meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Bảng giá đất điều chỉnh của TP. HCM mới chỉ đạt được 60% giá thị trường

Thứ hai, 26/08/2024-10:08
Bà Đỗ Thị Thu Giang, Giám đốc Dịch vụ Tư vấn Savills TP.HCM đánh giá, bảng giá đất đang lấy ý kiến của TP. HCM mới chỉ đạt khoảng 60%, một số khu vực đạt 70% so với giá thị trường. Điều này cho thấy vẫn còn sự chênh lệch đáng kể.

Theo Luật Đất đai 2024 có hiệu lực từ 1/8/2024, các địa phương được phép áp dụng bảng giá đất cũ đến ngày 31/12/2025 và áp dụng bảng giá đất mới từ ngày 1/12026. Bảng giá mới sẽ không bị khống chế bởi khung giá đất và phải được xây dựng tiệm cận giá thị trường. TP. HCM là địa phương đầu tiên lấy ý kiến về dự thảo bảng giá đất điều chỉnh theo hướng tăng cao.

2 nhóm đối tượng chịu tác động

Bà Giang cho rằng, việc áp dụng bảng giá đất theo nguyên tắc thị trường là điều tất yếu và cần thiết nhằm khắc phục các hạn chế trước đây, đảm bảo tính minh bạch và công bằng trong hệ thống.

Tuy nhiên, bà Giang cho rằng, vẫn còn sự chênh lệch đáng kể giữa giá đất đề xuất và giá giao dịch thực tế. Chẳng hạn, tại đường Cao Thắng (quận 3 giá giao dịch trên thị trường khoảng 525 triệu đồng/m2, trong khi giá đất đề xuất chỉ là 330 triệu đồng/m2; đường Tân Thắng (quận Tân Phú) giá đề xuất là 90 triệu đồng/m2 nhưng giá giao dịch thực tế khoảng 150 triệu đồng/m2.





TP. HCM điều chỉnh giá đất là điều cần thiết
TP. HCM điều chỉnh giá đất là điều cần thiết

Bà Giang phân tích, dựa theo Điều 159 Luật Đất đai 2024 quy định bảng giá đất được sử dụng cho 11 trường hợp; Điều 109 và Điều 111 Luật Đất đai 2024 quy định về hỗ trợ và bố trí tái định cư cũng sử dụng, bảng giá đất TP. HCM đang đề xuất sẽ trực tiếp ảnh hưởng có lợi và bất lợi với 2 nhóm đối tượng khác nhau.

Cụ thể, nhóm đối tượng hưởng lợi bao gồm những người được nhận hỗ trợ từ Nhà nước khi thu hồi đất và bố trí tái định cư. Nhóm bị ảnh hưởng gồm các hộ gia đình và cá nhân được công nhận, chuyển đổi mục đích sử dụng đất.

Theo Luật Đất đai 2014, nghĩa vụ tài chính được ước tính khách nhau giữa đất trong và ngoài hạn mức. Theo đó, với đất trong hạn mức tính theo bảng giá đất, còn đất ngoài hạn mức tính theo giá đất cụ thể. Tuy nhiên, Luật Đất đai 2024 đã không còn phân biệt mà áp dụng theo bảng giá đất với toàn bộ diện tích.

Như vậy, với việc bảng giá đất đang đề xuất tăng cao hơn nhiều lần so với bảng giá đất hiện tại sẽ làm tăng chi phí cho nghĩa vụ tài chính trên phần diện tích này.

Thực tế, ngay sau khi bảng giá đất được công bố, nhiều người dân đã tự ước tính nghĩa vụ tài chính đối với các thủ tục chuyển đổi quyền sử dụng có thể lên tới hàng tỉ đồng, đại đa số người dân đều khó có thể “kham” được số tiền phải đóng.

Vẫn cần cân nhắc kỹ lưỡng

Theo dự kiến ban đầu, bảng giá đất điều chỉnh sẽ được TP. HCM áp dụng từ ngày 1/8/2024. Tuy nhiên, kế hoạch đã bị hoãn lại do vẫn còn nhiều vướng mắc. Bà Giang cho rằng, việc hoãn áp dụng là hợp lý bởi giá đề xuất đã tăng mạnh so với bảng giá cũ, lại được đề nghị áp dụng trong thời gian ngắn, gây áp lực tài chính cho các nhóm đối tượng bị ảnh hưởng.

