meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Vợ chồng thạc sĩ bỏ phố về quê suốt 7 năm biến vùng đất khô cằn thành trang trại màu mỡ, sống cuộc đời giản dị tự cung tự cấp

Thứ bảy, 11/06/2022-16:06
Sau khi quyết tâm từ bỏ cuộc sống nơi đô thị xô bồ, hai vợ chồng thạc sĩ sinh học đã chuyển về vùng đất hoang vu nằm ở ngoại thành Bắc Kinh để sinh sống. Hai người luôn mong muốn có một ngày giải đáp câu hỏi thú vị: Liệu con người có thể sống hòa hợp mà không làm tổn hại thiên nhiên?

 

Theo Sohu, cặp vợ chồng thạc sĩ sinh học này là Trương Hách Hách và Triệu Thiên Hiểu, cùng sinh năm 1980 tại Bắc Kinh, Trung Quốc. Hai người đều đã từng đi du học ở nước ngoài và đã có bằng thạc sĩ sinh học. Vào năm 2015, hai người đã quyết định bỏ lại thành phố và chuyển về vùng ngoại ô để sinh sống. Họ đã thuê mảnh đất rộng 20.000m2 đất rồi cùng nhau sống một cuộc đời tự cung tự cấp giữa vùng rừng núi, thiên nhiên hoang sơ.

Trong vòng 7 năm qua, vợ chồng thạc sĩ đã sử dụng các phương pháp độc đáo, họ đã cải tạo lại vùng đất khô cằn, khiến đất đai ở đây ngày càng tươi tốt. Vào thời điểm thịnh vượng nhất trong trang trại của gia đình có hơn 300 con vật và hơn 200 cây ăn quả cùng nhiều loài lương thực khác. Ngoài ra, những loài động vật hoang dã ở xung quanh đôi lúc cũng ghé thăm khu vực này. 

Mỗi ngày, hai người đều dậy từ 7h sáng và nghỉ ngơi vào lúc 10h tối. Không nhà cửa khang trang, không con cái, cuộc sống hiện tại của họ dường như đi ngược lại với xu hướng của toàn xã hội.


Căn nhà của họ không quá rộng rãi, chỉ nhỏ vừa đủ cho hai vợ chồng sinh sống, xung quanh là cây cối tốt tươi
Căn nhà của họ không quá rộng rãi, chỉ nhỏ vừa đủ cho hai vợ chồng sinh sống, xung quanh là cây cối tốt tươi

Dần dần, theo thời gian, cuộc sống hiện tại của họ đã được nhiều người ủng hộ, trân trọng từ người thân và những người bạn xung quanh. "Hãy sống cuộc đời của riêng mình. Hạnh phúc chỉ đơn giản là khi hai người có cùng chí hướng ở bên nhau", họ chia sẻ. 

Đôi vợ chồng thạc sĩ muốn sống một cuộc sống như "Robinson giữa đảo hoang"

Từ hồi đi du học ở Na Uy, hai vợ chồng thạc sĩ sinh học đã yêu thích việc khám phá các vùng đất hoang dã cùng nhau. Sau đó, họ tốt nghiệp và cùng làm công việc bảo tồn thiên nhiên.

Tuy đã có nhà ở nội thành, hai người lại dành nhiều thời gian sống ở các vùng nông thôn và những nơi hoang dã. Họ đã từng thuê một trang trại nhỏ để có thể canh tác trong 3-4 năm liền. 

Dù thế, điều này lại không đủ để thỏa mãn. Vào năm 2014, hai người đã quyết định chuyển hẳn về sống ở một vùng đất hoang dã, cách xa thành phố khoảng 1-2 giờ lái xe. Thời hạn thuê đất khoảng 14 năm, họ đã sống ở nơi đây được 7 năm.


Hai vợ chồng cùng nhau chăm vườn, sống cuộc đời gần gũi với thiên nhiên
Hai vợ chồng cùng nhau chăm vườn, sống cuộc đời gần gũi với thiên nhiên

Nơi ở của hai vợ chồng họ nằm ở phía dưới chân núi. Trước nhà có vườn, có đất ruộng và đồng cỏ, phía sau nhà là khu vực trồng cây ăn quả, xa xa  là một sườn đồi khoảng 200m và có một bãi đất hoang.

Dân cư sống ở vùng này khá thưa thớt, hàng xóm gần nhất cách trang trại khoảng 300m. Nếu cần mua bán hàng hóa, họ đã phải lái xe xuống thị trấn để mua về. 


