meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

7 kiểu sinh viên chưa ra trường đã bị doanh nghiệp "từ chối", xã hội "đào thải", nguy cơ thất nghiệp rất cao dù học ở các trường top đầu

Thứ ba, 21/12/2021-17:12

Những kiểu sinh viên dưới đây nếu không cố thay đổi sớm thì rất khó có thể tìm được việc làm phù hợp. Do đó, nguy cơ thất nghiệp sẽ ngày càng cao.

Hiện nay, việc làm thì ít mà lao động lại nhiều. Những kiểu sinh viên hay ảo tưởng sức mạnh, lười biếng, sống ỷ lại thường có nguy cơ thất nghiệp cao sau khi tốt nghiệp. Nếu không chịu thay đổi thì không những doanh nghiệp mà đến xã hội cũng sẽ đào thải bạn.

Dưới đây là 7 kiểu sinh viên điển hình dự đoán có nguy cơ thất nghiệp cao sau khi tốt nghiệp:

Kiểu sinh viên 1: Lười biếng

Nhiều sinh viên thường nghĩ rằng chỉ cần trúng tuyển vào các trường đại học là sau này có thể dễ dàng xin việc. Chính vì thế nên thường chủ quan, lơ là và coi thường việc học hành. Theo đó, họ thường chơi bời suốt ngày, không tập trung rèn luyện hay trau dồi kiến thức. Còn một số khác chưa có kinh nghiệm làm việc nhưng lại lười học hỏi, không chịu khó, chịu khổ. Họ chỉ thích những công việc nhà hạ, làm một mà than mười.

Kiểu sinh viên này khi đi làm dù thông minh cũng rất ít khi được trọng dụng. Thậm chí sẽ có nhiều doanh nghiệp vì thế mà xa lánh. Những việc làm lương cao đều không nuôi những kẻ nhàn hạ, nếu không chịu thay đổi sớm thì không những không tìm được công việc tốt mà còn có nguy cơ thất nghiệp sớm.

 Những người lười biếng thường khó thành công trong công việc
Những người lười biếng thường khó thành công trong công việc

Kiểu sinh viên 2: Thiếu những kỹ năng thực tế

Nhiều người cứ nghĩ, học giỏi thì ắt các công ty, doanh nghiệp trọng dụng. Nhưng trên thực tế, trường đời thực sự rất khác xa so với trường học. Không phải cứ miệt mài cày trên sách vở để đạt kết quả xuất sắc là bạn có thể đảm đương mọi vị trí công việc.

Khi bước chân vào môi trường thực tế, công việc sẽ đòi hỏi các sinh viên phải có được sự kết hợp giữa nền tảng kiến thức, tính ứng dụng, tư duy, khả năng giao tiếp và khả năng giải quyết vấn đề. Chính vì thế, những sinh viên dù tốt nghiệp bằng giỏi mà khả năng thực hành kém cũng dễ bị các doanh nghiệp từ chối. Thậm chí sau khi ra trường sẽ rơi vào hoàn cảnh thất nghiệp. Dù bạn có tốt nghiệp trường danh tiếng mà năng lực không đủ đáp ứng yêu cầu công việc thì sớm muộn gì cũng bị sa thải mà thôi.

 Thực tế cho thấy, trường đời khác xa với trường học
Thực tế cho thấy, trường đời khác xa với trường học

Kiểu sinh viên 3: Không có chí tiến thủ

Hiện nay rất nhiều sinh viên có năng lực nhưng khi đi phỏng vấn lại bị đánh trượt bởi vì tầm nhìn ngắn. Họ đi làm không có mục tiêu, đến đâu hay đến đó và chấp nhận sống dễ dãi với bản thân. Họ là những người nhanh thỏa mãn với những gì mình có được.

Sẽ không có một doanh nghiệp nào muốn thuê một nhân viên ì ạch, chậm tiến so với đồng nghiệp và xã hội. Những người này dù có được nhận thì cũng sẽ sớm bị đào tải hoặc sẽ tự nghỉ việc. Bởi vì những đồng nghiệp vào cùng thời điểm hay sau thời điểm đều đã thành công mà họ vẫn đang dậm chân tại chỗ.

 Những người không có chí tiến thủ dễ bị xã hội đào thải
Những người không có chí tiến thủ dễ bị xã hội đào thải

Kiểu sinh viên 4: Chăm kiếm tiền nhưng bỏ quên việc trau dồi kiến thức, kỹ năng

Thực tế cho thấy, nhiều sinh viên thường tận dụng thời gian rảnh để đi làm thêm tăng thu nhập. Việc này tuy tốt nhưng sẽ gây ra việc chểnh mảng trong việc học. Thậm chí có người sẽ chán học và ảnh hưởng đến việc ra trường trong tương lai.

Điều này cũng rất không tốt cho việc đi làm sau này. Một khi các sinh việc không biết cách sắp xếp, cân bằng trong việc học và làm thêm thì khó có thể thành công được. Việc quan trọng thì cần được ưu tiên và không để những việc phụ làm ảnh hưởng đến công việc chính. Vì thế, kiểu sinh viên chỉ chăm chăm kiếm tiền cũng khó lòng nhận được sự săn đón của các doanh nghiệp.

