meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

“Bán không được, giữ chẳng xong”: Tình trạng chung của nhà đầu tư khi bất động sản chững lại

Thứ ba, 14/02/2023-16:02
Với bối cảnh toàn thị trường địa ốc sụt giảm giao dịch, không ít nhà đầu tư phải chấp nhận bán giá rẻ bất động sản để thu lại vốn. Bởi họ đã phải trải qua một thời gian dài chôn tiền trong đất mà không thể thoát hàng. 

“Vô tình lướt sóng lại mắc cạn”

Theo VIETNAMNET, nhiều chuyên gia trong ngành cho rằng, thị trường bất động sản Việt Nam đã và đang trong giai đoạn rất khó khăn. Riêng tại TP. Hồ Chí Minh, số liệu thống kê cho thấy, nguồn cung bất động sản sơ cấp khan hiếm, giá bán đã neo quá cao. Trong khi giá bán trên thị trường thứ cấp có xu hướng giảm nhưng sức tiêu thụ không mấy khả quan. 

Điều này đã khiến nhiều nhà đầu tư rơi vào cảnh lướt sóng bị mắc cạn, buộc phải bán đi với giá hòa vốn, thậm chí cắt lỗ sau một thời gian dài đầu tư mà không thể “thoát hàng” thu lại vốn. 

Cơ hội sẽ đến với môi giới và nhà đầu tư bất động sản trong năm nay, nhưng rủi ro vẫn còn đó

Năm 2023, thị trường bất động sản đem đến cả cơ hội và thách thức đối với các doanh nghiệp môi giới. Cơ hội sẽ đến với các doanh nghiệp sở hữu mô hình, quy trình chuyên nghiệp có liên kết tốt với chủ đầu tư, tiềm lực tài chính mạnh và chính sách chăm sóc khách hàng tốt, còn thách thức chính là sự thanh lọc tăng và thanh khoản giảm.

Giảm sâu tới 30%, nhà đầu tư vẫn e ngại bất động sản chưa tới “đáy”

Chuyên gia cho rằng với các sản phẩm bất động sản có tính đầu cơ cao, cả người mua và bán đều tính toán mang tính ngắn hạn thì với mức giảm giá từ 20 - 30% vẫn cần cân nhắc kỹ lưỡng. 

3 lý do khiến nhiều chủ đầu tư BĐS thà “ôm hàng ế” chứ không giảm giá bán

Đây là thời điểm được xem là “nước sôi lửa bỏng” của thị trường bất động sản Việt Nam khi các khó khăn cứ liên tục ập đến. Mối lo lớn của các tập đoàn, doanh nghiệp lớn chính là những lô trái phiếu đáo hạn trong khi nguồn tín dụng ngành này chưa được khai thông. Mặc dù rất khó khăn, cần nguồn tiền để kinh doanh nhưng nhiều doanh nghiệp vẫn “cắn răng” chấp nhận ôm hàng chứ không chịu giảm giá bán.

Nhiều nhà đầu tư rơi vào cảnh lướt sóng bị mắc cạn, buộc phải bán đi với giá hòa vốn, thậm chí cắt lỗ
Nhiều nhà đầu tư rơi vào cảnh lướt sóng bị mắc cạn, buộc phải bán đi với giá hòa vốn, thậm chí cắt lỗ

Anh Dương (trú tại TP. Thủ Đức) cho hay, đầu năm 2021 anh đã mua một căn hộ thuộc dự án chung cư tại quận 8 với giá 2,7 tỷ đồng. Dự án này có vị trí khá đẹp khi nằm trong khu dân cư đông đúc có hạ tầng giao thông thuận tiện, hiện đại. 

Theo anh Dương, ban đầu anh có ý định là mua để đầu tư, sẽ chờ tới khi nhận bàn giao nhà thì bán lại kiếm lời. Nhưng tới giữa năm 2022, anh gặp khó khăn về tài chính nên cần bán gấp. Tuy anh Dương chỉ bán bằng giá mua ban đầu ghi trên hợp đồng nhưng cũng không tìm được khách quan tâm. 

