meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Nguyên nhân và cách xử lý nứt tường đơn giản, hiệu quả nhất

Thứ năm, 08/07/2021-09:07
Nứt tường nếu không được khắc phục kịp thời sẽ gây nên những hậu quả nghiêm trọng. Vậy tường bị nứt phải làm sao? Bài viết dưới đây sẽ đưa ra các nguyên nhân và cách xử lý nứt tường đơn giản mà hiệu quả.

Nứt tường nếu không được xử lý kịp thời sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến kết cấu, thẩm mỹ của công trình. Hậu quả lớn hơn của nứt tường nhà là vết nứt lan rộng, gây sụt lún. Vì thế ảnh rất lớn đến tuổi thọ công trình và gây nguy hiểm cho con người. Vậy đâu là nguyên nhân gây nên vết nứt tường? Tường bị nứt phải làm sao? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn những thông tin bổ ích về hiện tượng nứt tường nhà cũng như xử lý nứt tường một cách đơn giản hiệu quả nhất.

Nguyên nhân bị nứt tường nhà


Ảnh 1: Hiện tượng nứt tường nhà xảy ra rất phổ biến với trên nhiều loại vật liệu xây dựng khác nhau
Ảnh 1: Hiện tượng nứt tường nhà xảy ra rất phổ biến với trên nhiều loại vật liệu xây dựng khác nhau

Nứt tường nhà thường xuất hiện ở các công trình đã qua thời gian sử dụng lâu dài. Tuy nhiên nứt tường nhà mới xây hoặc mới đưa vào sử dụng cũng có thể xảy ra. Nứt tường có thể xảy ra với các chất liệu như bê tông, gạch ACC, gạch xi măng cốt liệu. Các vết nứt tường ở nhiều dạng khác nhau như: vết nứt ngang, vết nứt dọc, nứt từ góc cửa sổ, nứt khắp nhà,....

Nứt tường nhà xuất phát từ nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan. Vì thế bạn cần nắm rõ mức độ nghiêm trọng của mỗi trường hợp để xử lý một cách hiệu quả. Do chủ đầu tư tiết kiệm chi phí và công trình sử dụng không đúng công năng

Một số chủ đầu tư, chủ nhà vì muốn tiết kiệm chi phí nên đã làm móng, gia cố móng thiếu vững chắc. Điều đó ảnh rất lớn đến trọng tải công trình, đặc biệt là những ngôi nhà tương đối lớn như biệt thự, nhà 3 tầng trở nên. Ngoài ra, một số công trình được sử dụng không đúng công năng, dẫn đến quá trọng tải. Đây là những nguyên nhân phổ biến gây nên nứt tường.

Do kỹ thuật thuật trát không đảm bảo

Kỹ thuật thi công trát cũng ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng công trình. Tô trát hoặc sơn nước sai kỹ thuật, không đúng quy trình như hồ trộn không đều, tường khô quá vẫn trát, hồ tô mỏng....là nguyên nhân gây nên những vết nứt cạn, vết nứt tường hình chân chim. Các vết nứt này nếu không được xử lý dứt điểm sẽ phát triển về chiều dài và chiều rộng theo thời gian, ảnh hưởng đến chất lượng và thẩm mỹ công trình.

Do vữa tô tường

Vữa tô tường cũng là một trong những nguyên nhân phổ biến gây nên hiện tượng nứt tường nhà. Tường vừa xây xong có độ ẩm khác nhau giữa mạch vữa và gạch. Đồng thời tường không phẳng, mạch vữa không gọn sẽ khiến vữa tô không đều, nứt vữa. Nước mưa sẽ thấm qua lớp vữa và gây nên vết nứt.

Ngoài ra tô tường giữa trưa nắng, tường không tưới nước, chà quá kỹ mà không trát hồ dầu cũng gây nên vết nứt.