Do đó, việc xây dựng và áp dụng bảng giá đất cần xem xét kỹ lưỡng để cân bằng lợi ích của tất cả các bên, đặc biệt cần ưu tiên đảm bảo quyền lợi của người dân. Ngoài ra, các phương pháp được áp dụng để xác định giá đất vẫn chưa đồng bộ và còn đơn giản.





Bà Đỗ Thị Thu Giang, Giám đốc Dịch vụ Tư vấn Savills TP.HCM
Bà Đỗ Thị Thu Giang, Giám đốc Dịch vụ Tư vấn Savills TP.HCM

Tại một số khu vực có giá trị cao nhưng phương pháp xây dựng bảng giá đất dường như chỉ nhân hệ số cố định cho tất cả các tuyến đường. Điều này thực chất không khác gì việc áp dụng bảng giá cũ rồi nhân với hệ số K, do đó chưa phản ánh giá trị thị trường tại những nơi điều chỉnh, cũng như tinh thần của Luật Đất đai.

Chẳng hạn, tại quận 1, hệ số nhân 5.0 được áp dụng đồng loạt cho tất cả các tuyến đường dẫn tới việc đường Đồng Khởi được đề xuất với giá 810 triệu đồng/m2 (hiện tại 162 triệu đồng/m2), và đường Hai Bà Trưng (đoạn từ Bến Bạch Đằng đến Nguyễn Thị Minh Khai) là 484 triệu đồng/m2 (hiện tại 96,8 triệu đồng/m2). Tương tự, tại quận 4 có hệ số nhân 11.3 và quận 5 là 5.58.

Theo chuyên gia Savills, bản đề xuất hiện tại cần được hoàn thiện thêm với phương pháp cần có sự tinh chỉnh, cụ thể hơn cho từng khu vực thay vì chỉ áp dụng hệ số chung. Việc chuyển đổi cũng cần tiến hành dần dần, minh bạch và đảm bảo lợi ích của tất cả các bên liên quan để đảm bảo thành công lâu dài của hệ thống mới này.

Theo: dothi.reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

4.000 căn nhà ở xã hội sắp “đổ bộ” thị trường: Giá nhà Hà Nội sẽ hạ nhiệt vào cuối năm 2025?

Đề xuất phá sản doanh nghiệp yếu kém: Nguy cơ lớn với các “chúa chổm” bất động sản

Hà Nội: Chung cư chưa có sổ giá cao nhưng không còn hấp dẫn như trước

Năm 2025 Hà Nội khởi công xây dựng tuyến đường sắt đô thị có vốn đầu tư 35.000 tỷ đồng

Thưởng Tết của doanh nghiệp bất động sản: Có sự phân hóa rõ rệt

Sang nhượng ồ ạt chung cư cao cấp: Thực hư chiêu trò "giảm sâu" để hút khách

TS. Vũ Đình Ánh: Có kiểu cho vay mua bất động sản nhưng "ẩn mình" dưới gói vay tiêu dùng

Giá nhà tăng cao, người dân nên hạ tiêu chuẩn để dễ tiếp cận

Tin mới cập nhật

Vành đai 4 thi công "xôi đỗ": Người dân có tâm lý chờ áp dụng quy định mới

3 ngày trước

Môi giới thỏa sức sáng tạo trên nền tảng meeyland.com khi tích hợp 2 tính năng mới đột phá

3 ngày trước

Chuyên gia: Một lượng vốn khổng lồ vẫn đang “luẩn quẩn” ở thị trường bất động sản miền Bắc

3 ngày trước

4.000 căn nhà ở xã hội sắp “đổ bộ” thị trường: Giá nhà Hà Nội sẽ hạ nhiệt vào cuối năm 2025?

3 ngày trước

Công nghệ quét toạ độ góc ranh mới: Điểm nhấn ấn tượng của Meey Map Ver 3.0

3 ngày trước