“Trước khi nhờ môi giới bán giúp, tôi đã muốn “trả lại” hàng cho chủ dự án với mức giá bằng giá hợp đồng nhưng họ không thu lại. Vào thời điểm cần tiền bán gấp, tôi chấp nhận cắt lỗ vài chục triệu đồng nhưng chẳng có ai muốn mua” - Anh Dương nói. 

Sau đó, người này đã phải vay ngân hàng để nhận bàn giao căn hộ, vì nếu không hoàn tất thanh toán thì chủ đầu tư sẽ phạt vì chậm thanh toán. Hiện tại, anh Dương phải chi thêm 4 triệu đồng mỗi tháng để trả lãi ngân hàng vì tiền cho thuê lại căn hộ không đủ bù vào. 

Cũng giống trường hợp trên, Anh Nam (trú tại Quận 3) cũng đang rối rắm khi trót đầu tư một căn hộ tại TP. Thủ Đức. Năm 2021, anh Nam mua một căn hộ diện tích 80m2 tại dự án chung cư ở TP. Thủ Đức với giá 3,4 tỷ đồng.

Dự án nằm ngay trung tâm nên anh Nam cho rằng tiềm năng tăng giá căn hộ rất lớn. Để mua căn hộ này, anh đã vay thêm ngân hàng 1,5 tỷ đồng.

Tới cuối năm 2022, vì việc kinh doanh cá nhân không thuận lợi nên anh Nam rao bán căn hộ. Nhưng dù đã bán với mức hòa vốn nhưng vài tháng nay vẫn không bán được. Hiện tại, mỗi tháng anh Nam sẽ phải trả cả gốc và lãi cho ngân hàng là 15 triệu đồng. 


Giá bán căn hộ tại TP. Hồ Chí Minh và các vùng phụ cận trong năm 2022 có diễn biến trái chiều
Giá bán căn hộ tại TP. Hồ Chí Minh và các vùng phụ cận trong năm 2022 có diễn biến trái chiều

Đại diện DKRA Group cho biết, giá bán căn hộ tại TP. Hồ Chí Minh và các vùng phụ cận trong năm 2022 có diễn biến trái chiều. Cụ thể, giá sơ cấp có tín hiệu tăng nhẹ từ 2 - 4% vì chi phí đầu vào tăng cao. Trong khi giá bán thứ cấp giảm từ 3 - 8%. Đã có nhiều nhà đầu tư gặp khó khăn về dòng tiền, hiện phải chấp nhận bán ngang giá lúc mua hoặc cắt lỗ nhưng không thanh khoản được. 

Nhìn nhận dưới góc độ người mua nhà, đại diện DKRA Group cho rằng, vấn đề lạm phát và lãi suất vay ngày càng tăng cũng gây ảnh hưởng đến tâm lý của người mua nhà ở thời điểm này. Nguồn hỗ trợ tài chính từ các ngân hàng giảm đáng kể, khiến cho các chủ đầu tư và người mua gặp khó khăn. 

Không vay được tiền, người mua đồng loạt trả hàng

Theo khảo sát của Savills Việt Nam, lượng giao dịch nhà ở tại TP. HCM có xu hướng chậm lại, giá bán trung bình lại tăng cao. Trong năm 2022, tổng giao dịch căn hộ tại TP. HCM ghi nhận 14.600 căn với tỷ lệ hấp thụ gần 69% - mức thấp nhất trong vòng 5 năm nay. Nguồn cung chủ yếu là các căn hộ có giá từ 2 - 5 tỷ đồng/căn. Căn hộ có giá dưới 2 tỷ đồng gần như đã biến mất. 

Trong khi giá bán căn hộ trung bình neo cao, từ khoảng 107 triệu đồng/m2. Tính riêng quý IV/2022, giá bán căn hộ sơ cấp lên tới 125 triệu đồng/m2, tăng 71% so với cùng kỳ năm 2021. 


