2 vợ chồng Chủ tịch HĐQT và Tổng Giám đốc của Trung An (TAR) cùng xin từ nhiệm
BÀI LIÊN QUAN
Lợi nhuận doanh nghiệp ngành gạo diễn biến trái chiều trong quý 2/2022: Trung An và Vinaseed tiếp đà tăng trưởng, Tập đoàn Lộc Trời thua lỗQuý 2/2022: Trung An (TAR) ghi nhận lợi nhuận tăng hơn 41% so với cùng kỳNăm 2022, Gạo Trung An (TAR) dự kiến chào bán gần 80 triệu cổ phiếu, giữ lại đất tại Cần Thơ để làm dự ánTheo Nhịp Sống Thị Trường thông tin, mới đây CTCP Nông nghiệp Công nghệ cao Trung An (mã chứng khoán: TAR) công bố về việc nhận được đơn xin từ nhiệm chức vụ của Chủ tịch HĐQT là bà Lê Thị Tuyết (sinh năm 1956) cùng với Tổng Giám đốc là ông Phạm Thái Bình (sinh năm 1956). Thời gian là ngày 14/8, lý do được đưa ra là “cơ cấu lại nhân sự của công ty”.
Được biết, ông Phạm Thái Bình ngoài vai trò Tổng Giám đốc Trung An còn đảm nhiệm vị trí Phó Chủ tịch HĐQT Công ty. Theo tìm hiểu, bà Lê Thị Ánh Tuyết và ông Phạm Thái Bình mới được bầu lại vào HĐQT của Công ty Trung An nhiệm kỳ 2023-2028 trong cuộc họp Đại hội đồng cổ đông thường niên 2023 mới diễn ra vào hồi tháng 6 vừa qua. Ngoài ra, ông Bình và bà Tuyết còn là vợ chồng của nhau.
Thời điểm hiện tại, ông Phạm Thái Bình đang nắm giữ 11 triệu cổ phiếu TAR của Trung An, tương đương 14,04% vốn điều lệ của công ty. Trong khi đó, bà Lê Thị Ánh Tuyết không sở hữu bất kỳ cổ phần nào tại Trung An.
Trong những phiên gần đây, cổ phiếu TAR gây chú ý khi bước vào giai đoạn tăng giá mạnh mẽ, từ 16.000 đồng/cổ phiếu lên mức 21.600 đồng/cổ phiếu. Đà tăng này diễn ra ngay sau thông tin giá gạo xuất khẩu của Việt Nam tăng cao kỷ lục, nhờ việc Ấn Độ cấm xuất khẩu gạo dẫn tới rủi ro nguồn cung bị thiếu hụt.
Trung An là một trong những “ông lớn” của ngành gạo Việt Nam, xuất khẩu gạo thành công sang nhiều thị trường khó tính trên thế giới. Từ tháng 8/2020, Trung An đã xuất khẩu gạo với thương hiệu Trung An sang thị trường châu Âu. Chia sẻ với báo giới, đại diện công ty cho biết, hiện toàn bộ gạo của Trung An bán vào châu Âu đều được đóng bao bì nhãn mác thương hiệu Trung An.
Thời điểm hiện tại, sản lượng gạo xuất khẩu có thương hiệu Trung An đang chiếm khoảng 20% tổng lượng gạo xuất khẩu của công ty này. Tính đến nay, Trung An đã phát triển được tổng cộng hơn 30.000ha vùng nguyên liệu liên kết.
Kết thúc quý 2 năm nay, doanh thu thuần của Trung An là hơn 1.615 tỷ đồng, so với cùng kỳ năm trước đã cao gấp 2 lần. Giá vốn tăng mạnh và chi phí hoạt động, lãi vay tăng lên khiến công ty gạo này lỗ sau thuế gần 8 tỷ đồng trong khi cùng kỳ năm 2022 lãi 24 tỷ đồng. Phía Trung An giải trình và cho biết, nguyên nhân thua lỗ chủ yếu là do chi phí lãi vay cao hơn so với cùng kỳ. Ngoài ra, công ty phải thanh lý hủy không thể thu hồi đối với một số hàng hóa hư hỏng giao tại cảng cho khách nước ngoài.
Lũy kế 6 tháng đầu năm, doanh thu thuần của Trung An là 2.513 tỷ đồng, tăng 46% so với cùng kỳ; lãi sau thuế chỉ vỏn vẹn 606 triệu đồng trong khi cùng kỳ năm trước là 51 tỷ đồng, mới chỉ thực hiện được hơn 1% kế hoạch lợi nhuận đề ra cho cả năm.