Ba cách giúp Ngân hàng Nhà nước hạ nhiệt tỷ giá
Theo Thị trường Tài chính, lãi suất giữa Việt Nam và Mỹ có sự chênh lệch lớn hơn, phần nào là do việc đi ngược với chính sách tiền tệ của Fed kể từ đầu năm đến nay. Giới phân tích nhiều lần đưa ra cảnh báo việc này có thể khiến áp lực tỷ giá tăng.
Mặt khác, Fed đã kết thúc cuộc họp tháng 9 và ra quyết định không tăng lãi suất, tiếp tục giữ mức 5,25 - 5,5%, đây là mức cao nhất trong vòng 22 năm nay. Đối với Việt Nam thì đây là tín hiệu tích cực, nhưng Fed vẫn kỳ vọng vào việc cuối năm nay sẽ có một đợt tăng mới, vì vậy sức ép dòng tiền vẫn chưa mất đi.
3 cách để hạ nhiệt tỷ giá
Giám đốc Phân tích Khối Khách hàng cá nhân của Chứng khoán Yuanta Việt Nam - Ông Nguyễn Thế Minh chia sẻ, nhà điều hành có thể áp dụng 3 biện pháp giúp hạ nhiệt tỷ giá, gồm: bán USD, tăng lãi suất, hút tiền đồng về. Ở giai đoạn tỷ giá tăng liên tục vào năm ngoái, Ngân hàng Nhà nước đã có các giải pháp như hạ tỷ giá trung tâm, phát hành giấy tờ có giá ngắn hạn để hút tiền về.
Theo vị chuyên gia, công cụ tăng lãi suất không được dùng trong thời điểm này vì Ngân hàng Nhà nước vẫn đang theo xu hướng nới lỏng tiền tệ để hỗ trợ nền kinh tế. Với mong muốn bảo toàn dự trữ ngoại hối, cách bán USD sẽ không được ưu tiên.
“Vì thế trong bối cảnh hiện nay, hút bớt tiền đồng qua kênh tín phiếu được ưu tiên lựa chọn” - Ông Minh nói. Chênh lệch lãi suất giữa đồng VND và USD sẽ thu hẹp nhờ động thái hút bớt tiền đồng này. Việc lãi suất liên ngân hàng VND được nâng lên, từ đó làm giảm nhiệt vấn đề tỷ giá và giúp NHNN có thêm nhiều dư địa trong trung hạn.
Có thể chứng minh bằng việc khi không phát sinh nghiệp vụ trên thị trường mở sau khoảng 15 tuần. Chiều ngày 21/9, NHNN hút khởi hệ thống gần 10.000 tỷ đồng qua kênh tín phiếu. Cụ thể, nhà đầu hành chào thầu tín phiếu kỳ hạn 28 ngày với 9.995 tỷ đồng trúng thầu, lãi suất 0,69%.
Tuy nhiên, ông Minh cho rằng, đồng USD sẽ tiếp tục mạnh hơn với khả năng Fed sẽ tăng lãi suất trong cuộc họp tháng 11 hoặc tháng 12 năm nay. “Do đó, khó mà kỳ vọng tỷ giá sẽ quay đầu giảm trong bối cảnh hiện nay. Những nhà điều hành sẽ có những biện pháp điều tiết để tỷ giá biến động trong vùng kiểm soát” - Ông Minh cho hay.
Kịch bản tăng giá nóng cuối năm 2022 khó lặp lại
Sau nửa năm bình ổn, tỷ giá đã bật tăng trở lại gây ra nhiều lo ngại. Tuy nhiên, CEO của WiGroup - Ông Trần Ngọc Báu cho biết, tỷ giá tăng nằm trong dữ liệu của NHNN và sẽ khó xảy ra việc tăng nóng như cuối năm 2022.
