29 tuổi thành tỷ phú, 34 tuổi liệt 2 chân, 44 tuổi tìm lại vinh quang một lần nữa: Áp lực cuộc đời tạo ra kim cương!
BÀI LIÊN QUAN
Bí quyết nằm lòng để thành công: Muốn kiếm được nhiều tiền hơn, tốt nhất hãy ngậm miệng lại!Chân dung doanh nhân 2 lần trở thành tỷ phú "duy nhất" tại Iceland: Gia đình 3 đời phá sản nhưng đều lội ngược dòng thành côngChân dung người điều hành đế chế nước tương trị giá 160 tỷ NDT, một đêm tạo ra 34 tỷ phú: Trung thành là "liều thuốc" cho thành côngSau khi bị tai nạn, ông Lưu Chí Thông - chủ tịch của công ty công ty giấy Thông Dụ thành phố Đông Quan vẫn vượt lên nghịch cảnh của bản thân để trấn an nhân viên và đối tác rằng: “Công ty nợ mọi người, tôi nhất định sẽ bù đắp lại. Mọi người không phải lo tôi sẽ chạy mất, vì dù sao tôi cũng không thể chạy nổi”.
Nhờ vào sự bền bỉ, kiên cường của mình, vị doanh nhân này đã có trong tay hơn 3 nhà máy giấy với hơn 1000 nhân viên. Mỗi năm thu nhập của ông lên tới 700 triệu NDT, lợi nhuận ròng cũng lên tới cả chục triệu.
Bén duyên với nghề giấy, trở thành tỷ phú khi mới 29 tuổi
Ông Lưu Chí Thông có duyên với ngành giấy từ khi còn rất nhỏ. Khi còn học tiểu học, cha ông là giám đốc của một nhà máy sản xuất sản phẩm giấy. Năm 1987, ông bắt đầu làm việc trong một nhà máy sản xuất giấy ở Đông Quan và được đánh giá cao trong những năm cống hiến nơi đây.
Năm 1990, Lưu Chí Thông hợp tác với ông chủ của mình để mở một xưởng sản xuất giấy nhỏ. Công việc ngày càng thuận buồm xuôi gió, ông cũng quyết định rút khỏi nhà máy giấy này. Chỉ hai năm sau, Lưu Chí Thông thành lập công ty riêng của mình ở TP Đông Quan có tên là Công ty trách nhiệm hữu hạn Giấy Dụ Cơ.
Thời điểm đó, công ty chỉ là một căn nhà gỗ 300m2 với vỏn vẹn 10 nhân viên. Sau đó, ông tiếp tục mở thêm công ty môi giới hải quan và một công ty phế liệu ở khu vực nội thành, chủ yếu kinh doanh ngoại thương. Cũng từ đây, Lưu Chí Thông kiếm được món hời đầu tiên trong đời.
Năm 1996, ông đổi tên công ty sản xuất giấy thành Dụ Dương và tập trung vào ngành này. Đến năm 1999, nhà máy ngày càng “ăn nên làm ra”, giá trị sản lượng hàng năm lên tới 200 triệu USD, với 400 đến 500 lao động. Ở tuổi 29, Lưu Chí Thông đã trở thành tỷ phú và sở hữu sự nghiệp khiến nhiều người ao ước.
Biến cố bất ngờ khi đang ở đỉnh cao danh vọng
Khi sự nghiệp đang phát triển, một vụ tai nạn xe hơi đã khiến cuộc đời Lưu Chí Thông hoàn toàn thay đổi. Vào tháng 5/2004 - khi Lưu Chí Thông 34 tuổi, ông cùng người quản lý tới Hà Nam để khảo sát nhằm chuẩn bị mở một nhà máy tại đây. Trong chuyến đi này, ông bất ngờ gặp tai nạn khi đang trên đường trở về Đông Quan. Trớ trêu thay, vụ tai nạn đã khiến đốt sống thứ năm và thứ sáu của ông bị tổn thương nghiêm trọng.
Kết quả, ông bị liệt nửa người, ngay đến cả lòng bàn tay cũng không thể cử động được. Mới vài ngày trước, Lưu Chí Thông vẫn còn là một doanh nhân trẻ tuổi đầy triển vọng, chỉ trong nháy mắt ông đã trở thành người tàn tật.
Số phận trớ trêu: tai nạn lần này làm đốt sống thứ năm và sáu của Lưu Chí Thông bị tổn thương nghiêm trọng. Ông bị liệt nửa người, lòng bàn tay cũng không cử động được. Chỉ vài ngày trước đó, ông vẫn là một doanh nhân trẻ tuổi đầy triển vọng, trong nháy mắt đã trở thành một người tàn tật.
Dù số phận nghiệt ngã là thế nhưng không đánh bại được tâm lý, ý chí kiên cường của Lưu Chí Thông. Ông vẫn duy trì cuộc sống trên chiếc xe lăn, sau đó trở lại công ty sau 2 năm điều trị. Khi đối mặt với các nhân viên, ông kiên định hứa hẹn rằng: “Tôi nhất định sẽ giữ cho nhà máy tiếp tục hoạt động”.
Hành trình trở lại đỉnh vinh quang
Dù đã quay lại nhà máy nhưng quá nhiều khó khăn cần Lưu Chí Thông giải quyết. Không ít khách hàng lo lắng công ty của ông không thể duy trì bởi khi đó, sự cạnh tranh trong ngành giấy quá khốc liệt, họ nghi ngờ một người tàn tật như ông làm sao có thể dẫn dắt doanh nghiệp đi lên? Tuy nhiên, Lưu Chí Thông vẫn không bỏ cuộc, ông quyết định giải quyết từng vấn đề một.