Thị trường tầm trung có lượng khách hàng sử dụng đòn bẩy tài chính từ 50 -80% giá trị căn hộ
Thị trường tầm trung có lượng khách hàng sử dụng đòn bẩy tài chính từ 50 -80% giá trị căn hộ

Phó Giám đốc Bộ phận Nghiên cứu Savills TP. HCM - Bà Võ Thị Khánh Trang cho hay, theo khảo sát, ở những thị trường tầm trung có lượng khách hàng sử dụng đòn bẩy tài chính từ 50 -80% giá trị căn hộ. Điều này thể hiện việc nhiều người mua sẽ gặp khó khăn nếu không tiếp cận được vốn ngân hàng. 

“Trong những dự án đang mở bán hiện nay tồn tại một số trường hợp người mua nhà trả lại hàng vì họ không thể thực hiện quy trình vay vốn ngân hàng theo tiến độ” - Vị chuyên gia chia sẻ. 

Trước bối cảnh nguồn vốn hạn chế cũng như nguồn cung căn hộ mới có giá bán neo cao, bà Trang cho biết, có tới 80% lượng giao dịch thành công tập trung tại các dự án đầy đủ pháp lý và đảm bảo tiến độ xây dựng theo cam kết. 

Điều này chứng minh rằng nhóm khách hàng có tài chính tốt vẫn sẽ nhìn vào tính pháp lý và tiến độ xây dựng dự án, họ xem đây như một yếu tố quyết định để xuống tiền. Đây cũng là vấn đề mà các doanh nghiệp bất động sản phải nhìn nhận và chú trọng trong giai đoạn này. 

Vị chuyên gia nhận định, nửa đầu năm 2023, thị trường bất động sản vẫn sẽ còn và xuất hiện thêm những khó khăn, vướng mắc cho cả chủ đầu tư, nhà đầu tư và người mua. Đồng thời, chờ đợi chính sách của Nhà nước sẽ hoàn thiện trong năm nay. Kỳ vọng tới quý III và quý IV/2023 sẽ có thêm các chính sách cùng sự hỗ trợ tài chính từ các ngân hàng rõ rệt hơn. 

Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Tập đoàn Foxconn tiếp tục rót thêm 551 triệu USD đầu tư phát triển công nghệ tại Việt Nam

Lideco và Hà Đô sẽ hợp tác xây tòa tháp đôi 47 tầng tại Khu đô thị mới Dịch Vọng

Thừa Thiên - Huế: "Siêu" dự án gần 5.000 tỷ chính thức về tay "ông trùm" vàng bạc đá quý Doji

Đón đầu xu thế thể thao giải trí, Đồng Nai dành đất làm 6 sân golf

Thanh tra đề nghị xử phạt chủ khu đô thị An Huy- Bắc Giang

Bán "lúa non" khi chưa được cấp phép, dự án The Landmark Nha Trang bị Sở Xây dựng "tuýt còi"

TP. HCM: Tái khởi động gói thầu then chốt của dự án trung tâm triển lãm sau nhiều năm "đắp chiếu"

Siêu dự án nghỉ dưỡng 4 tỷ USD đang được Quảng Nam gỡ vướng giải phóng mặt bằng

Tin mới cập nhật

Một số dự án treo bất ngờ được thoát "khai tử" nhờ Hà Nội tung "phao cứu sinh"

6 phút trước

Quy định cấm bán bảo hiểm "gắn" dịch vụ ngân hàng: Doanh nghiệp bảo hiểm muốn có hướng dẫn cụ thể

6 phút trước

Gặp khó với "danh phận", Condotel cắt lỗ cả tỉ đồng nhưng thanh khoản vẫn mất hút

6 phút trước

Tập đoàn Foxconn tiếp tục rót thêm 551 triệu USD đầu tư phát triển công nghệ tại Việt Nam

6 phút trước

Thương mại điện tử bùng nổ, nhà phố cho thuê đìu hiu, ế ẩm

18 giờ trước