9 tháng đầu năm 2022, FLC báo lỗ ròng gần 1.900 tỷ đồng
BÀI LIÊN QUAN
Nhiều ngân hàng báo lãi “khủng”, nhưng đà tăng sẽ khó duy trì trong thời gian tớiThái Dương Gas báo lãi sau thuế đạt gần 1,6 tỷ đồng, gấp 12,5 lần cùng kỳ năm trướcTháng 9/2022, HAGL báo lãi 113 tỷ đồng dù giá chuối không cao như kỳ vọng và giá heo giảmTheo báo cáo, trong quý 3, doanh thu thuần của FLC giảm đến 70% so với cùng kỳ về mức 429.3 tỷ đồng. Việc kinh doanh dưới giá vốn khiến cho Công ty báo lỗ gộp hơn 96 tỷ đồng trong quý.
Kết quả là ở hoạt động tài chính tiêu cực hơn so với cùng kỳ với mức doanh thu giảm đến 93% còn gần 18 tỷ đồng. Chi phí cũng tăng 58% lên gần 106 tỷ đồng. Trong đó thì chi phí lãi vay chiếm đến 85 tỷ đồng, so với quý 3 năm trước tăng hơn 30%.
Có thể thấy, kết quả kinh doanh của FLC cũng tiếp tục chịu thêm gánh nặng từ các công ty liên doanh liên kết khi đã phải ghi lỗ đến 3018 tỷ đồng trong quý 3, so với con số cùng kỳ cao hơn 65%.
Biwase báo lãi quý III/2022 tăng 24%: Tỷ lệ thất thoát nước thấp kỷ lục
Lũy kế 9 tháng đầu năm 2022, doanh thu thuần của Biwase đạt 2.440 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế là 639 tỷ đồng.BCTC quý III/2022 Dược Hậu Giang (DHG) báo lãi kỷ lục, tăng trưởng 30% so với cùng kỳ
So với kế hoạch đã đưa ra, Dược Hậu Giang đã hoàn thành 79% chỉ tiêu doanh thu và đạt được 98% kế hoạch lợi nhuận sau 9 tháng đầu năm 2022.Chưa dừng lại ở đó, Tập đoàn FLC cũng còn phải gánh thêm khoản chi phí quản lý doanh nghiệp gấp dần 2,5 lần quý 3 năm trước, tăng lên mức 267 tỷ đồng. Tổng kết, công ty đã báo lỗ ròng gần 782 tỷ đồng, trong khi đó cùng kỳ có lãi 5.3 tỷ đồng.
Lũy kế trong 9 tháng đầu năm 2022, Tập đoàn FLC đã thu về gần 2,1 tỷ đồng doanh thu thuần, so với cùng kỳ giảm 62% và lỗ gộp là 6,,5 tỷ đồng. Còn trong 9 tháng, lỗ ròng của công ty đã lên đến gần 1.900 tỷ đồng,.
Trong kỳ, doanh thu cũng sụt giảm chủ yếu là do doanh thu bán hàng hóa cũng như kinh doanh bất động sản, ghi nhận giảm lần lượt là 80% và 63% xuống chỉ còn 621.8 tỷ đồng và 566.7 tỷ đồng. Trái lại, doanh thu cung cấp dịch vụ của FLC lại tăng đến 40% lên mức hơn 950 tỷ đồng. Mặc dù vậy thì giá vốn cung cấp dịch vụ lên đến gần 1.200 tỷ đồng là nguyên nhân chủ yếu khiến cho FLC lỗ gộp trong 9 tháng của năm 2022.
Cũng theo đó, chi phí quản lý doanh nghiệp tăng mạnh chủ yếu là do chi phí dự phòng cũng như chi phí dịch vụ mua ngoài. Và trong 3 quý đầu năm 2022, FLC đã ghi nhận 195 tỷ đồng chi phí dự phòng và 250 tỷ đồng chi phí dịch vụ mua ngoài.
Đến cuối quý 3, tổng tài sản của FLC cũng đạt hơn 36.200 tỷ đồng, so với hồi đầu năm tăng 7%. Các khoản phải thu ngắn hạn chiếm đến 15.700 tỷ đồng, so với hồi đầu năm tăng 16%. Trong đó, phải thu về cho vay ngắn hạn chiếm đến 7.400 tỷ đồng, so với hồi đầu năm tăng 20%.
Hiện, FLC đang nắm giữ 174 tỷ đồng chứng khoán kinh doanh, so với hồi đầu năm giảm 34%. Danh mục này khiến cho FLC phải ghi dự phòng gần 150 tỷ đồng. Còn ở phần đầu tư dài hạn, FLC cũng ghi nhận giá trị đầu tư là gần 4.200 tỷ đồng, dự phòng gần 5 tỷ đồng.
Khoản đầu tư vào Công ty Cổ phần Hàng không Tre Việt (Bamboo Airways - BAV) có mức giá gốc hơn 4.000 tỷ đồng. Công ty cũng ghi nhận lỗ 1.270 tỷ đồng từ hoạt động kinh doanh của Bamboo Airways.
Và cơ cấu nguồn vốn của FLC đang đến phần lớn từ nợ phải trả. Tính đến ngày 30/9, nợ phải trả lên đến gần 28.300 tỷ đồng, so với đầu năm tăng 17,4%. Nợ vay tài chính chiếm hơn 5.000 tỷ đồng. Vào cuối quý 3/2022, FLC đang ghi nhận khoản vay ngắn hạn là 621 tỷ đồng đối với ông Lê Thái Sâm - Phó Chủ tịch HĐQT.