Anh nông dân Hậu Giang đầu tư đất xây dựng mô hình nuôi cá trê trắng, mỗi vụ thu lãi 40 triệu đồng
BÀI LIÊN QUAN
Ông nông dân An Giang đầu tư 4.000m2 đất xây dựng vườn "thập cẩm", mỗi năm đều thu "lợi kép"Ông nông dân Bình Phước đầu tư 30ha đất trồng sầu riêng, mỗi năm dắt túi cả tỷ đồngÔng nông dân Sài Gòn đầu tư đất nuôi cá cảnh "nhà nghèo", mỗi ngày dắt túi nửa triệu đồngTheo Dân Việt, thực trạng nghề nuôi thủy sản trong những năm gần đây đã gặp nhiều khó khăn, giá cả thức ăn cũng ngày càng cao dẫn đến nghề nuôi thủy sản tại thành phố Ngã Bảy nói riêng và tỉnh Hậu Giang nói chung trong hơn 5 năm qua kém phát triển. Cũng vì thế mà nhiều hộ cá tra đã phải bỏ nghề chuyển sang nuôi một số đối tượng thủy sản khác ví dụ như thát lát, tai tượng, điêu hồng,... để có thể tăng thêm thu nhập kinh tế cho gia đình. Dân gian có câu "Trong cái khó, ló cái khôn”, sau nhiều năm đầu tư nuôi cá tra lỗ nặng, nguồn vốn cũng cạn kiệt. Để có thể duy trì được kinh tế gia đình thì anh Lê Thanh Tống, sinh năm 1985 tại ấp Mái Dầm, xã Đại Thành, thành phố Ngã Bảy, tỉnh Hậu Giang đã chọn đối tượng là con cá trê trắng để nuôi thử nghiệm trên diện tích ao nuôi cá tra của hộ gia đình.
Anh nông dân Lâm Đồng đầu tư 2ha đất trồng tre Mạnh Tông, mỗi năm thu lãi 400 triệu đồng
Được biết, năm 2007 từ dự án hỗ trợ giống cây trồng của xã, anh Đỗ Thanh Hải cùng với một số hộ dân thôn Hương Vân, xã Đạ Lây, huyện Đạ Tẻh (Lâm Đồng) đã được dự án Winrock hỗ trợ giống tre Mạnh Tông để trồng thử nghiệm và mỗi hộ nhận được 10 gốc.Nông dân Bắc Giang đầu tư đất đồi nuôi gà, mỗi lứa thu lãi 280 triệu đồng
Trong thời điểm này, giá gà thả đồi, cụ thể là gà núi Hương Sơn trên địa bàn huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang đang được các thương lái thu mua với giá cao gấp 1,5 lần so với thời gian trước. Nguyên nhân của việc giá gà thả đồi tăng này là do khoảng khan hiếm nguồn cung.Ban đầu anh đã tự tay bắt cá trê giống từ môi trường thiên nhiên rồi sau đó đem ương trên vèo khi cá đạt kích cỡ chiều dài từ 2 - 3 phân/con thì sẽ đem thả xuống ao nuôi. Anh Tống sẽ cung cấp thức ăn công nghiệp với hàm lượng đạm từ 32 - 40 đạm và tiến hành bổ sung thêm thức ăn động vật ví dụ như cá, tép, ốc, cua băm nhuyễn trộn với thức ăn công nghiệp cho cá trê trắng ăn. Thời gian thả nuôi sau 10 tháng thu hoạch cá trê thương phẩm.
Sau 10 tháng nuôi thì kết quả mà anh Tống thu hoạch đạt sản lượng cá trê trắng thương phẩm. Giá cá trê trắng sẽ được thương lái thu mua từ 60.000– 70.000 đồng/kg. Sau khi đã trừ đi các chi phí thì anh Tống thu về khoản lợi nhuận 40 triệu đồng.
Hiện tại, mô hình nuôi cá trê trắng tại xã Đại Thành, thành phố Ngã Bảy đã được nhân rộng thêm 5 hộ nuôi với quy mô thả cá trê giống mỗi hộ là từ 10.000 – 20.000 con cá giống/ao nuôi.
Anh Tống cho biết: "Đối tượng con cá trê trắng rất dễ nuôi, ít dịch bệnh, số lượng đầu con thả nuôi hao hụt ít, chi phí thuốc phòng bệnh cho cá thấp, chủ yếu phòng bệnh đường ruột cho cá là chính".
Và để có thể nhân rộng mô hình nuôi cá trê trắng cũng như cung cấp con giống cho các hộ nuôi tại địa phương thì anh Tống đã đầu tư ao nuôi cá trê trắng bố mẹ. Và với diện tích 500m2, anh Tống thả 200 cặp cá trê bố mẹ. Tính đến thời điểm khoảng tháng 7 và tháng 8 khi có mưa rơi xuống thì cá sẽ đẻ đợi đến khi cá nở thành con sẽ vớt cho lên vèo ương khi cá đạt kích cỡ chiều dài từ 2 - 3 phân/con sẽ bán cho các hộ nuôi.
Anh nông dân này nhấn mạnh: "Con cá trê trắng về chất lượng thịt không khác gì với cá trê trắng sống ở môi trường thiên nhiên, thịt vẫn săn chắc, thơm ngon và ngọt, do đó rất được người tiêu dùng ưa chuộng và thị trường đón nhận".