Vợ chồng hai người xây cả bếp lò ngoài trời để nướng bánh, nướng đồ ăn ngay tại nhà
Vợ chồng hai người xây cả bếp lò ngoài trời để nướng bánh, nướng đồ ăn ngay tại nhà

Tại trang trại này, họ đã kết hợp trồng trọt với chăn nuôi. Hai vợ chồng họ đã từng nuôi 200 con gà, 30 con cừu, 5 con ngỗng lớn, thêm 5 con chó, 2 còn mèo và cả 3 con thỏ. Sau đó, để giảm bớt được gánh nặng cho môi trường xung quanh, số lượng gà và cừu của gia đình được giảm xuống khá nhiều.

Trong trang trại có đến hơn 200 loại cây, được trồng tương đối lâu đời. Sau khi thu hoạch, các loại hoa quả trong vườn đã được chế biến thành các loại mứt.

Làm nông là một công việc tay chân vô cùng vất vả và tốn nhiều thời gian. Dù có hiểu rõ cây trồng vật nuôi đến đâu nhưng khi đã bắt tay vào làm vẫn gặp phải nhiều khó khăn. Trong 2 năm đầu, họ đã loay hoay tìm cách, đôi lúc cảm thấy cuộc sống ở nơi đây còn mệt mỏi hơn nhiều so với làm việc ở thành phố. Có những hôm, họ lao động chân tay nhiều đến mức cả người đau mỏi rã rời.


Hai vợ chồng chăn cừu trong trang trại của mình
Hai vợ chồng chăn cừu trong trang trại của mình

Ngôi nhà đơn sơ nằm giữa trang trại
Ngôi nhà đơn sơ nằm giữa trang trại

Họ cùng nhau làm việc trong khuôn viên trang trại
Họ cùng nhau làm việc trong khuôn viên trang trại

Sau vài năm sống và làm việc ở nơi này, cuộc sống của họ đã dần ổn định. Hiện tại, cuộc sống sinh hoạt của hai người theo ánh sáng mặt trời. Khi mặt trời lên hai người thức dậy, mặt trời xuống là thời điểm làm việc kết thúc, đến giờ nghỉ ngơi.

Sinh sống ở đây, chi phí sinh hoạt của họ tương đối thấp. Họ tốn từ 3.000-4.000 NDT (khoảng 10-14 triệu VNĐ) chủ yếu dùng để mua dầu, nước, tiền điện và khí đốt. Sống ở đây ít khi ra ngoài nên họ rất ít khi mua quần áo. Lần cuối họ sắm đồ là vào năm 2015 nhằm phục vụ cho nhu cầu làm đồng áng. Giờ đây, họ đã không còn vung tiền mua sắm để thỏa mãn nhu cầu tinh thần của mình như trước nữa.

Tự nghĩ, tự làm, tự giải quyết mọi vấn đề của cuộc sống nơi đồng quê

Quyết định rời phố về quê của hai vợ chồng không phải dành để kiếm tiền, sản xuất hay tận hưởng cuộc sống mà để hòa nhập với hệ sinh thái nơi đây. Họ muốn xem mình có thể sống gần thiên nhiên mà không xâm phạm đến tự nhiên không.

Vùng đất họ sinh sống có khí hậu tương đối khô hạn, xung quanh không có sông hồ hay nước máy. Để giải quyết vấn đề sinh hoạt và sản xuất, cặp đôi này đã xây dựng một hầm chứa nước ở phía sau này với dung tích lên đến 30.000 lít nước, sau đó lấy nước từ trạm giếng cách đó 1km để đổ vào.

Nước đã được vận chuyển lên trang trại theo đường ống nước cũ đã bị hư hại ở nhiều điểm. Mỗi lần có sự cố xảy ra thì hai vợ chồng họ sẽ phải chịu cảnh mất nước trong nhiều ngày, có những thời điểm họ đã sử dụng cả nước mưa.

Họ đã xây dựng 3 bể chứa trên núi để thu gom nước mưa. Trong đó, có 2 bể lớn với dung tích 1.000 lít, 1 dùng để tưới cho cây trồng, 1 được chôn dưới đất để tránh ánh nắng được sử dụng cho đàn gia súc.


Rau, củ, quả tươi ngon được hái từ trang trại của gia đình
Rau, củ, quả tươi ngon được hái từ trang trại của gia đình

Đàn cừu sống trong khu chuồng rộng rãi, được thay lót sàn thường xuyên
Đàn cừu sống trong khu chuồng rộng rãi, được thay lót sàn thường xuyên

Những quả chín mọng trong khu vườn được dùng để làm mứt
Những quả chín mọng trong khu vườn được dùng để làm mứt

Để tiết kiệm được nước sinh hoạt, vợ chồng họ không dùng nhà vệ sinh xả như bình thường mà lắp đặt nhà vệ sinh khô sinh thái. Chất thải của người và động vật được thu gom, phân loại và xử lý thật kỹ trước khi đem bón cho cây trồng.

