Kinh nghiệm sửa nhà tiện nghi tiết kiệm đắt giá nhất
Trong cuộc sống ngày nay, không có gì là tồn tại mãi mãi và tất nhiên căn nhà của bạn cũng sẽ vậy. Sau một thời gian sử dụng thì nó cũng sẽ xuống cấp, trở nên xập xệ,... không còn đáp ứng được nhu cầu sống cơ bản nữa. Nhưng bạn lại không muốn phá đi để xây nhà mới vì một vài lý do. Vậy hãy cùng chúng tôi đi tìm hiểu kinh nghiệm sửa nhà trong bài viết dưới đây nhé!
Kinh nghiệm sửa chữa nhà đầu tiên chính là bạn phải biết ngôi nhà của bạn đang gặp vấn đề gì, hư hỏng ở đâu để có thể tiến hành sửa chữa. Việc xác định đúng vị trí, khu vực cần sửa chữa sẽ giúp cho nhà có thể tiết kiệm được thời gian cũng như chi phí mua phụ kiện thay thế.
Đừng để xảy ra trường hợp đã hoàn thành xong quá trình tư sửa mới biết mình đã xác định sai vị trí cần sửa chữa. Đây chính là kinh nghiệm sửa nhà rất quan trọng, tạo bước đệm cho công việc tu sửa nhà của bạn được thuận lợi và nhanh chóng hơn.
Phương án và mục đích sửa chữa
Cho dù làm bất cứ điều gì bạn cũng cần chuẩn bị cho mình một kế hoạch rõ ràng và chi tiết. Việc tu sửa lại nhà ở cũng như vậy, bản kế hoạch tu sửa càng đầy đủ thì quá trình sửa nhà của bạn sẽ diễn ra nhanh chóng và tiết kiệm được khá nhiều mô hôi và công sức.
Bản kế hoạch sửa nhà cần phải xác định rõ ràng mục đích sử dụng sau sửa chữa. Đây là vấn đề rất quan trọng mà bạn nên lưu ý vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến thiết kế và chi phí cải tạo. Ví dụ: Bạn muốn cải tạo và năng cấp không gian phòng khách để tạo nơi sinh hoạt rộng rãi cho cả gia đình thì tất nhiên một số không gian khác trong nhà sẽ được thiết kế nhỏ lại.
Kiểm tra lại kết cấu ngôi nhà
Một trong những kinh nghiệm sửa nhà bạn nên lưu ý đó chính là phải kiểm tra cấu trúc nhà trước khi tiến hành cải tạo, sửa chữa. Đặc biệt phần móng nhà, bạn cần phải xem xét xem nó còn đủ vững chắc để tiến hành các bước tu sửa tiếp theo không. Bởi dù gì móng nhà cũng chính là nơi nâng đỡ ngôi nhà của bạn.
Dự trù kinh phí nhân công và nguyên vật liệu
Bản kế hoạch tuy rất quan trọng nhưng bạn cũng cần nắm vững cách tính bảng dự trù kinh phí, đây chính là yếu tố quyết định đến quy mô sửa chữa. Theo kinh nghiệm sửa nhà, đây là một số chi phí chữa nhà nên biết khi khi tiến hành tu sửa nơi ở:
- Chi phí nguyên vật liệu và nội thất
- Chi phí thuê nhà thầu
- Chi phí thiết kế
- Chi phí vận chuyển
- Chi phí dự phòng
Một mẹo nhỏ giúp bạn có thể tiết kiệm được chi phí và hạn chế tối đa được việc phát sinh ngoài ý muốn. Đó là bạn hãy tham khảo ý kiến của những người tham am hiểu và có được kinh nghiệm sửa nhà. Sau đó bàn bạc với kiến trúc sư để có thể tạo được bản thiết kế phù hợp với số tiền của bạn.
Lựa chọn nhà thầu, đơn vị uy tín
Nhà thầu xây dựng uy tín là vấn đề mà tất cả những ai đang có ý định xây nhà quan tâm, vì nhà thầu xây dựng chính là nhân tố chính làm nên chất lượng ngôi nhà. Đa số mọi người thường không có kinh nghiệm chịu trách nhiệm về việc thi công và giám sát các công trình.
Hiện nay có rất nhiều nhà thầu xây dựng các hạng mục về nhà ở, thiết kế, cải tạo, sửa chữa nhà. Nhưng cần phải lựa chọn những nhà thầu uy tín, chất lượng và phù hợp với nhu cầu của công trình. Sau đây là các tiêu chí để đánh giá, lựa chọn nhà đầu tư uy tín:
- Giá trị pháp lý
- Kinh nghiệm của nhà thầu xây dựng
- Trình độ đội ngũ nhân viên
- Dịch vụ cung cấp
- Giá cả
- Thời gian, tiến độ thi công
- Những cam kết từ nhà thầu
Thời gian, tiến độ hoàn thành
Trong thi công xây dựng nhà ở, thời gian và tiến độ hoàn thành là một trong những yếu tố quan trọng cần phải đặc biệt lưu tâm. Trên thực tế, đa số những công trình trong quá trình thi công đều chậm trễ tiến độ hoàn thành. Đó là yếu tố bất khả kháng mà chủ nhà phải chịu. Việc chậm trễ tiến độ dẫn đến các hậu quả sau:
- Làm ảnh hưởng đến các kế hoạch của chủ nhà ở
- Nhân công cũng trở nên mệt mỏi trong công việc, dẫn đến năng suất làm việc giảm sút.