Thứ nhất là nhân viên và các nhà cung cấp. Sau khi Lưu Chí Thông bị tai nạn, nhiều khách hàng lo lắng việc hợp tác sẽ bị ảnh hưởng. Vì thế, ông đã cam kết với các đối tác sẽ vực lại công ty. Bên cạnh đó, Lưu Chí Thông cũng quyết tâm đến nhà máy mỗi ngày để truyền cảm hứng cho nhân viên. Ông khẳng định: “Chỉ cần tôi không gục ngã, các nhân viên sẽ có niềm tin và công ty sẽ vững như thạch bàn.”
Sau đó, ông tiếp tục mở thêm công ty mới và chiêu mộ nhân tài. Sau khi trở lại được một năm, công việc dần trở lại bình thường, Lưu Chí Thông dự định lập thêm một công ty mới. Vị doanh nhân này cho rằng, làm kinh doanh giống như chèo thuyền ngược dòng, quan trọng nhất chính là năng lực; nếu không chèo nhanh thì thuyền sẽ trôi theo dòng nước. Nhất là trong ngành giấy nếu muốn phát triển cần phải mở rộng, phát triển quy mô mới có thể đứng vững trên thị trường.
Ông thuyết phục được vợ để cùng đồng lòng mở Công ty TNHH Giấy Thông Dụ thành phố Đông Quan. Tại đây, Lưu Chí Thông giữ vai trò chủ tịch và vợ là tổng giám đốc. Để công ty tồn tại lâu dài, sức lực của 2 vợ chồng ông là chưa đủ. Vì thế, ông quyết định chiêu mộ nhiều nhân tài sản xuất và quản lý đến từ các công ty khác trong cùng lĩnh vực. Thậm chí, dù đang tàn tật nhưng Lưu Chí Thông đã bay đến Đài Bắc 3 lần trong vòng một tháng để có thể mời được một chuyên gia Đài Loan làm phó chủ tịch công ty. Cuối cùng, cảm động trước sự chân thành của Lưu Chí Thông, vị chuyên gia này đã gật đầu đồng ý.
Áp lực tạo ra kim cương, là động lực vươn tới thành công
Là một người tàn tật, gần như đã liệt nửa người, mỗi bước đi của Lưu Chí Thông đều phải nỗ lực và kiên trì hơn bao giờ hết. Tuy nhiên, là một người có tính cách cứng rắn, không muốn bản thân mình sẽ ỷ lại vào người khác nên Lưu Chí Thông luôn tự mình điều khiển xe lăn trong nhà máy. Chỉ khi đến đoạn dốc cần phải đẩy, ông mới nhờ đến mọi người.
Dù sức khỏe không tiện, Lưu Chí Thông vẫn cống hiến hết mình cho công việc. Nhân viên nhà máy thường truyền tai nhau câu nói “sớm bảy tối mười” để chỉ thời gian làm việc của ông chủ mình. Ngày nào cũng thế, cứ 7 giờ sáng là ông có mặt ở nhà máy và làm việc tới tận 10 giờ tối mới nghỉ ngơi. Điều đáng nói, ông sinh hoạt bình thường như một nhân viên, mặc quần áo công nhân, ăn cơm trong căng tin của nhà máy và sinh hoạt ngay tại văn phòng.
Ban đầu, bàn tay của ông sau tai nạn không thể cử động được. Tuy nhiên, do tính chất công việc, một số giấy tờ của công ty yêu cầu chữ ký cá nhân nên Lưu Chí Thông đã nỗ lực tập luyện động tác viết trong 3- 4 năm liền. Thời điểm hiện tại, về cơ bản ông có thể viết hầu hết các từ cũng như xử lý những giấy tờ quan trọng.
Bên cạnh đó, xương sống của ông còn bị cong, cơ PSOAS bên trái cũng bị căng nhưng Lưu Chí Thông vẫn kiên trì, cần mẫn từng bước một. Bên cạnh việc học, ông còn tập đi hàng ngày, di chuyển chậm rãi với cây nạng trong tay. Theo vị doanh nhân này, số phận chỉ là cái cớ cho kẻ yếu, còn may mắn và khiêm tốn là những từ dành cho kẻ mạnh.
Nhìn lại hành trình khởi nghiệp của mình, Lưu Chí Thông cho rằng sự thành công của mình là nhờ có sự đồng hành của người bạn đời, những công nhân, đối tác kỳ cực luôn tin tưởng ông trong những lúc khó khăn nhất. Trong số bạn bè của Lưu Chí Thông, có hơn 20 đối tác làm ăn đã hợp tác hơn 10 năm. Chia sẻ về kế hoạch trong tương lai, Lưu Chí Thông tự tin khẳng định: “Nếu không có vụ tai nạn ô tô năm đó có lẽ đã không có Lưu Chí Thông của ngày hôm nay. Trong thời gian tới, tôi sẽ tiếp tục mở rộng sản xuất, phấn đấu quy mô doanh nghiệp sớm vào Top 10 cả nước”
Thời điểm hiện tại, ông đã sở hữu ba nhà máy giấy với gần 1000 nhân viên, thu nhập hàng năm của công ty đạt 700 triệu NDT, mức lãi ròng cũng lên tới hàng chục triệu.