Bất động sản phía Nam: Điểm danh những dự án đang chào hàng đầu năm 2023
Theo Nhà Đầu Tư, hiện tại, tâm lý người mua rất thận trọng, các doanh nghiệp địa ốc tại TP. HCM cũng đã có kế hoạch bán hàng, mở bán dự án mới hoặc những dự án ở giai đoạn tiếp theo vào cuối quý I và II/2023.
Thực tế, khi dòng vốn tín dụng bị thắt chặt, cộng với kênh huy động trái phiếu cũng bị kiểm soát, dẫn tới nhiều khó khăn cho cả chủ đầu tư lẫn người mua BĐS. Nhiều dự án dự kiến mở bán vào quý IV/2022 nhưng phải dời sang năm 2023. Nhu cầu về nhà ở luôn lớn, nhưng nguồn cung không đáp ứng đủ đã kéo giá nhà tăng cao dù thị trường ảm đạm.
Tại TP. HCM, một số dự án ở giai đoạn sau mở bán vào năm nay như Vinhomes Grand Park, Izumi City, Clarita, Privia, The Signal, Akari City, Mizuki City… Đa số các dự án chuẩn bị ra mắt đều vào cuối quý I đến đầu quý II/2023, tránh những tháng đầu năm vì chưa nắm bắt được diễn biến và tâm lý thị trường.
Doanh nghiệp BĐS chạy đua chiết khấu: Mở bán giá cao, rồi chiết khấu mạnh?
TS Đinh Thế Hiển cho rằng vấn đề chiết khấu 40-50% nghe có vẻ sốc nhưng nếu nhìn vào thực tế có thể thấy bây giờ thì họ vẫn còn lãi chứ không hề lỗ. Vài năm nay mở bán họ có xu hướng mở bán giá cao, xong sẽ chiết khấu cao với nhiều ưu đãi.TP. HCM: Thiếu hụt nguồn cung bất động sản mở bán mới dịp cận Tết Nguyên đán
Việc thiếu hụt nghiêm trọng dự án nhà ở được cấp phép triển khai, mở bán mới khiến cho thị trường bất động sản TP. Hồ Chí Minh trong những ngày đầu năm 2023 khan hiếm sản phẩm giao dịch.Tại sao chủ đầu tư căn hộ vẫn quyết định mở bán dù thị trường đang khó khăn?
Một số chủ đầu tư vẫn quyết định mở bán hàng vào quý 4 năm nay, trong bối cảnh thị trường bất động sản chưa sôi động trở lại, còn sức mua thì bỏ ngỏ.Đơn cử, Vạn Phúc Group đã dời việc mở bán căn hộ cao cấp thuộc KĐT Vạn Phúc (TP. Thủ Đức) trong năm 2022 sang năm 2023 và kỳ vọng diễn biến trên thị trường sẽ tích cực hơn vào quý II và III/2023 để ra hàng.
Tương tự, Tập đoàn Nam Long đang dự kiến mở bán giai đoạn 2 Khu đô thị Izumi City và Paragon Đại Phước vào cuối quý I/2023. Khu dân cư tại Cần Thơ của Nam Long cũng được chuyển sang năm 2023 nhưng chưa có thời gian cụ thể.
Tập đoàn An Gia vốn sẽ giới thiệu dự án The Gio Riverside (TP. Thủ Đức) vào đợt cuối năm ngoái, nhưng đã phải lùi sang năm 2023, dự kiến giữa quý II. Đất Xanh cũng lùi kế hoạch triển khai một số dự án tới giữa năm 2023 như Opal City View, Lux Star (TP.HCM), DXH Park View (Bình Dương)…
The Grand Sentosa (huyện Nhà Bè) của Novaland dự kiến sẽ trở lại vào năm 2023 với 2.700 căn hộ. Dự án ban đầu có tên Kenton Residences của Công ty TNHH Xây dựng Sản xuất Thương mại Tài Nguyên, khởi công vào năm 2008, dự kiến bàn giao năm 2011. Nhưng khi xây thô được một phần thì thị trường đóng băng và dự án phải tạm ngưng. Năm 2013, chủ đầu tư hoàn trả tiền cho khách hàng và dừng dự án. Năm 2017 - 2018, dự án tái khởi động với tên gọi Keton Node. Năm 2022, Novaland đã đổi tên dự án thành The Grand Sentosa với giá bán khoảng 100 triệu đồng/m2.
