Bất động sản tỉnh lẻ: Cắt lỗ tới 50% nhưng thanh khoản vẫn sát đáy
Sự trầm lắng của thị trường BĐS đã làm tác động lên bức tranh ảm đạm của bất động sản tỉnh. Sau hơn 1 năm, bất động sản tỉnh được xem là kênh đầu tư “cứ mua là thắng”, nhưng đến hiện tại thì khu vực này lại không còn người mua, các chỉ số đều sụt giảm.
Cuối năm 2021, chị Thùy Anh (Hà Nội) đã xuống tiền cho 2 lô đất ở Hải Phòng. Một lô chị sử dụng 100% vốn tự chủ còn một lô góp chung với bạn. Đội đi “săn” đất của chị chưa từng thất bại trong bất kỳ thương vụ nào trước đó và đây cũng là động lực để xuống tiền cho 2 lô đất này. Tuy nhiên, chẳng ai đoán trước được những điều bất ngờ, thị trường bất động sản sau thời gian tăng nóng đã nhanh chóng bị kiềm lại bởi các động thái của Nhà nước và rơi vào giai đoạn trầm lắng.
Hiện tại, chị Thùy Anh phải nhờ môi giới rao bán 2 lô đất, chị biết rằng kể cả hạ giá 20 - 30% cũng rất khó bán được. Qua tìm hiểu với môi giới, một lô đất tại Thủy Nguyên (Hải Phòng) có vị trí đẹp ở thời điểm sốt nóng thì giá bán phải tới 120 triệu đồng/m2, nhưng hiện tại chỉ còn khoảng 60 triệu đồng/m2. So sánh mặt bằng giá chung, các lô đất tương đương đang được rao bán từ 70 - 80 triệu đồng/m2, nhưng cả tháng cũng không có người hỏi mua.
Môi giới bất động sản "tạm nghỉ đông" khi thị trường kém thanh khoản
Hiện nay, thị trường kém thanh khoản, hoạt động của doanh nghiệp môi giới bất động sản cũng đã phải vào giai đoạn “ngủ đông”. Đối với những doanh nghiệp còn hoạt động thì gặp không ít khó khăn về mặt tài chính phải tiến hành cơ cấu lại mô hình và giảm quy mô, tinh giảm nhân sự.Bất động sản cho thuê có thanh khoản tốt, hút dòng tiền đầu tư
Trong bối cảnh thị trường bất động sản ở nhiều phân khúc gặp khó khăn, thì bất động sản cho thuê mang lại dòng tiền đều đặn hàng tháng đang thu hút được mối quan tâm của các nhà đầu tư.Thị trường BĐS vẫn gặp khó, tiếp tục bị tắc thanh khoản
Dường như câu chuyện của bất động sản hiện nay là chuyện của các nhà đầu tư và doanh nghiệp. Họ sẽ đối mặt với rủi ro nếu không quản lý tài chính tốt. Theo dự báo, dòng tiền sẽ tiếp tục gặp khó trong ít nhất vài tháng tới.Anh Thanh - môi giới đất tại Hải Phòng cho biết, lượng hàng cắt lỗ ngày càng nhiều. Một lô đất liền kề 85m2 thuộc khu đô thị mới Đại An ( TP. Hải Dương) có giá 34 triệu đồng/m2 vào thời điểm sốt nóng còn không có để bán.
Nhưng gần đây, một chủ đất nhờ anh rao bán lô đất có cùng diện tích nhưng vị trí đẹp hơn với giá 2,3 tỷ đồng, tương đương 27 triệu đồng/m2. Trước đó, nhiều huyện trong khu vực còn ghi nhận tình trạng bỏ cọc đất đấu giá hàng loạt. BĐS trên địa bàn có mức giá giảm phổ biến từ 10 - 25%, thậm chí có nơi giảm tới 40% so với thời điểm sốt đất.
Những diễn biến hiện tại trên thị trường BĐS đã được giới chuyên gia dự báo trước. Theo đánh giá, bất động sản đang tăng giá quá nhanh và mạnh chỉ trong thời gian ngắn, nhất là giai đoạn 2019 - 2021. Tuy nhiên, cơ sở để tăng giá chỉ là hạ tầng giao thông, dự án hoặc tin đồn. So với những thay đổi của hệ thống hạ tầng xung quanh thì BĐS đang phát triển không tương xứng.
Với nhiều năm kinh nghiệm trên thị trường BĐS, Phó giám đốc Nghiên cứu và Phát triển DKRA Vietnam Võ Hồng Thắng nhận định, thanh khoản thị trường BĐS rơi vào thời kỳ giảm tốc từ tháng 4 năm nay và dần trở nên ảm đạm hơn. Thanh khoản trên thị trường hiện tại đang ở mức rất thấp, chỉ bằng 10 - 20% so với hồi tháng 4.
Theo ông Thắng, điểm đặc biệt là thị trường ghi nhận có nhiều nhà đầu tư đang kẹt tiền khi chạy theo những cơn sốt đất tỉnh, hiện buộc phải bán cắt lỗ, giảm giá tới 40 - 50%. Tuy nhiên, ông Thắng cũng cho rằng, cắt lỗ tuy sâu nhưng thanh khoản vẫn “trắng”. Những người không dùng đòn bẩy tài chính thì giờ cũng như đang chôn tiền trong đất. Từ đó, thị trường BĐS không có thanh khoản nên cũng không xác định được đáy.