meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Bài học Volkswagen: Có tiền, có thương hiệu nhưng không có nổi chiếc xe điện hoàn hảo để cạnh tranh trên thị trường

Thứ hai, 19/12/2022-13:12
Volkswagen chính là ví dụ điển hình cho việc không phải cứ là thương hiệu lớn, sản xuất xe xăng lâu đời là có thể thành công trên mảng ô tô điện. Bởi những thách thức lớn nhất trên thị trường này là công nghệ phần mềm - thứ mà các hãng xe hơi truyền thống rất yếu thế. 

Theo Nhịp sống thị trường, anh Branden Flasch cho biết vào năm 2021 đã mua một chiếc xe điện ID4 của Volswagen và mọi thứ đều hoàn hảo, trừ phần mềm của xe. Hệ thống giải trí cùng những nút điều khiển trên màn hình hay việc tích hợp smartphone của ID4 mang lại cơn ác mộng cho anh.

Tờ The Verge cho biết, anh Flasch gặp khó khăn với việc kết nối Apple CarPlay với chiếc xe và cho biết sự phiền toái khi dùng hệ thống nút bấm. Khi quay xe, chỉ cần quẹt nhẹ phần nút trên vô lăng là có thể khởi động chương trình không mong muốn. 

Thực tế thì không chỉ một mình anh Flasch phàn nàn về lỗi phần mềm của những chiếc xe điện Volkswagen. Nhà sản xuất này đã hứa hẹn cập nhập bản vá lỗi nhưng tới nay vẫn chưa thấy đâu. 


Mảng phần mềm của Volkswagen là một cơn ác mộc
Mảng phần mềm của Volkswagen là một cơn ác mộc

Sau khi có người hỏi mua lại chiếc xe ID4 với giá gần 1.200 USD, Flasch quyết định bán lập tức để chuyển sang một chiếc xe mới. “Thực ra cũng không có nhiều chiếc xe điện tốt được bằng ID4. Cơ bản là chiếc xe này vẫn tốt về mảng giải trí nhưng phần mềm thì dở tệ. Volkswagen đang đi chậm hơn khá nhiều so với những ông lớn trong ngành này” - Flasch nói. 

"Phần mềm" chính là “gót chân asin”

Vấn đề về phần mềm hiện tại của Volkswagen nghiêm trọng tới mức đã khiến CEO Herbert Diess của họ bị sa thải. Người thay thế là Oliver Blume đã phải tổ chức cuộc họp cấp cao với hội đồng quản trị vào ngày 15/12/2022 nhằm bàn về giải pháp cho phần mềm xe điện. 

Tờ The Verge nhận định rằng, vấn đề phần mềm không chỉ xảy ra với Volkswagen mà rất nhiều hãng xe muốn gia nhập cuộc đua xe điện cũng gặp phải. Những chiếc ô tô điện là sự kết hợp của các nhà sản xuất ô tô với công ty phần mềm. Vì thế, các hãng xe truyền thống sẽ không dễ gì chuyển sang một mảng mới. 

Đối với Volkswagen - chủ sở hữu của hàng loạt thương hiệu như Porsche, Audi, Ducati hay Bentley, cũng là hãng xe ngang ngửa với Toyota thì câu chuyện về phần mềm xe điện là rất bức thiết. 

Tập đoàn đã cam kết chấm dứt sản xuất ô tô chạy xăng tại châu  u vào năm 2035, cùng với kế hoạch xây dựng 6 nhà máy ắc quy điện tại đây. Chính Volkswagen cũng thừa nhận rằng hãng sẽ xe điện hóa toàn bộ sản phẩm, kể cả những chiếc xe thể thao để bắt kịp xu thế. 

Hơn nữa, tập đoàn kỳ vọng vào việc kiếm được nguồn thu từ những dịch vụ đi kèm. Chẳng hạn như tính năng kết nối thiết bị, tích hợp thương mại điện tử, lưu trữ dữ liệu, trợ lý ảo… đều mang tới tiềm năng hái ra tiền cho Volkswagen. 

Trên lĩnh vực xe điện, “phần mềm” sẽ liên quan tới nhiều thứ, từ những chương trình điều khiển đơn giản tới các chức năng phức tạp như lái tự động, điều hướng xe, quản lý pin, kết nối tới các thiết bị khác… Thậm chí nó còn là cả hệ thống giải trí cũng như tích hợp với smartphone. 


Việc từ bỏ sản xuất xe xăng để chuyển hẳn sang xe điện là một điều không dễ dàng
Việc từ bỏ sản xuất xe xăng để chuyển hẳn sang xe điện là một điều không dễ dàng

Tờ The Verge lại bình luận rằng, Volkswagen đang thiếu tất cả những thứ đó. Ví dụ như chiếc ID3 tại thị trường châu Âu, dòng anh em với chiếc ID4 tại Mỹ, bị trì hoãn ngày ra mắt vì vấn đề về phần mềm. Các dòng ID khác của họ cũng bị người tiêu dùng Trung Quốc phàn nàn khi hệ thống màn hình bị tắt đột ngột. 