 Nếu chăm kiếm tiền mà quên bồi dưỡng kỹ năng thì sớm muộn bạn cũng sẽ thất nghiệp
Nếu chăm kiếm tiền mà quên bồi dưỡng kỹ năng thì sớm muộn bạn cũng sẽ thất nghiệp

Kiểu sinh viên 5: Đánh giá quá cao về năng lực của bản thân

Tình trạng này thường xảy ra đối với các sinh viên thuộc trường đại học TOP đầu. Họ là những người nghĩ bản thân học tại các ngôi trường danh giá cũng sẽ phải nhận những công việc xứng tầm. Họ "ảo tưởng" rằng sau khi tốt nghiệp sẽ được các công ty, doanh nghiệp chào đón và giao cho các vị trí cao.

Tuy nhiên trên thực tế, để được nhận vào các công ty dù lớn hay nhỏ, đảm nhận công việc quan trọng hay tầm thường còn phải phụ thuộc vào năng lực thực sự của bản thân chứ không phải cái mác là ngôi trường danh giá mà bạn theo học.

Theo đó, doanh nghiệp sẽ không trả tiền cho các bằng cấp của bạn. Họ chỉ chi tiền cho khả năng và những đóng góp cho công việc với mục tiêu phát triển. Vì thế, những sinh viên hay ảo tưởng sức mạnh kiểu này thường sẽ không thể đánh giá chính xác được năng lực. Do đó, họ rát khó được các doanh nghiệp trọng dụng và dễ bị rơi vào tình trạng thất nghiệp sau khi bước chân ra khỏi trường đại học.

 Những người thường cho bản thân mình thông minh thường dễ bị thất nghiệp
Những người thường cho bản thân mình thông minh thường dễ bị thất nghiệp

Kiểu sinh viên 6: Hay ỷ lại và thích dựa dẫm người khác

Hiện nay có rất nhiều sinh viên thường có suy nghĩ thụ động và có tính ỷ lại rất lớn. Họ là những người từ bé đến lớn đã được bố mẹ, người thân bao bọc, nuông chiều thái quá. Những người có tính này thường sẽ có tư duy chậm tiến, không thể chịu khó được và rất ngại chịu khổ. Khi họ gặp vấn đề khó cũng phải dựa dẫm hoặc người khác phải ra tay giúp đỡ thì mới vượt qua được.

Phần lớn những sinh viên này thường rất lúng túng và thiếu đi những kỹ năng cần thiết trong khi thực hiện công việc. Nếu khi còn đi học mà không chịu thay đổi thì bước ra đời sẽ khó có thể thích ứng và làm tốt được công việc. Theo đó, họ dần dần sẽ bị các công ty, doanh nghiệp đào thải.

 Những người có xu hướng ỷ lại vào người khác sẽ rất khó có thể thành công
Những người có xu hướng ỷ lại vào người khác sẽ rất khó có thể thành công

Kiểu sinh viên 7: Những người thích bao biện

Khi làm việc những người này thường đưa ra những lý do như "Em không làm được cái này... Em không làm được cái kia... Em đã làm nhưng mà...".

 Những người chăm "bao biện" sẽ khiến doanh nghiệp "nói không" với việc tuyển dụng
Những người chăm "bao biện" sẽ khiến doanh nghiệp "nói không" với việc tuyển dụng

Kiểu người này thường sẽ dùng từ ngữ ưa thích là "Nhưng mà", "Bởi vì",... để bao biện đi sự yếu kém về năng lực. Hoặc hơn thế là nhát về tinh thần. Nếu chỉ thích bao biện thì doanh nghiệp sẽ sớm gạt bỏ bởi họ không tuyển bạn để giải thích. Điều họ cần là một người biết làm, biết chịu trách nhiệm. Hơn nữa, nếu chỉ đổ lỗi cho hoàn cảnh sẽ khiến bạn chẳng bao giờ tiến bộ được.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Những yếu tố nhận biết căn nhà xấu về phong thuỷ, càng ở càng mất lộc

Khám phá căn nhà 6 tầng được bố trí độc đáo từng tầng riêng biệt

5+ kiểu nhà cần phải tránh xa nếu không muốn phá vỡ không gian tổ ấm

Nhà 3 tầng với mặt tiền đóng mở linh hoạt nhìn ra cầu Rồng Đà Nẵng

Cải tạo căn nhà ống cũ kỹ thành "homestay thu nhỏ" tràn ngập không gian xanh

Căn hộ gần 100 tuổi ở phố cổ Hà Nội "lột xác" với phong cách farmhouse châu Âu

Bên trong đậm chất lãng mạn và nghệ thuật của căn nhà có vẻ bề ngoài thô mộc

Ngôi nhà 350 m2 ở Bạc Liêu thiết kế sáng tạo với giếng trời và không gian mở

Tin mới cập nhật

"Nhập cuộc" đường đua NOXH, Nam Định sắp có dự án hơn 900 tỷ đồng với 1.100 căn hộ

4 giờ trước

Thấy gì từ gần 26.000 sản phẩm tồn kho của doanh nghiệp bất động sản?

4 giờ trước

Thí điểm mở rộng đất xây dựng nhà ở thương mại: Tránh tạo cơ chế xin cho

4 giờ trước

Kết thúc đấu giá đất Hoài Đức: 2 lô đắt nhất 15 tỷ đồng/lô, gấp 14 lần khởi điểm

4 giờ trước

Công nghệ đang định hình tương lai cho người mua nhà lần đầu như thế nào?

1 ngày trước