Bắt đầu từ tay trắng rồi kết thúc trắng tay: Dục vọng mù quáng, sa ngã đồng tiền khiến "tỷ phú nhặt rác" mất hết tất cả
BÀI LIÊN QUAN
Chọn một cái cây yêu thích, biết ngay điều bạn cần thay đổi để có được thành công và tình yêu đích thực6 chữ vàng người thành công thấm nhuần trong tư tưởng: Theo đuổi mục tiêu cần có tâm, thông minh nhưng không chăm chỉ cũng chẳng tạo nên việc lớnCâu chuyện khởi nghiệp từ 20 triệu đồng tiền vốn của CEO Fonos Xuân Nguyễn: Thành công nhờ kiến tạo và tuân thủ giá trị cốt lõiĐiển hình phải kể đến trường hợp của Tôn Thục Hoa, người Hà Nam, Trung Quốc. Khởi nghiệp từ hai bàn tay trắng, người đàn ông này mất nửa đời người mới có thể gây dựng được cho mình cơ nghiệp bạc tỷ. Tuy nhiên, do không biết hài lòng với những gì mình đang có, không kiềm chế được lòng tham mà Tôn Thục Hoa đã đánh mất tất cả, từng bước làm sụp đổ cơ nghiệp của mình.
Tuổi thơ cơ cực, nghèo khó
Doanh nhân Tôn Thục Hoa sinh năm 1964 tại huyện Hoài Dương, tỉnh Hà Nam, Trung Quốc trong một gia đình nghèo có 7 anh chị em. Cha mẹ ông phải đi sớm về khuya, vất vả làm những công việc vặt vãnh ở huyện thành, chắt bóp từng đồng mới có thể nuôi được con cái sống qua ngày. Tuy nhiên, sau đó cả họ Tôn không trụ được, buộc phải chuyển về quê ở với ông nội để bớt tiền nhà cửa, có thêm người chăm lo cho con cái.
Biết hoàn cảnh gia đình nghèo khó, Tôn Thục Hoa đã chủ động xin nghỉ học để dành cơ hội học tập cho các chị em. Điều này cũng khiến cha mẹ ông áy náy, họ luôn dặn dò các con của mình rằng, nếu tương lai có thể thành công, nhất định không được quên công lao của Tôn Thục Hoa.
Để giúp đỡ cha mẹ, Tôn Thục Hoa quyết lên thành phố lớn kiếm việc làm. Lúc mới đầu, ông xin được việc tại công trường. Ban ngày làm việc ở đây, tối đến ông lại mở quầy hàng bán đồ lặt vặt để kiếm thêm thu nhập.
Sau một thời gian làm việc, đội trưởng thấy ông cần mẫn, chịu khó nên đã sắp xếp cho ông mang bán các thanh thép, vỏ các tông và những chất thải khác từ công trường cho một trạm thu gom rác thải ở gần đó. Khoản tiền thu được sẽ dùng để mời mọi người ăn một bữa cơm.
Người đàn ông xây dựng cơ nghiệp từ bãi rác
Ngày qua ngày, mối quan hệ giữa Tôn Thục Hoa cùng ông chủ thu gom đồng nát ngày càng thân thiết. Cả hai thường xuyên trò chuyện, trở thành đôi bạn thân tâm đầu ý hợp. Được ông chủ này mách nước, Tôn Thục Hoa bắt đầu hành trình thu gom đồng nát.
Lúc đầu, ông chủ có ý định để Tôn Thục Hoa là một người thu gom đồng nát nhỏ lẻ, sau đó cung cấp cho mình. Thời gian đầu, Tôn Thục Hoa cảm thấy khá khó chịu vì thường xuyên phải đối mặt với đống rác bẩn thỉu, bốc mùi khó chịu cả ngày mưa lẫn ngày nắng. Tuy nhiên, ông chưa bao giờ nghĩ đến việc từ bỏ bởi trên vai vẫn phải gánh quá nhiều trọng trách.
Người đàn ông này hiểu rằng, chỉ có kiên trì, không ngừng nỗ lực thì mới có thể thay đổi cuộc sống hiện tại. Sau một thời gian gắn bó và có kinh nghiệm, Tôn Thục Hoa nhận ra ngành thu gom phế thải mang đến cho ông lợi nhuận đáng kể. Chính vì thế, ông càng phấn đấu nhiều hơn. Người đàn ông này đi khắp nơi, tiếp xúc với đủ kiểu người để tìm kiếm nguồn hàng cho mình.