Tính toán sai kết cấu cột, dầm và sàn

Không khảo sát địa chất hoặc khảo sát sai, tính toán sai kết cấu móng, cột, dầm, sàn, không tính đủ trọng tải,...là nguyên nhân khiến cho công trình không đủ chịu lực và gây nên hiện tượng nứt tường. 

Do tác động lực mạnh

Tác động lực mạnh nên tường cũng thường rất gặp trong cuộc sống. Điều này thường xảy ra ở những ngôi nhà cho thuê. Người thuê nhà có thể dùng búa, đinh đóng lên tường. Tác động lực mạnh này có thể là nguyên nhân gây nên những vết nứt tường. 

Do thời tiết khí hậu


Ảnh 2: Có rất nhiều nguyên nhân gây nên hiện tượng nứt tường nhà
Ảnh 2: Có rất nhiều nguyên nhân gây nên hiện tượng nứt tường nhà

Việt Nam là nước có khí hậu nhiệt đới. Nhiệt độ có sự thay đổi liên tục. Đồng thời, sự chênh lệch nhiệt độ giữa mùa đông và mùa hè rất cao. Sự co giãn về nhiệt là khiến các vết nứt tường, nứt trần xuất hiện. Tường nứt cách khắc phục nguyên nhân khách quan này không hề dễ dàng. Do thời tiết khí hậu nên các vết nứt này có thể lại xuất hiện sau đó.

Hậu quả tường nhà bị nứt nếu không được xử lý


Ảnh 3: Tường nhà bị nứt gây mất thẩm mỹ và mất an toàn cho các thành viên trong gia đình
Ảnh 3: Tường nhà bị nứt gây mất thẩm mỹ và mất an toàn cho các thành viên trong gia đình

Có thể bạn đang phân vân nứt tường nhà có nguy hiểm không? tường nứt phải làm sao? Phụ thuộc vào mức độ nông sâu, rộng, hẹp mà các vết nứt có thể gây ra những tác hại khác nhau. 

Về độ thẩm mỹ của ngôi nhà

Đây là tác hậu quả đầu tiên mà ai cũng có thể nhận ra khi tường bị nứt. Những vết nứt này nếu bị nước thấm vào có thể tạo thành những vết ố vàng hoặc xuất hiện rêu mốc rất mất thẩm mỹ. Hãy thử tưởng tượng, bức tường đang sạch đẹp, bóng láng mà bị vết nứt ngang dọc thì sẽ mất điểm như thế nào. Ngôi nhà của bạn sẽ trở nên cũ kỹ và mất đi tính mỹ quan vốn có.

Nguy cơ nứt rộng- dài, sụt lún

Vết nứt tường không chỉ khiến ngôi nhà của bạn mất điểm, chúng còn tiềm ẩn nguy cơ vết nứt rộng và dài hơn. Vết nứt ban đầu tuy nhỏ nhưng nếu bạn lơ là và không khắc phục kịp thời thì cúng có thể lan rộng về cả chiều sâu và chiều dài. Các vết nứt này sẽ ngày càng gia tăng. Thậm chí nếu các vết nứt ở vị trí trọng yếu mà không được khắc phục có thể gây sụt lún, ảnh hưởng đến cuộc sống và sự an toàn của gia đình bạn. Chính vì thế việc xử lý các vết nứt khi còn nhỏ rất quan trọng để không gây hậu quả nghiêm trọng và tiết kiệm chi phí khắc phục.

Nơi ẩn nấp của nhiều côn trùng

Vết nứt tường nếu không được xử lý sẽ là không gian lý tưởng cho các loại côn trùng ẩn nấp. Sự xuất hiện của các loại côn trùng như kiến, gián, mối,... khiến cho không sống của bạn bị ô nhiễm và ảnh hưởng đến sức khỏe của các thành viên trong gia đình.

