Bất động sản “trầm lắng”, lực lượng môi giới nằm im “chờ thời”
BÀI LIÊN QUAN
Các nhà đầu tư F0 băn khoăn chọn môi giới chứng khoán có tâm để “cầm tay chỉ việc”Hàng loạt mảnh đất rừng, đất trồng cây được môi giới rao bán với mức giá "rẻ bất ngờ"Môi giới bất động sản kỳ cựu khuyên: Cần xem ít nhất 10 - 20 căn nhà khi chọn mua nhà đất, lý do là gì?Môi giới bất động sản chưa bao giờ khó khăn như hiện tại
Theo Báo đầu tư, chị Thu Hương là một môi giới lâu năm đang làm việc ở một đơn vị phân phối lớn tại phía Bắc kể rằng: “Ròng rã nhiều tháng mới bán được vài ba căn hộ, hoa hồng chưa đến chục triệu đồng, đó là chưa tính đến chi phí đi lại, hàng trăm cuộc điện thoại, cà phê,... dẫn khách đi xem nhà”.
Môi giới này nói rằng, thị trường bất động sản trầm lắng kéo dài đã khiến cho thu nhập của những người làm môi giới bị ảnh hưởng nặng nề. Từ đầu tháng 4 đến nay, đội ngũ môi giới khoảng 20 người ở công ty chị khó khăn lắm mới bán được gần chục căn hộ. Người may mắn chốt được khách thì coi như có khoản phí dự phòng còn nếu không thì phải nhận thêm các mối lẻ ở bên ngoài để kiếm thêm tuy nhiên cũng chẳng dễ.
Phó chủ tịch Hội Môi giới bất động sản Việt Nam (VARS) - ông Nguyễn Chí Thanh cho biết, chính sách thắt chặt tín dụng bất động sản hay là việc huy động vốn từ trái phiếu sau các sự cố liên quan đến trái phiếu doanh nghiệp khiến cho niềm tin của nhà đầu tư lẫn người mua nhà sụt giảm một cách nghiêm trọng. Từ đó, tác động lớn đến nhu cầu cũng như thanh khoản của thị trường. Chính vì thế mà việc kiếm tiền từ hoạt động môi giới bất động sản cũng chẳng dễ dàng như trước.
Theo thống kê của VARS cho thấy, số lượng môi giới bất động sản đang hoạt động trên thị trường bất động sản hiện nay ghi nhận chỉ còn khoảng 30 - 40% so với giai đoạn đầu năm 2022. Đặc biệt có những khu vực người làm môi giới địa ốc bỏ nghề lên đến 80% trong những tháng đầu năm 2023.
Thực tế cho thấy, những khó khăn trên thị trường bất động sản đã thể hiện rõ trên kết quả kinh doanh khi mà nhiều doanh nghiệp môi giới như Cen Land, Đất Xanh, Danh Khôi, Hải Phát Land… báo lỗ trong quý 1/2023. Đây là giai đoạn kém hiệu quả nhất tính từ năm 2017 đến nay. Hơn thế, đây cũng là những doanh nghiệp ghi nhận số lượng nhân sự môi giới giảm nhiều nhất trên thị trường.
Chủ tịch Hội đồng quản trị CenLand - ông Nguyễn Trung Vũ cho biết, thị trường sụt giảm nhanh khủng khiếp và chưa thể xác định được diễn biến sắp tới. Những vấn đề về nguồn vốn, lãi suất tăng cao cũng đang gây áp lực lớn cho cả bên mua lẫn bên bán. Tình trạng này đã làm cho nhu cầu giao dịch bất động sản giảm mạnh và kéo theo doanh thu, lợi nhuận sụt giảm. Cho đến hiện tại, có gần 90% đội ngũ sale bất động sản bỏ nghề hay chuyển sang công việc khác.
Trong nguy luôn có cơ
Có thể thấy, không phải ngẫu nhiên mà Hội Môi giới bất động sản Việt Nam năm 2023 (diễn ra trong 2 ngày 23 và 24/6) lại lấy chủ đề là “Kề vai sát cánh - Ổn định phát triển”. Chính sự khó khăn của thị trường địa ốc kéo theo sự sụt giảm lượng lớn nhân sự của ngành môi giới, từ đó có tác động lớn đến việc kết nối cung - cầu ở trên thị trường.
Chủ tịch Hiệp hội Nhà thầu xây dựng Việt Nam - ông Nguyễn Quốc Hiệp cho biết, xây dựng chính là ngành chịu ảnh hưởng nặng nề khi mà thị trường bất động sản gặp khủng hoảng mà gần như không hề có bất kỳ một cơ chế nào bảo vệ cho các nhà thầu xây dựng, cũng tương tự với hoạt động môi giới khi các cơ chế quản lý, giám sát, bảo vệ các nhà môi giới bất động sản chuyên nghiệp vẫn còn đang rất lỏng lẻo.
Chủ tịch VARS - ông Nguyễn Văn Đính nói rằng, trong quá trình hoạt động thì sàn môi giới bất động sản luôn phải chịu áp lực cạnh tranh khốc liệt để có thể nhận được dự án, sản phẩm bất động sản. Bên cạnh việc phải chứng minh năng lực kinh doanh, tính toán một cách kỹ lưỡng mức phí hoa hồng và phí môi giới thì còn phải chuẩn bị cho mình một nguồn lực tài chính không hề nhỏ, thường sẽ dao động từ mức 30 - 50% triệu đồng/căn hộ để nộp cho cơ quan Nhà nước, có những dự án số tiền này ghi nhận lên đến cả trăm tỷ đồng.
Cũng theo lời ông Đính, thường thì các sàn môi giới đều phải đi vay ngân hàng để có được kinh phí hoạt động cho nên đối mặt với nhiều rủi ro khi sản phẩm tiêu thụ bị chậm lại. Có nhiều sàn giao dịch bất động sản đã phải chịu cảnh thua lỗ, nợ nần bởi khoản phí khá lớn này. Và tệ hơn nữa, sau khi bán xong thì sản phẩm cho dự án lại bị chây ì hoàn trả tiền ký cược, thậm chí có cả tiền công môi giới. Điều này cũng phần nào khiến cho các doanh nghiệp phân phối bất động sản phải chạy theo chỉ tiêu lợi nhuận mà quên hẳn đi trách nhiệm của nghề môi giới.
Thực tế cho thấy, câu chuyện thị trường bất động sản đi xuống đã kéo theo sự giảm sút của ngành môi giới không chỉ diễn ra đối với thị trường đang phát triển như Việt Nam ,à còn với cả thị trường phát triển trên thế giới. Wall Street Journal cho biết, số lượng môi giới bất động sản ở Mỹ ghi nhận đã tăng nhanh chóng cùng với giá nhà trong giai đoạn năm 2020 - 2021 sau khi dịch bệnh COVID-19 xuất hiện vào thời điểm cuối năm 2019 và đã loại bỏ hàng triệu việc làm, đáng chú ý là các ngành dịch vụ, nhiều người đã chuyển sang tìm kiếm cho mình cơ hội ở trong lĩnh vực bất động sản. Mặc dù vậy thì từ cuối năm 2022, doanh số bán loại hình nhà ở hoàn thiện ở đây đã giảm xuống mức thấp nhất tính từ năm 2014, song song với đó số lượng thành viên của Hiệp hội Môi giới quốc gia Mỹ cũng đã giảm từ hơn 1,6 triệu người vào hồi tháng 10/2022 xuống chỉ còn dưới 1,5 triệu người vào hồi tháng 1/2023.