Bước 2: Mài bề mặt bê tông

Sau khi đã kiểm tra và chuẩn bị bề mặt hoàn tất, công nhân có thể bắt tay vào mài bóng bề mặt với máy móc, thiết bị chuyên dụng. Khi mài, sẽ sử dụng lần lượt các loại đĩa mài với mức độ nhám khác nhau, từ thấp đến cao.

Các đĩa mài có độ nhám tăng dần từ 100 đến 200 grits. Đối với từng đĩa mài, chỉ sử dụng để hoàn thành ít nhất 2 lần mài là sẽ thay đĩa. Nếu như bề mặt sàn vẫn chưa nhẵn thì có thể tăng cường số lần mài cho phù hợp.

Bước 3: Gia công hóa chất tăng cứng

Kiểm tra bề mặt sàn để chắc chắn đạt được độ phẳng tiêu chuẩn. Sau đó, sử dụng hoá chất tăng cứng để nâng cao độ bền và khả năng chịu lực của bê tông. Ngoài ra, việc gia công thêm hoá chất còn giúp bảo vệ sàn trước nguy cơ bay màu, thấm nước. Sử dụng đúng loại hóa chất và đúng cách sẽ giúp cho mặt sàn được đánh bóng tốt hơn, tạo nên công trình cuối cùng đẹp mắt, sang trọng hơn.





Gia công thêm hoá chất giúp mặt sàn trở nên bền đẹp và sang trọng hơn
Gia công thêm hoá chất giúp mặt sàn trở nên bền đẹp và sang trọng hơn

Bước 4: Tiến hành công đoạn đánh bóng

Sau khi hoàn thiện quá trình mài nhẵn và tăng cường độ cứng cho bề mặt bằng hoá chất, chúng ta sẽ chuyển qua công đoạn đánh bóng. Ở công đoạn này, nhân công dùng các loại đĩa mài đặc biệt và chuyên dụng để mài nhẵn và làm cho bề mặt sàn sáng bóng. Nếu muốn độ bóng mặt sàn càng cao thì sử dụng đĩa mài có độ nhám càng lớn.

Bước 5: Hoàn thiện công trình bằng công đoạn phủ bề mặt 

Sau khi đã mài bóng bề mặt đạt theo yêu cầu, đơn vị thi công cần tiến hành phủ bề mặt bằng nước hoặc dung môi. Lớp phủ này giúp mặt sàn chống lại dầu mỡ và bụi bẩn tốt hơn. Ngoài ra, chúng ta cũng sẽ cảm nhận được độ bóng loáng của bề mặt hơn nhiều so với ở các công đoạn trước đó.

Sàn bê tông mài có trơn không?

Bạn sẽ nghĩ rằng bề mặt bóng loáng thì làm sao lại không bị trơn trượt. Tuy nhiên điều này chỉ xảy ra với mặt sàn được mài bóng và khi bị dính nước. Còn đối với sàn bê tông dạng mài nhám thì hoàn toàn không trơn trượt kể cả khi có nước đổ trên mặt sàn.

Sàn bê tông mài nhám có bề mặt khá nhám, bề mặt không quá gồ ghề nhưng cũng không nhẵn nên có khả năng tăng độ bám chắc, từ đó tránh được việc bị ngã do trơn trượt. Theo kết quả của một công trình kiểm định độ an toàn bề mặt sàn với bộ tiêu chuẩn đo lường ANSI của Mỹ  thì sàn bê tông nhám có khả năng chống trơn trượt gần như tuyệt đối.





Sàn bê tông mài nhám có bề mặt không quá gồ ghề nhưng cũng không nhẵn nên có khả năng tăng độ bám chắc
Sàn bê tông mài nhám có bề mặt không quá gồ ghề nhưng cũng không nhẵn nên có khả năng tăng độ bám chắc

Những lưu ý trong quá trình bảo dưỡng sàn bê tông mài 

Sàn bê tông dù được đánh bóng và thi công một cách chuyên nghiệp đến mấy thì theo thời gian độ bóng của sàn sẽ giảm dần. Đặc biệt là ở những nơi có mật độ di chuyển cao như các trung tâm thương mại, cửa hàng kinh doanh,… Do đó, bạn cần phải thực hiện bảo dưỡng đúng cách. Công việc bảo dưỡng này cũng khá đơn giản và chi phí thấp nên bạn hoàn toàn có thể thực hiện được.

  • Bảo dưỡng định kỳ cho sàn bằng cách lau bụi hàng ngày, tránh để bụi bẩn tích tụ làm mất thẩm mỹ và giảm độ bóng của mặt sàn

  • Thường xuyên sử dụng máy chà sàn để vệ sinh, kết hợp cả lau sàn, hút bụi và hút nước sẽ giúp bạn bảo vệ mặt sàn tốt hơn

  • Tránh sử dụng các chất tẩy rửa có tính axit hay bazơ cao sẽ làm xấu và mất đi độ sáng bóng của sàn, chỉ nên dùng chất tẩy rửa trung tính

  • Để hạn chế trầy xước bề mặt, bạn nên dùng miếng đệm mềm để lau chùi, sử dụng nước sạch để lau sàn

  • Nếu có sự cố như tràn dầu mỡ và hoá chất ăn mòn… ra sàn cần xử lý nhanh chóng và kịp thời để tránh chúng ngấm vào bề mặt

  • Nên vệ sinh theo từng khu vực nhỏ, làm vị trí nào thì cần đảm bảo hoàn thiện đến đó rồi mới sang vị trí khác





Cần lau chùi thường xuyên để đảm bảo duy trì độ bóng của mặt sàn bê tông
Cần lau chùi thường xuyên để đảm bảo duy trì độ bóng của mặt sàn bê tông

Lời kết

Qua bài viết trên, chúng tôi đã cung cấp đến các bạn toàn bộ thông tin liên quan đến sàn bê tông mài. Hy vọng rằng những thông tin hữu ích này sẽ giúp ích cho quý vị trong việc quyết định lựa chọn thi công sàn bê tông loại này cho công trình của mình.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Vợ chồng 9X chi 30 tỷ xây biệt thự hiện đại kết hợp phong cách nội thất Japandi

Cô Mười Garden Villa: Sự giao thoa của hơi thở hiện đại và dáng dấp kiến trúc nông thôn vùng Tây Nam Bộ

TP. HCM: Căn hộ view sông sở hữu lối thiết kế hiện đại nâng tầm phong cách sống

Những yếu tố nhận biết căn nhà xấu về phong thuỷ, càng ở càng mất lộc

Khám phá căn nhà 6 tầng được bố trí độc đáo từng tầng riêng biệt

5+ kiểu nhà cần phải tránh xa nếu không muốn phá vỡ không gian tổ ấm

Nhà 3 tầng với mặt tiền đóng mở linh hoạt nhìn ra cầu Rồng Đà Nẵng

Cải tạo căn nhà ống cũ kỹ thành "homestay thu nhỏ" tràn ngập không gian xanh

Tin mới cập nhật

Bitcoin trượt về mức 90.000 USD, cơn “sốt” tiền điện tử đang hạ nhiệt

15 giờ trước

Huawei chính thức ra mắt hệ điều hành mới, "đoạn tuyệt" với android

15 giờ trước

TP. HCM: 5 công trình tiêu biểu được xếp hạng Di tích Kiến trúc – Nghệ thuật cấp thành phố

15 giờ trước

Giao dịch bất động sản chỉ được công chứng trong phạm vi tỉnh

15 giờ trước

Vì sao NOXH cho thuê vẫn chưa "hút" nhà đầu tư?

15 giờ trước