meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Xót xa trước cảnh hàng loạt dự án tái định cư bỏ hoang lãng phí ở Hà Nội

Thứ tư, 26/01/2022-10:01
Trong khi người dân khát nhà giá rẻ cực độ thì nhiều năm qua ở Hà Nội diễn ra tình trạng nhiều toà nhà tái định cư bị bỏ hoang. Điều này gây ra sự lãng phí rất lớn về ngân sách nhà nước cũng như quỹ đất.

Trong khi người dân khát nhà giá rẻ cực độ thì nhiều năm qua ở Hà Nội diễn ra tình trạng nhiều toà nhà tái định cư bị bỏ hoang. Điều này gây ra sự lãng phí rất lớn về ngân sách nhà nước cũng như quỹ đất.

Nhiều dự án nằm ở vị trí đẹp bị bỏ hoang lâu năm

Tại một số khu đất “vàng” của thành phố Hà Nội như Nguyễn Khánh Toàn, Tân Mai, Lê Văn Lương, Tố Hữu, Trần Phú xuất hiện rất nhiều các khu chung cư cao tầng, nhà tái định cư, khu shophouse xây dang dở hoặc đã hoàn thiện nhưng hiện bỏ hoang. Các dự án này chỉ được quây tôn tạm, lâu ngày không có người qua lại nên rất nhếch nhác, bẩn thỉu, làm xấu cảnh quan đô thị.

1-phu-dien-vov-fkkd-1643097257.jpg
Những tòa nhà dự án tái định cư bỏ hoang gây mất mỹ quan đô thị
 

Đơn cử có thể kể tới 3 tòa nhà nằm trên đường Hoàng Văn Thụ ở quận Hoàng Mai dù đã xây từ hơn 3 năm nay nhưng đến giờ vẫn bỏ trống. Tại lối ra vào và sảnh trước chung cư ngập tràn rác thải, phần tường, móng xuất hiện nhiều vết nứt nẻ. Các đối tượng nghiện hút thường xuyên tụ tập tại các tòa nhà này để chích ma túy gây ảnh hưởng kỷ cương, an ninh xã hội.

Hay có thể tới khu đô thị Văn Khê nằm trên đường Tố Hữu đang xây dở dang 10 tầng thì bất ngờ ngừng triển khai và bỏ hoang cả chục năm nay. Hiện trạng khu vực này hiện xuống cấp nghiêm trọng, cỏ lau mọc cao quá đầu người, những khối nhà hư hỏng nặng có dấu hiệu đổ gãy. Xung quanh khu vực biến thành địa điểm tập kết rác thải chưa biết tới khi nào mới tiếp tục hoàn thiện.

Các dự án khác như chung cư cao cấp Golden Millennium Tower 39 tầng hay tòa nhà Apex Tower 30 tầng trên đường Phạm Hùng cũng là những dự án bị bỏ phí rất đáng tiếc. Trong khi nhiều người dân Hà Nội phải chật vật kiếm sống, lao động những mong có một căn nhà phù hợp thì nhiều dự án nằm ở khu đất vàng lại bị bỏ không đáng tiếc. Điều này khiến dư luận rất bức xúc.

Nguyên nhân khiến đất vàng bỏ hoang

Rất nhiều dự án bất động sản, nhà tái định cư nằm ở đất vàng của Hà Nội là do các chủ đầu tư “giấu mặt” giành quyền xây dựng. Họ khởi công dự án hoành tráng hứa hẹn sẽ đem lại giá trị sống cho cư dân cũng như thay đổi bộ mặt thành phố. Tuy nhiên các khu nhà này không được hoàn thiện và đưa vào khai thác vì nhiều lý do khác nhau.

Nguyên nhân lớn nhất là thiếu kinh phí, không có tài chính ổn định và không có kinh nghiệm thực thi dự án lớn. Tiếp đó là vướng mắc trong thủ tục xin giấy phép xây dựng. Quy trình thủ tục phê duyệt dự án chưa đồng bộ, thị trường có sự biến động mạnh dẫn đến nhà đầu tư thua lỗ. Cuối cùng một lý do nữa cũng ảnh hưởng đến các dự án là công tác mặt bằng không thể thực hiện do số tiền phải chi quá lớn.

Ngoài ra cũng có tình trạng một số tòa nhà chung cư đã xây xong nhưng chưa thể nghiệm thu, bàn giao cho thành phố vì thiếu hạng mục xây dựng. Đơn cử như tòa nhà tái định cư ở phố Tân Mai dù xây xong từ 2017 nhưng chưa đưa vào sử dụng được do công trình có một số vấn đề cần khắc phục.

Đó là tòa nhà thiếu đường ống xử lý rác thải và phải điều chỉnh lại theo yêu cầu của Sở Xây dựng. Ngoài ra tòa nhà cũng không có hệ thống phòng cháy chữa cháy đảm bảo quy định. Chính những điều này khiến các dự án tái định cư bị bỏ không thời gian dài.

