meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Xuất khẩu hàng hoá Trung Quốc đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức

Thứ ba, 24/05/2022-21:05
Hoạt động xuất khẩu hàng hoá của Trung Quốc đang chịu cảnh "một cổ hai tròng" khi nguồn cung gián đoạn vì Covid-19 và nhu cầu ở nước ngoài đang dần suy yếu.

Phép màu le lói

Theo Doanh Nghiệp Niêm Yết, tháng trước, một con tàu chở hàng hoạ tiết sọc vàng đã tiến vào Budapest, mang theo thiết bị năng lượng mặt trời, điều hoà nhiệt độ và nhiều máy móc khác. Con tàu này đã chạy trong vòng 16 ngày, khởi hành từ tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc.

Là một phần của sáng kiến "Vành đai và Con đường", nhiều chuyến tàu chở hàng từ Sơn Đông hiện đang phục vụ tới hơn 50 thành phố ở châu Âu và châu Á. Chúng được gọi là tàu "Qilu", tên ghép từ hai vương quốc cổ đại của Trung Quốc.

Việc xuất khẩu của Trung Quốc, dù là bằng đường bộ, đường sắt, đường thuỷ hay đường hàng không đều đã đạt được những tiến bộ nhanh chóng trong vòng hai năm qua. Kim nghạch xuất khẩu của nền kinh tế thứ hai thế giới tính theo đồng USD đã tăng lên gần 30% trong năm 2021.


Hoạt động xuất khẩu hàng hoá của Trung Quốc đang chịu cảnh "một cổ hai tròng" khi nguồn cung gián đoạn vì Covid-19 và nhu cầu ở nước ngoài đang dần suy yếu.
Hoạt động xuất khẩu hàng hoá của Trung Quốc đang chịu cảnh "một cổ hai tròng" khi nguồn cung gián đoạn vì Covid-19 và nhu cầu ở nước ngoài đang dần suy yếu.

Có tới hơn 5.000 con tàu Qilu đã rời cảng kể từ năm 2018. Nhưng trong tháng 4, tăng trưởng xuất khẩu của Trung Quốc đã chậm lại đáng kể. Tính theo giá trị, xuất khẩu chỉ cao hơn 3,9% so với một năm trước.

Theo tờ Economist, ngay cả mức tăng khiêm tốn đó cũng có thể được xem là phép nhiệm màu. Cuộc chiến khốc liệt với Covid-19 đã khiến trung tâm thương mại của nước này là Thượng Hải phải đóng cửa và nhiều nơi khác phải áp đặt nhiều hạn chế di chuyển.

Theo ngân hàng Nomura, đến nay vẫn còn 41 thành phố của Trung Quốc phải sống dưới những giới hạn vô cùng nghiêm ngặt, làm ảnh hưởng tới gần 30% GDP. Một số địa phương sợ bùng phát dịch tới mức các quan chức niêm phong tài xế xe tải trong ca-bin trong khi họ chờ lấy hàng tại những trạm kiểm soát đường cao tốc.

Những biện pháp tương tự hiện cũng đang cản trở giao thương quốc tế. Công ty phân tích dữ liệu vận chuyển Windward cho biết có tới 506 tàu thuyền phải chờ đợi bên ngoài cảng Thượng Hải hồi giữa tháng 4, gần gấp đôi con số 206 thuyền trong tháng 2.


Việc xuất khẩu của Trung Quốc, dù là bằng đường bộ, đường sắt, đường thuỷ hay đường hàng không đều đã đạt được những tiến bộ nhanh chóng trong vòng hai năm qua.
Việc xuất khẩu của Trung Quốc, dù là bằng đường bộ, đường sắt, đường thuỷ hay đường hàng không đều đã đạt được những tiến bộ nhanh chóng trong vòng hai năm qua.

Rắc rối từ phía Mỹ

Những người lạc quan đã hy vọng rằng cỗ máy xuất khẩu của Trung Quốc có thể chống chọi được nhiều đợt bùng phát cục bộ của biến chủng Omicron. Họ chỉ ra rằng công nhân có thể tự cách ly khi làm việc và sống trong "vòng tròn khép kín" ở nơi làm.

Nhưng, không nhà máy hiện đại nào lại hoàn toàn khép kín cả, mọi vòng lặp "đóng" vẫn phảu mở cho những nhà cung cấp.

Nếu bất kỳ vòng lặp nào trong chuỗi cung ứng trở thành nạn nhân của virus, toàn bộ quy trình sản xuất đều có thể bị gián đoạn. Ví dụ, Reuters cho biết hoạt động của nhà máy xe điện tại Tesla ở Thượng Hải hiện đang bị đình trệ do thiết hụt dây dẫn điện do một nhà cung cấp dính Covid-19.

Trong hoàn cảnh khó khăn hiện nay, việc Trung Quốc vẫn có thể gia tăng kim nghạch thương mại là một thành tựu đáng nể. Con số tăng trưởng 3,9% mà cv cơ quan hải quan Trung Quốc báo cáo ngày 9/5 mang tính danh nghĩa nhiều hơn là thực chất.


Kim nghạch xuất khẩu của nền kinh tế thứ hai thế giới tính theo đồng USD đã tăng lên gần 30% trong năm 2021.
Kim nghạch xuất khẩu của nền kinh tế thứ hai thế giới tính theo đồng USD đã tăng lên gần 30% trong năm 2021.