Do thường xuyên đi về những vùng nông thôn để thu mua phế liệu, Tôn Thục Hoa dần hiểu rõ về nhu cầu của người dân nơi đây. Những hộ gia đình nghèo trồng bông sẽ cần dùng màng phủ công nghiệp. Điều đáng nói, vật liệu này có thể tái sử dụng. Vì thế, ông đã thu gom rất nhiều màng phủ để bán cho nhà xưởng, sau đó thu gom màng phủ đã qua sử dụng từ nhà xưởng để bán cho nông dân.
Khoản tiền chênh lệch giúp Tôn Thục Hoa thu về kha khá. Trong quá trình đi lại, ông cũng tranh thủ thu mua một số loại phân bón, thuốc trừ sâu tương đối rẻ ở thành phố để bán cho nông dân trong vùng. Cuộc mua bán cứ xoay vòng lặp lại như thế, Tôn Thục Hoa cũng không ngừng nảy ra những ý tưởng mới lạ gắn liền với nhu cầu thực tiễn của người dân. Việc làm ăn ngày càng lớn, thu nhập ngày càng cao. Sau một thời gian tiết kiệm, Tôn Thục Hoa cuối cùng cũng đã có trong tay một triệu tệ đầu tiên.
Có tiền, Tôn Thục Hoa cũng quan tâm đến gia đình nhiều hơn. Ông đón cha mẹ già lên thành phố để tiện chăm sóc, các anh chị em trong nhà cũng được thu xếp tìm việc làm phù hợp. Mọi mong muốn ban đầu của ông gần như đã hoàn thành.
Thế nhưng, chỉ bấy nhiêu thôi đối với ông là chưa đủ. Ông mong muốn nhiều hơn, muốn công việc kinh doanh của mình phải mở rộng và lớn mạnh hơn thế nữa. Tôn Thục Hoa nhanh chóng phân bổ tài chính của mình để thành lập nhà máy đầu tiên. Người đàn ông này rất tự tin vào doanh số hàng năm bởi nắm trong tay rất nhiều kênh bán hàng.
Đúng như dự đoán, các đơn hàng đặt màng phủ nông nghiệp lũ lượt kéo tới, dẫn tới tình trạng vượt quá khả năng cung cấp ra thị trường. Điều này càng thôi thúc ông mở rộng quy mô và xây dựng thêm nhà máy. Năng lực sản xuất tăng thêm trong khi nhu cầu của thị trường vẫn duy trì ổn định, khách hàng mới cũng không ngừng tìm đến khiến tình hình kinh doanh ngày càng thuận lợi, Tôn Thục Hoa vì thế cũng kiếm được bộn tiền.
Nắm trong tay khoản lợi nhuận khổng lồ, Tôn Thục Hoa đã thành lập Tập đoàn Hoa Lâm, đầu tư vào nhiều ngành nghề khác nhau như giáo dục, bất động sản, xây dựng, du lịch, đồ uống…
Dưới dự lãnh đạo của Tôn Thục Hoa, tập đoàn có thời gian phát triển vô cùng thịnh vượng. Ông cũng tích lũy được nhiều vốn liếng và trở nên vô cùng giàu có. Trong thời kỳ đỉnh cao, giá trị tài sản ròng của ông có thể lên tới 1,4 tỷ nhân dân tệ. Năm 2004, ông trở thành người giàu nhất tỉnh Hà Nam (Trung Quốc).
Bắt đầu từ tay trắng rồi kết thúc trắng tay
Dù đã trở thành người giàu nhất một vùng nhưng Tôn Thục Hoa vẫn chưa cảm thấy thỏa mãn. Ông ngày càng khao khát bản thân giàu hơn, có nhiều tiền hơn nữa. Chính những tham vọng mù quáng này đã đẩy người đàn ông này đến bên bờ vực thẳm.
Để có tiền đầu tư, Tôn Thục Hoa đã sử dụng giấy chứng nhận đất đai của Tập đoàn Hoa Lâm để vay nhiều khoản tiền khổng lồ từ ngân hàng một cách bất chính, hòng thu lợi nhuận gấp bội so với trước. Với tâm lý “liều ăn nhiều”, ông không thể ngờ rằng chờ đợi phía trước mình là một cái kết vô cùng thảm hại.
Cuối tháng 3/2007, Tập đoàn Hoa Lâm phải nộp đơn xin phá sản, toàn bộ tài sản bị cưỡng chế tịch thu để gánh vác các khoản nợ ngân hàng và trả giá cho những hành động bất chính của mình. Chỉ một phút bốc đồng, ông đã đánh mất toàn bộ những gì mình đang có, “xuống dốc không phanh” khi đang ở đỉnh cao sự nghiệp.
Có thể thấy, nếu không kiềm chế được dục vọng mù quáng, bị sa ngã bởi đồng tiền thì cuối cùng sẽ là người đánh mất tất cả. Câu chuyện của Tôn Thục Hoa chính là ví dụ để mọi người có thể rút ra bài học cho mình.