- Kinh phí bị đội lên do phải trả thêm tiền nhân công khi quá hạn thời gian dự tính.
Những nhà thầu uy tín, kinh nghiệm sẽ giúp chúng ta giảm bớt khả năng hứng chịu tác hại từ việc này. Để giảm thiểu nguy cơ chậm trễ thi công cần phải có những quy định rõ ràng về thời gian, tiến độ thi công.
Bạn cần thỏa thuận hợp lí về mặt thời gian và tiến độ thi công với nhà thầu và được quy định trong hợp đồng. Bạn cũng nên thường xuyên kiểm tra và đốc thúc công việc thi công nhằm đảm bảo kế hoạch thi công của công trình. Ngoài ra, bạn cần phải có những điều khoản bồi thường nếu trễ tiến độ thi công và bàn giao nhà.
Đảm bảo an toàn, vệ sinh
Trong thi công, sửa chữa nhà cần phải chú ý đảm bảo an toàn tuyệt đối cho gia đình và người tu sửa. Vì đây là một quá trình nguy hiểm và có thể gặp những rủi ro không đáng, để hạn chế, loại bỏ những việc này bạn cần:
- Luôn đảm bảo vệ sinh trong quá trình thi công
- Thực hiện đầy đủ các biện pháp an toàn, trang bị phòng hộ đảm bảo an toàn cho nhân công
- Che chắn nội thất trong nhà tránh bụi bẩn trong thi công
- Có những biện pháp để giảm thiểu ô nhiễm tiếng ồn, ô nhiễm môi trường xung quanh trong quá trình thi công.
Đảm bảo yếu tố phong thủy
Phong thủy là một yếu tố quan trọng trong việc xây dựng, bố trí và sắp xếp không gian căn nhà. Khoa học chứng minh phong thủy thật sự có ảnh hưởng trong việc xây dựng nhà cửa, ảnh hưởng đến tài lộc và vận khí của gia chủ. Một căn nhà có phong thủy tốt có thể đem đến rất nhiều may mắn cho gia chủ.
- Phòng khách : Phòng khách là nơi đầu tiên trong nhà hứng tài lộc và may mắn trong căn nhà nên cần được thiết kế thông thoáng, nhiều ánh sáng. Nên bố trí nhiều cửa sổ, giếng trời, hay ống thông gió nếu có, tránh sơn các màu tối để căn nhà không u ám, không ảnh hưởng đến tài lộc, vận khí của ngôi nhà.
- Phòng bếp: Cửa phòng bếp không nên đối diện với cửa chính và cửa nhà vệ sinh. Tránh đặt bếp ở trung tâm ngôi nhà gần cửa ra vào tốt nhất nên đặt sâu trong ngôi nhà sẽ tốt cho phong thủy. Phòng bếp không nên là nơi đón gió, vì gió quá lớn sẽ không an toàn, dễ gây cháy nổ.
- Phòng ngủ: Phòng ngủ nên cách xa cửa chính và tránh ồn ào để đảm bảo một giấc ngủ ngon. Không nên đặt gương đối diện giường ngủ vì đây là điều không may mắn, không tốt cho hạnh phúc của gia chủ theo phong thủy.
- Phòng thờ: Phòng thờ không nên trên hoặc dưới nhà vệ sinh, dưới bể nước hoặc giường ngủ. Bàn thờ nên đặt chính giữa căn nhà, là nơi trang trọng, sạch sẽ, riêng tư và hạn chế ồn ào, xô bồ.
- Nhà vệ sinh: Đặt tránh xa phòng khách, nhà bếp và đặc biệt là bàn thờ. Nhà vệ sinh phải luôn sạch sẽ, dọn dẹp thường xuyên.
Có thể bạn quan tâm:
Lời kết
Qua bài viết trên, chắc hẳn bạn đã học hỏi được thêm về kinh nghiệm sửa nhà đẹp, hợp phong thủy với chi phí rẻ nhất rồi đúng không nào. Hy vọng rằng những thông tin chia sẻ sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình xây, sửa nhà. Chúc bạn sửa được ngôi nhà ưng ý.Tham khảo thêm thông tin khác tại chuyên mục KINH NGHIỆM XÂY NHÀ.
Nếu bạn thấy bài viết hay và ý nghĩa hãy cho Meeyland chúng tôi 1 like và chia sẻ bài viết này để mọi người cùng biết nhé. Ngoài ra nếu bạn có nhu cầu thì có thể tải APP MEEYLAND để cập nhật thông tin mới hằng ngày và đăng ký tài khoản miễn phí nhé!. Trân trọng cảm ơn bạn đã theo dõi chúng tôi.