Ngân hàng UBS đã dự đoán các thống kê chi tiết hơn - dự kiến sẽ được công bố sau này, sẽ cho thấy hàng hoá mà Trung Quốc xuất khẩu trong tháng 4 cao hơn 8% so với một năm trước. Điều này có nghĩa là khối lượng xuất khẩu của Trung Quốc trong tháng vừa qua đã giảm đi.

Giá cả của nhiều hàng hoá trên đi lên làm nhiều người quan ngại rằng Trung Quốc sẽ khuếch đại vấn đề lạm phát tại nhiều đối tác thương mại, đặc biệt là Mỹ. Tuy vậy, nỗi lo này thường bị phóng đại lên.

Hàng hoá được sản xuất (một phần hoặc hoàn toàn) tại Trung Quốc chỉ chiếm chưa tới 2% chi tiêu tiêu dùng cá nhân của người Mỹ năm 2017, theo nhiều nhà kinh tế tại chi nhánh San Francisco của Cục Dự trữ Liên bang (Fed). Hầu hết lạm phát của Mỹ được "sản xuất" tại Mỹ.

Theo tờ Economist, thực tế việc xuất khẩu của Trung Quốc nhiều khả năng là nạn nhân từ những tai ương của Mỹ hơn là nguyên nhân, sự giảm tốc của nền kinh tế Mỹ đã làm giảm nhu cầu đối với hàng hoá Trung Quốc.


Theo ngân hàng Nomura, đến nay vẫn còn 41 thành phố của Trung Quốc phải sống dưới những giới hạn vô cùng nghiêm ngặt, làm ảnh hưởng tới gần 30% GDP. Một số địa phương sợ bùng phát dịch tới mức các quan chức niêm phong tài xế xe tải trong ca-bin trong khi họ chờ lấy hàng tại những trạm kiểm soát đường cao tốc.
Theo ngân hàng Nomura, đến nay vẫn còn 41 thành phố của Trung Quốc phải sống dưới những giới hạn vô cùng nghiêm ngặt, làm ảnh hưởng tới gần 30% GDP. Một số địa phương sợ bùng phát dịch tới mức các quan chức niêm phong tài xế xe tải trong ca-bin trong khi họ chờ lấy hàng tại những trạm kiểm soát đường cao tốc.

Theo khảo sát của nhiều nhà quản lý thu mua cho thấy từ đầu năm, nhiều đơn hàng xuất khẩu hàng tháng liên tục giảm. Dữ liệu chính thức của Trung Quốc cho thấy xuất khẩu máy tính và thiết bị gia dụng của nước này cũng đi xuống trong tháng trước, dù chúng từng có nhu cầu cực kỳ cao trong gia đoạn Mỹ phong toả.

Mặc dù vậy, không phải tất cả mọi hoạt động giao thương của Trung Quốc đều đang chững lại. Hàng hoá Trung Quốc nhập khẩu từ Nga vẫn tiếp tục được gia tăng đáng kể từ khi Tổng thống Nga Vladimir Putin điều lính sáng Ukraine, do những lệnh trừng phạt khiến Nga khó lòng tiếp cận được thị trường phương Tây.

Trung Quốc cần ban hành nhiều biện pháp thúc đẩy tiêu dùng nhưng những nhà hoạch định chính sách đang e ngại vì lý do chính trị. Nếu không chịu hành động, Trung Quốc có thể sẽ rơi vào cảnh tăng trưởng đình trệ suốt hàng chục năm như Nhật Bản.

Việc phong toả nhiều thành phố và trung tâm sản xuất quan trọng trong năm nay đã làm đảo lộn chuỗi cung ứng và đè nặng lên đà tăng trưởng. Doanh nghiệp chật vật để có thể duy trì được hoạt động.

Cho tới nay, Bắc Kinh đã tung ra một loạt biện pháp phía cung để tạo ra cú hích cho nền kinh tế. Chúng bao gồm chính sách cắt giảm và hoàn thuế khổng lồ lên tới 2.500 tỷ nhân tệ (tương đương 400 tỷ USD), hạ tỷ lệ dự trữ bắt buộc của ngân hàng.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Hoạt động M&A bất động sản sẽ có một cuộc sàng lọc lớn

Cao tốc Nam Định - Thái Bình dài hơn 60km sẽ khởi công vào thời điểm nào?

Quảng Ninh quy hoạch cả hòn đảo làm khu du lịch nghỉ dưỡng

"Nhập cuộc" đường đua NOXH, Nam Định sắp có dự án hơn 900 tỷ đồng với 1.100 căn hộ

Đường Vành đai 2: TPHCM bồi thường theo giá đất mới, tối đa 111 triệu đồng/m2

Vì sao Long An thông báo dừng lựa chọn nhà đầu tư thực hiện 2 dự án NOXH?

Bình Dương: Khu dân cư nghìn tỷ sắp "hồi sinh" sau nhiều năm bị cơ quan chức năng "tuýt còi"

"Ông lớn" bán lẻ Nhật Bản rót 35 triệu USD xây TTTM tại Hà Nam

Tin mới cập nhật

Vì sao khó giảm lãi suất cho vay mua NOXH?

2 ngày trước

Khách hàng “ngậm đắng nuốt cay” vì dự án bất động sản vướng pháp lý

4 ngày trước

Người dân TP.HCM bức xúc về cách tính tiền sử dụng đất

4 ngày trước

Nghịch lý thị trường bất động sản: Giá cao, tỷ lệ hấp thụ tốt nhưng kết quả kinh doanh èo uột

4 ngày trước

Cơ hội tăng giá nhiều lần của đất nền phía Nam sẽ khó xuất hiện

5 ngày trước