Một số người dùng tại Mỹ đã báo cáo về sự cố như màn hình hiển thị thời gian sạc sai, không hiển thị một số thông tin, chỉ số áp suất khi bơm không chính xác, lỗi khi tích hợp với điện thoại thông minh và vô số vấn đề khác. 

Chuyên gia Will Kaufman tới từ hãng bán xe Edmunds cho rằng, họ phát hiện ra rất nhiều phần mềm kể từ khi sử dụng chiếc ID4 bản 2021, mua từ tháng 3/2022. “Có vô số lỗi và vấn đề xảy ra” - Ông Kaufman thừa nhận.

Tất nhiên là việc phải gấp gáp với một số người chơi mới trên thị trường cũng là một nguyên nhân khiến hãng xe lớn như Volkswagen chưa thể làm tốt. Nhìn chung thì việc từ bỏ sản xuất xe xăng để chuyển hẳn sang xe điện là một điều không dễ dàng. 

Thị trường hiện nay, ngoài ID3 và ID4 của Volkswagen thì còn RAV4 của Toyota, Mustang Mach E, Huyndai Ioniq 5, KIA EV6 cùng trong một tầm giá và nhắm tới một phân khúc khách hàng. Do đó, việc chạy đua để ra mắt chiếc xe điện trước đối thủ nhằm tăng khả năng nhận diện sản phẩm vô cùng quan trọng, trong khi đó mảng kỹ thuật có thể cải thiện sau. 

Nỗi sợ của các “ông lớn” 

Chuyên gia của Edmunds cho rằng, một chiếc ô tô điện thông thường sẽ tích hợp rất nhiều công nghệ mới, đây chính là lý do mà phần mềm trở nên vô cùng quan trọng vì nó không chỉ mang tính giải trí mà còn để điều khiển những phần khác trong xe. 

Chung quan điểm này, giám đốc Waattii của AutoPacific cho biết, các hãng xe hơi truyền thống không mạnh về mảng phần mềm và họ đều đang lo sợ việc sẽ thành nhà cung ứng cho các doanh nghiệp công nghệ, chứ không phải là người chơi chính. 


Các hãng xe hơi truyền thống lo sợ việc sẽ thành nhà cung ứng cho các doanh nghiệp công nghệ
Các hãng xe hơi truyền thống lo sợ việc sẽ thành nhà cung ứng cho các doanh nghiệp công nghệ

Đây cũng là lý do khiến Volkswagen buộc phải phát triển hệ thống phần mềm của họ dù nó chưa hoàn chỉnh và chấp nhận nhận lại những lời phàn nàn. Họ không muốn là một doanh nghiệp chỉ cung ứng động cơ hay linh kiện cho một hãng sản xuất xe điện khác chỉ vì phần mềm. 

Trong khi một hãng xe khác lại đang giao hệ thống phần mềm cho một đối tác chuyên nghiệp để đảm bảo trải nghiệm cho khách hàng dù có thể họ sẽ phải phụ thuộc trong tương lai. Chẳng hạn như Volvo và Polestar đã bắt tay với phần mềm Android Automotive của Google để tích hợp vào dòng xe điện UX. Ford cũng tích hợp Android vào hệ thống phần mềm xe điện vào năm sau. 

Chia sẻ:

Cùng chủ đề

"Nhập cuộc" đường đua NOXH, Nam Định sắp có dự án hơn 900 tỷ đồng với 1.100 căn hộ

Đường Vành đai 2: TPHCM bồi thường theo giá đất mới, tối đa 111 triệu đồng/m2

Vì sao Long An thông báo dừng lựa chọn nhà đầu tư thực hiện 2 dự án NOXH?

Bình Dương: Khu dân cư nghìn tỷ sắp "hồi sinh" sau nhiều năm bị cơ quan chức năng "tuýt còi"

"Ông lớn" bán lẻ Nhật Bản rót 35 triệu USD xây TTTM tại Hà Nam

Hòa Bình: Khu đô thị Trung Minh chậm tiến độ, chủ đầu tư nợ gấp 31 lần vốn chủ

Toàn cảnh khu vực vừa được khởi công dự án xây cầu gần 2.200 tỷ

Hải Phòng: 1 dự án NOXH được phép bán 636 căn hộ, mở ra cơ hội an cư

Tin mới cập nhật

"Nhập cuộc" đường đua NOXH, Nam Định sắp có dự án hơn 900 tỷ đồng với 1.100 căn hộ

4 giờ trước

Thấy gì từ gần 26.000 sản phẩm tồn kho của doanh nghiệp bất động sản?

4 giờ trước

Thí điểm mở rộng đất xây dựng nhà ở thương mại: Tránh tạo cơ chế xin cho

4 giờ trước

Kết thúc đấu giá đất Hoài Đức: 2 lô đắt nhất 15 tỷ đồng/lô, gấp 14 lần khởi điểm

4 giờ trước

Công nghệ đang định hình tương lai cho người mua nhà lần đầu như thế nào?

1 ngày trước