Nhà tái định cư xuống cấp trầm trọng 

Bên cạnh thực trạng nhà tái định cư bị bỏ hoang, không có người sinh sống thì nhiều dự án trên địa bàn Hà Nội cũng rơi vào tình cảnh xuống cấp nhanh chóng. Dù rằng thời gian bàn giao nhà mới chỉ một vài năm. Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến người dân kém mặn mà với nhà tái định cư.

Tại khu nhà tái định cư Đồng Tàu nằm tại Thịnh Liệt, Hoàng Mai dù chỉ mới hoạt động trên dưới 10 năm nhưng 3 năm gần đây đã xuống cấp nghiêm trọng. Nền xung quanh tòa nhà bị nứt, lún, gạch lát sàn hành lang bị bong tróc, vỡ. Các đường ống thoát nước thoát thải liên tục bị vỡ, hoặc tắc nghẽn nước rác thải dềnh lên hôi thối nhiều ngày.

Thực trạng nhà tái định cư nứt vỡ, sụt lún cũng diễn ra tại nhiều khu vực như chung cư Trung Hòa Nhân Chính, khu thành phố giao lưu, khu chung cư Sài Đồng (Long Biên)... Đặc biệt là khu tái định cư Nam Trung Yên sau 15 năm hoạt động chưa từng được bảo trì nâng cấp khiến hệ thống thang máy hỏng năng. Người dân không dám di chuyển vì sợ tai nạn.

Nên có giải pháp thu hồi chuyển đổi nhà tái định cư bỏ hoang

Kiến trúc sư Trần Huy Ánh nhìn nhận chính quyền nên sớm thu hồi các dự án bỏ hoang và tiến hành bán đấu giá. Qua đó lấy số tiền thu về để xây nhà ở thương mại hoặc phục vụ các mục đích khác. Điều này sẽ giúp thành phố thu được ngân sách đồng thời tránh lãng phí nguồn tài nguyên đất đai.

hn3-1626710682497-1643097199.jpg
Nhà tái định cư bỏ hoang gây ra sự lãng phí ngân sách
 

Nhưng hiện nay chính quyền chủ trương đấu giá trọn lô đất và thu tiền chỉ trong một lần nên chỉ có các doanh nghiệp lớn mới có đủ khả năng giao dịch. Các nhà đầu tư cá nhân rất khó tham gia. Nếu muốn quy trình đấu giá được tiến hành nhanh gọn thì UBND thành phố cần xem xét lại vấn đề này.

Đối với những dự án đang xây dang dở hoặc chưa được nghiệm thu thì chính quyền các quận cần rà soát thẩm tra đầu tư xây dựng, sửa chữa nhanh chóng. Thực hiện công tác nghiệm thu theo quy định. Có thể xem xét bố trí biến nhà tái định cư thành nhà ở tạm cư cho người dân.

Muốn nhà tái định cư được sử dụng đúng mục đích thì công trình phải đảm bảo chất lượng. Nhà nước nên khuyến khích hơn nữa trong việc thu hút nguồn lực xã hội để xây dựng nhà ở tái định cư. Từ đó tạo nên nguồn cung nhà phù hợp với nhiều đối tượng người dân. 



 

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Nghịch lý thị trường bất động sản: Giá cao, tỷ lệ hấp thụ tốt nhưng kết quả kinh doanh èo uột

Người dân TP.HCM bức xúc về cách tính tiền sử dụng đất

Mở rộng quỹ đất xây dựng nhà ở thương mại: Chỉ nên thí điểm ở phạm vi hẹp

Cơ hội tăng giá nhiều lần của đất nền phía Nam sẽ khó xuất hiện

Đất đấu giá “hạ nhiệt” nhưng vẫn bán chênh cả tỷ đồng

Lãi suất “ghìm cương” nhà ở xã hội

ĐBQH lo ngại “cơn sóng sốt đất” nếu thí điểm mở rộng đất cho nhà ở thương mại

Bảng giá đất làm chi phí chuyển đổi một nền đất từ 200-300 triệu lên 1-2 tỷ đồng

Tin mới cập nhật

Khách hàng “ngậm đắng nuốt cay” vì dự án bất động sản vướng pháp lý

3 giờ trước

Người dân TP.HCM bức xúc về cách tính tiền sử dụng đất

19 giờ trước

Nghịch lý thị trường bất động sản: Giá cao, tỷ lệ hấp thụ tốt nhưng kết quả kinh doanh èo uột

19 giờ trước

Cơ hội tăng giá nhiều lần của đất nền phía Nam sẽ khó xuất hiện

1 ngày trước

Mở rộng quỹ đất xây dựng nhà ở thương mại: Chỉ nên thí điểm ở phạm vi hẹp

1 ngày trước