Bị thấm dột nước

Những vết nứt trên tường còn là nguy cơ khiến dột nước mưa. Nước mưa có thể thấm qua các vết nứt trên tường gây rêu mốc, màu sơn bị loang lổ, nhạt dần hoặc bị bong tróc rất mất thẩm mỹ. Ngoài ra, nếu nước thấm dột vào các thiết bị âm tường quanh vết nứt sẽ khiến các thiết bị này nhanh hỏng. Thậm chí có thể gây nên các sự cố như cháy nổ, chạm mạch,...rất nguy hiểm. 

Tốn thời gian và chi phí sửa chữa 

Không chỉ gây mất thẩm mỹ và gây nguy hiểm, các vết nứt tường còn khiến bạn phải tốn thời gian và khoản chi phí không nhỏ để khắc phục, gia cố lại tường. Nếu để các vết nứt càng sâu, càng rộng thì chi phí về thời gian và tiền bạc càng tốn kém hơn. Vì thế ngay sau khi phát hiện vết nứt, bạn cần xử lý chúng càng nhanh càng tốt.

Cách xử lý tường bị nứt hiệu quả 

Nứt tường và cách xử lý nứt tường như thế nào còn phụ thuộc vào đặc điểm của mỗi vết nứt. Dưới đây là những biện pháp khắc phục hiệu quả nhất.

Cách xử lý nứt tường nhỏ do sơn


Ảnh 4: Các vết nứt tường do sơn xử lý rất đơn giản bằng cách đục bỏ lớp hồ cũ và tô sơn lại
Ảnh 4: Các vết nứt tường do sơn xử lý rất đơn giản bằng cách đục bỏ lớp hồ cũ và tô sơn lại

Nếu tường bị nứt so sơn quá mỏng, hồ trộn không đều thì bạn nên đục bỏ lớp hồ cũ dọc theo vết nứt. Dau đó tạo độ ẩm cần thiết cho tường. Tô một lớp xi măng và cát mịn nên khoảng trống đã đục bỏ. Cuối cùng là sơn lớp sơn chống thấm lên trên.

Cách xử lý nứt tường lớn


Ảnh 5: Các vết nứt tường lớn cần được xử lý nhanh chóng để chúng không lan rộng ra
Ảnh 5: Các vết nứt tường lớn cần được xử lý nhanh chóng để chúng không lan rộng ra

Những vết nứt tường lớn cần được khắc phục kịp thời để chúng không lan rộng hơn. Để xử lý các vết nứt này bạn cần trát vữa vào bên trong để tạo sự bằng phẳng. Sau đó là trát một lớp bột lên trên và tô lớp sơn chống kiềm.

Cách xử lý nứt tường sâu


Ảnh 6: Các vết nứt tường sâu rất nghiêm trọng nếu không được xử lý kịp thời ngay từ ban đầu
Ảnh 6: Các vết nứt tường sâu rất nghiêm trọng nếu không được xử lý kịp thời ngay từ ban đầu

Vết nứt tường sâu hình thành chủ yếu do quy trình, kỹ thuật xây dựng không đúng. Các vết nứt này có thể khiến lớp gạch bên trong cũng bị ảnh hưởng. Đây là vết nứt rất nghiêm trọng và khó xử lý. Vì thế gia chủ nên thuê đơn vị chuyên sửa nhà để khắc phục hiệu quả hơn.

Xử lý vết nứt ở mép cửa sổ và sàn nhà


Ảnh 7: Cách xử lý vết nứt ở mép cửa sổ và sàn nhà hiệu quả nhất nên nhờ đơn vị chuyên sửa nhà
Ảnh 7: Cách xử lý vết nứt ở mép cửa sổ và sàn nhà hiệu quả nhất nên nhờ đơn vị chuyên sửa nhà

Bạn có thể dùng vữa để trám lại tạm thời các vết nứt. Tuy nhiên đây không phải là giải pháp lâu dài. Các vết nứt vẫn có thể xuất hiện sau đó. Giải pháp tốt nhất là thuê đơn vị sửa nhà thay đà lanh tô khác dài hơn.