Chủ đầu tư Hưng Thịnh giới thiệu dự án Moonlight Avenue (TP. Thủ Đức) gồm 2 tòa nhà và 1.000 căn hộ. Khách hàng có thể đặt cọc từ tháng 10/2022 với giá từ 68 - 77 triệu đồng/m2…
Tại khu vực ven thành phố, Thắng Lợi Group ra mắt dòng sản phẩm cao cấp và vừa túi tiền tại Long An, dự kiến mở bán vào cuối năm 2023. Tại Bình Dương, Phú Đông Group chuẩn bị ra mắt 800 căn hộ thuộc dự án Sky One Dĩ An.
Nhìn chung, nhiều doanh nghiệp địa ốc đang rất thận trọng với kế hoạch năm 2023 khi nhiều dự báo trước đó cho thấy thị trường vẫn phải đối mặt với nhiều khó khăn trong năm mới.
Hiện tại, chỉ có một số dự án đang chào bán. Bên cạnh các sản phẩm cao cấp, hạng sang như Zeit River, Park Village, The Metropole. Phân khúc trung cấp có nguồn cung nhỏ giọt, những dự án hiện hữu triển khai giai đoạn tiếp theo như Akari City, MT Eastmark City, Mizuki Park. Các dự án Fiato Premium, Soho Residence, The Privia, Essensia hay Celesta Rise vẫn chưa ấn định thời gian mở bán giai đoạn tiếp theo.
Tổng Giám đốc Thắng Lợi Group - Ông Nguyễn Thanh Quyền nhìn nhận, nếu năm 2022, doanh nghiệp gặp khó khăn vì ảnh hưởng của động thái siết tín dụng, thì sang năm 2023, nếu Nhà nước không có chính sách nới room thì các doanh nghiệp vẫn rất khó để tiếp cận vốn.
“Trong 6 tháng đầu năm 2023, thị trường địa ốc vẫn sẽ trầm lắng vì thiếu hụt, khan hiếm cả nguồn cung sản phẩm đúng nhu cầu và vốn tín dụng cho khách hàng. Những tháng cuối năm, từ quý III, thị trường sẽ chuyển biến tích cực hơn, nhưng không quá nhiều đột phá” - Ông Quyền cho hay.
Theo vị chuyên gia, vùng ven TP. HCM vẫn là tâm điểm đầu tư vì hạ tầng giao thông phát triển vượt bậc và xu hướng chuyển dịch ly tâm ngày một tăng cao. Cán cân cung - cầu trên thị trường vẫn hấp dẫn vì phân khúc nhà ở vừa túi tiền rất thu hút người mua khi thị trường đang dần mất đi phân khúc này. Đây cũng là các sản phẩm được nhà đầu tư ưu tiên lựa chọn.
Thông tin tích cực cho thị trường năm 2023 là việc hỗ trợ tín dụng cho bất động sản. Trong khi đó, dự báo nguồn cung căn hộ tại TP, HCM và vùng phụ cận của DKRA Group cho thấy, nguồn cung mới sẽ giảm, chỉ bằng 75% so với năm 2022. Chủ yếu tập trung tại TP. HCM với khoảng 12.000 căn, Bình Dương khoảng 7.000 căn.
Sức cầu chung vẫn duy trì đà giảm từ giữa năm 2022, dự báo sẽ khởi sắc vào cuối quý IV/2023 khi các vướng mắc pháp lý và tín dụng vào BĐS được tháo gỡ. Phân khúc hạng A vẫn đang ở thế chủ đạo, căn hộ hạng C và nhà ở xã hội tăng đáng kể vào năm 2023. Mặt bằng giá sơ cấp sẽ khó tăng giá đột biến, trong khi giá thứ cấp vẫn trong đà giảm vào năm 2023.
Tại phân khúc nhà phố, biệt thự ghi nhận nguồn cung mới và sức cầu giảm so với năm ngoái, dự kiến còn khoảng 5.500 căn. Đồng Nai vẫn dẫn đầu nguồn cung khi có khoảng 1.700 căn, Long An có gần 1.400 căn, Bình Dương có 1.200 căn, còn TP. HCM chỉ khoảng 700. Mặt bằng giá sản phẩm sơ cấp tiếp tục duy trì mức ổn định trong năm mới.