“Bối cảnh hiện tại khác hoàn toàn với cuối năm 2022, khi đó USD rút ra thực sự vì lo ngại sự đổ vỡ mang tính dây chuyền. Hiện tại, hệ thống ngân hàng đã ổn định hơn nhiều, không còn tình trạng rút vốn nữa. Hơn nữa, cán cân vãng lai đang tương đối mạnh. Dự báo cán cân tổng thể năm nay sẽ thặng dư nhẹ. Trong khi vào cuối năm 2022, cán cân vãng lai khá yêu vì xuất khẩu dịch vụ chưa phục hồi được, xuất khẩu hàng hóa thặng dư yếu” - Vị này cho biết.
Bối cảnh về chênh lệch lãi suất USD và VND cũng hoàn toàn khác nhau. Bởi nếu như Fed trong năm 2022 đã mạnh tay tăng lãi suất thì năm nay Fed lại đi đến chặng cuối của chu kỳ tăng lãi suất.
Theo thống kê của nhóm phân tích BIDV Treasury, tỷ giá USD/VND trên thị trường liên ngân hàng vẫn chịu áp lực tăng mạnh thêm gần 300 điểm, lên quanh mức 24.400 (tăng 1,2%) sau 1 tuần đầu tháng 9 giằng co quanh vùng 24.050 - 24.100.
Từ đầu năm, VND đã giảm khoảng 3,7% so với đồng USD, mức giảm tương đương với một số đồng tiền khác như THB (-3,8%), TWD (-4,5%); nhưng lại thấp hơn JPY (-11%), MYR (-6,5%), CNY (-5,7%), KRW (-4,8%).
Các chuyên gia của đơn vị này cho biết, có nhiều yếu tố gây bất lợi đến tỷ giá kể từ đầu tháng 9. Phải kể đến là sức ép từ thị trường quốc tế vẫn tăng khi chỉ số USD Index tiếp tục tăng 1,7% lên mức 105, cao nhất trong nửa năm qua. Trong 2 tháng gần đây, chỉ số USD Index đã tăng tới 5,5%.
Lần này, đà tăng của DXY khá ổn định so với một số đợt tăng khác trong 2 và 3 bởi triển vọng kinh tế Mỹ hạ cánh mềm và thoát khỏi cuộc suy thoái ở giai đoạn tới đang ngày càng sáng sủa hơn. Đồng thời, một số nền kinh tế đối trọng với Mỹ như Trung Quốc và EU đang khá khó khăn với những vấn đề riêng.
Chẳng hạn như EU, vấn đề giá cả hàng hóa leo thang khiến cán cân thương mại thâm hụt khá mạnh. Hay như câu chuyện của Trung Quốc là về thị trường địa ốc.
Đối với Việt Nam, cân đối cung cầu trong nước có mức thặng dư nhẹ khoảng 200 triệu USD sau khi deal bán vốn của VPBank hoàn tất là yếu tố bất lợi thứ 2. Tuy nhiên, thị trường có một vài nhu cầu giao dịch lớn của NHNN và nhu cầu nhập khẩu xăng dầu tăng cao trong thời.
Sau khi deal bán vốn của VPBank đã hoàn tất là yếu tố bất lợi thứ 2 thì cân đối cung cầu trong nước ở mức thặng dư nhẹ khoảng 200 triệu USD. Tuy nhiên, thị trường cũng có vài nhu cầu giao dịch lớn của Kho bạc Nhà nước và nhu cầu nhập khẩu xăng dầu tăng cao trong thời gian qua bởi nhà máy Nghi Sơn đã tạm dừng hoạt động trong 2 tháng.
Chênh lệch lãi suất VND-USD vẫn ghi nhận số âm kéo dài, khiến tình trạng gom ngoại tệ gia tăng. Bên cạnh đó, khi môi trường quốc tế kém thuận lợi và tỷ giá trong nước tăng nhanh đã làm tâm lý thị trường tiếp tục dịch chuyển xấu hơn.