Xử lý vết nứt tường gạch


Ảnh 8: xử lý các vết nứt tường gạch cách đơn giản nhất là dùng keo trám vết nứt tường
Ảnh 8: xử lý các vết nứt tường gạch cách đơn giản nhất là dùng keo trám vết nứt tường

Các vết nứt tường gạch xuất hiện rất phổ biến. Để xử lý các vết nứt này thì cách đơn giản nhất là dùng keo trám vết nứt tường. Tuy nhiên trước khi thi công cần vệ sinh tường sạch sẽ. Ngoài ra bạn có thể trát xi măng tinh lên các vết nứt đó. Cách thực hiện là loại bỏ lớp xi măng cũ. Sau đó tô lại bằng vữa già xi măng và cát mịn. Bạn để như vậy vài ngày cho khô hẳn mới sơn lại.

Xử lý vết nứt tường bê tông


Ảnh 9: Có rất nhiều cách để xử lý vết nứt tường bê tông hiệu quả
Ảnh 9: Có rất nhiều cách để xử lý vết nứt tường bê tông hiệu quả

Xử lý vết nứt tường bê tông có thể bằng nhiều cách. Cách đơn giản nhất là nhét xốp trương nở vào chỗ nứt để bịt kín khe nứt. Ngoài ra bạn có thể xử lý vết nứt bê tông bằng Sika hoặc nhựa đường. Những cách này cũng mang lại hiệu quả không kém.

 Xử lý vết nứt tường ngoài trời


Ảnh 10: Với những vết nứt ngoài trời thì dán màng Bitum là giải pháp đơn giản và hiệu quả
Ảnh 10: Với những vết nứt ngoài trời thì dán màng Bitum là giải pháp đơn giản và hiệu quả

Với những vết nứt ngoài trời thì dán màng Bitum là giải pháp đơn giản và hiệu quả. Bạn có thể sử dụng Bitum dạng màng kho hay Bitum dạng lỏng đều mang lại hiệu quả tuyệt vời. Với phương pháp thi công dễ dàng, kết dính hoàn hảo, các vết nứt sẽ được phủ kín với độ bền rất cao.

Xử lý nứt tường tại mạch vữa theo phương ngang và đứng


Ảnh 11: Xử lý nứt tại mạch vữa theo phương ngang và đứng đòi hỏi kỹ thuật cao hơn
Ảnh 11: Xử lý nứt tại mạch vữa theo phương ngang và đứng đòi hỏi kỹ thuật cao hơn

Các vết nứt này sẽ có dạng xuyên tường và dạng không xuyên tường. Với vết nứt xuyên tường bạn cần đục vết nứt và trát lại vôi vữa. Sau đó dùng lưới thép hoặc lưới sợi thủy tinh và đinh để định vị lại. Với vết nứt không xuyên tường, bạn dùng vôi vữa chuyên dụng để trát lại, sau đó dán lưới chống nứt và sau cùng là sơn tường lại.

Xử lý nứt ở vị trí tiếp giáp hai vật liệu khác biệt


Ảnh 12: Nên dùng lưới chống nứt dán phủ nên hai vật liệu khác nhau để cố định vết nứt
Ảnh 12: Nên dùng lưới chống nứt dán phủ nên hai vật liệu khác nhau để cố định vết nứt

Giữa hai vật liệu khác nhau thường xuất hiện các vết nứt. Để khắc phục bạn có thể dùng lưới chống nứt dán phủ nên hai vật liệu khác nhau. Chọn lưới thép hoặc lưới sợi thủy tinh phụ thuộc vào độ dày của lớp tô. Sau đó làm đầy mạch vữa và tô lại.

Xử lý nứt ở dạng xuyên tường và thẳng đứng


Ảnh 13: Xử lý nứt ở dạng xuyên tường và thẳng đứng cũng dùng lưới để cố định vết nứt
Ảnh 13: Xử lý nứt ở dạng xuyên tường và thẳng đứng cũng dùng lưới để cố định vết nứt

Cách xử lý các vết nứt tường này cũng tương tự như cách xử lý nứt tại mạch vữa theo phương ngang và đứng. Đó là đục và chèn đầy vữa vào vết nứt. Sau đó dùng lưới thép hoặc lưới sợi thủy tinh để định vị lại các vết nứt và tô lại tường.

Xử lý vết nứt chân chim trên bề mặt vữa


Ảnh 14: Xử lý vết nứt chân chim trên bề mặt vữa bằng cách đục lớp hồ cũ ra và tô trát lại
Ảnh 14: Xử lý vết nứt chân chim trên bề mặt vữa bằng cách đục lớp hồ cũ ra và tô trát lại

Vết nứt chân chim trên bề mặt vữa xuất hiện khá phổ biến. Nguyên nhân chính là do kỹ thuật tô trát không đảm bảo hoặc tường không đạt. Cách khắc phục các vết nứt chân chim không quá khó. Bạn đục bỏ lớp hồ cũ theo các vết nứt chân chim trên tường. Sau đó làm vệ sinh tường sạch sẽ. Tạo độ ẩm cần thiết cho tường. Tiếp đến dùng vữa già xi măng và cát mịn để trát tại. Sau 7-10 ngày thì tô sơn lại để hoàn thiện.

Cách xử lý nứt co giãn do nhiệt


Ảnh 15: Cách xử lý nứt co giãn do nhiệt cần làm khe co giãn cho tường
Ảnh 15: Cách xử lý nứt co giãn do nhiệt cần làm khe co giãn cho tường

Nứt co giãn do nhiệt là do sự thay đổi liên tục của nhiệt độ môi trường. Để tránh hiện tượng nứt tường xảy ra bạn cần làm khe co giãn cho tường. Ngoài ra cần bổ trụ thêm vào tường dài. Đây là những biện pháp hiệu quả nhất giúp bạn khắc phục tình trạng nứt tường.

Như vậy bạn đã biết nguyên nhân gây ra nứt tường là gì, nứt tường nhà có nguy hiểm không và cách xử lý như thế nào. Hy vọng những thông tin này sẽ giúp bạn giải quyết nhanh chóng những vết nứt trên tường nhà mình. Từ đó ngôi nhà của bạn sẽ trở nên thẩm mỹ và an toàn hơn.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Năm mới Ất Tỵ 2025: Những điều cần biết về phong thủy nhà ở để hút tài lộc, vượng khí

Vợ chồng 9X chi 30 tỷ xây biệt thự hiện đại kết hợp phong cách nội thất Japandi

Cô Mười Garden Villa: Sự giao thoa của hơi thở hiện đại và dáng dấp kiến trúc nông thôn vùng Tây Nam Bộ

TP. HCM: Căn hộ view sông sở hữu lối thiết kế hiện đại nâng tầm phong cách sống

Những yếu tố nhận biết căn nhà xấu về phong thuỷ, càng ở càng mất lộc

Khám phá căn nhà 6 tầng được bố trí độc đáo từng tầng riêng biệt

5+ kiểu nhà cần phải tránh xa nếu không muốn phá vỡ không gian tổ ấm

Nhà 3 tầng với mặt tiền đóng mở linh hoạt nhìn ra cầu Rồng Đà Nẵng

Tin mới cập nhật

Amazon gây sức ép cho các đối tác bán hàng trên Temu

1 ngày trước

Nga bắt đầu sử dụng bitcoin trong giao dịch quốc tế

1 ngày trước

“Độc lạ” TP.HCM: Căn hộ giá mềm bị khách hàng "ngó lơ"

1 ngày trước

PGS.TS. Nguyễn Quang Tuyến: "Nói bảng giá đất mới làm tăng giá bất động sản là hơi oan"

1 ngày trước

TS. Nguyễn Văn Đính: Thị trường bất động sản sắp bước vào chu kỳ “thật” hơn

1 ngày trước