Họ cũng không sử dụng thuốc trừ sâu hay thuốc diệt cỏ. Họ đã lập thêm một trạm khí tượng nhỏ để có thể tìm hiểu về khí hậu của khu vực này. 


Trạm khí tượng nhỏ để hai vợ chồng theo dõi thời tiết, khí hậu địa phương
Trạm khí tượng nhỏ để hai vợ chồng theo dõi thời tiết, khí hậu địa phương

Cuộc sống ở vùng nông thôn tuy có bất tiện nhưng chính điều đó lại giúp vợ chồng Hách Hách và Thiên Hiểu có nhiều cơ hội giải quyết mọi vấn đề bằng trí tuệ và đôi bàn tay mình. Sau khi xử lý xong, họ đều cảm thấy sự thành công và thấy hạnh phúc hơn nhiều.

Làm bạn với thiên nhiên, dần dần đã giải quyết được hội chứng "rối loạn thiếu hụt tự nhiên"

Sườn đồn phía sau nhà của cặp vợ chồng chỉ cao khoảng 200m nhưng trong nó có chứa cả một hệ sinh thái đa dạng có nhiều loài cây và động vật hoang dã. 

Họ đã lắp đặt camera hồng ngoại trên núi, sau một thời gian đã quan sát được cả mèo rừng và báo hoa mai, đây là những loài động vật quý hiếm cần được bảo vệ. Thỉnh thoảng, những người hàng xóm hoang dã này đã ghé qua trang trại để trộm gà.


Họ đã cùng người dân nơi đây trồng và thu hoạch rau củ trong vườn
Họ đã cùng người dân nơi đây trồng và thu hoạch rau củ trong vườn

Họ còn trồng lúa để làm lương thực
Họ còn trồng lúa để làm lương thực

Khu rửa đồ và bếp lò ở bên ngoài trời
Khu rửa đồ và bếp lò ở bên ngoài trời

Không những thế, có rất nhiều loài chim thích làm tổ quanh nhà, thậm chí có tổ chim ở mái hiên trước nhà. Họ còn mở thêm một con đường nhỏ để đi lên núi. Động vật rừng dường như rất thích tuyến đường mòn này nên đã thường xuyên qua lại. Ngoài những động vật thân thiện, họ còn gặp nhiều loài khá đáng sợ. Tuy nhiên, chỉ cần không động đến chúng, chúng sẽ không gây hại gì.

Một nhà văn người Mỹ là Richard Love từng viết cuốn sách "The Last Child in the Woods", trong đó đề cập đến một hội chứng có tên gọi là "rối loạn thiếu hụt tự nhiên". Những người mắc bệnh thường là người thành thị, vốn rời xa thiên nhiên từ bé nên khi đến các vùng hoang dã sẽ cảm thấy xa lạ, khó khăn và căng thẳng. Thậm chí, có những người đi chơi ở trên núi bắt gặp một con bọ đi qua cũng cảm thấy bất an.


Họ đã cùng nhau làm tất cả mọi việc, sống một cuộc sống bình yên rời xa phố thị
Họ đã cùng nhau làm tất cả mọi việc, sống một cuộc sống bình yên rời xa phố thị

Con người gặp phải hội chứng này đều do chưa hiểu rõ về thiên nhiên. Có lẽ, chính con người mới là thứ mà thiên nhiên, cây cối, động vật sợ hãi chứ không phải ngược lại. Bạn chỉ cần giữ khoảng cách thích hợp và luôn tôn trọng nhau, con người sẽ không gặp phải vấn đề gì với thiên nhiên.

Từ những kiến thức và kinh nghiệm sinh tồn nơi đồng quê hoang dã này, hai vợ chồng Hách Hách và Thiên Hiểu đã tổng hợp lại, cùng nhau viết thành một cuốn sách để chia sẻ những kinh nghiệm của mình đến mọi người. 

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Những yếu tố nhận biết căn nhà xấu về phong thuỷ, càng ở càng mất lộc

Khám phá căn nhà 6 tầng được bố trí độc đáo từng tầng riêng biệt

5+ kiểu nhà cần phải tránh xa nếu không muốn phá vỡ không gian tổ ấm

Nhà 3 tầng với mặt tiền đóng mở linh hoạt nhìn ra cầu Rồng Đà Nẵng

Cải tạo căn nhà ống cũ kỹ thành "homestay thu nhỏ" tràn ngập không gian xanh

Căn hộ gần 100 tuổi ở phố cổ Hà Nội "lột xác" với phong cách farmhouse châu Âu

Bên trong đậm chất lãng mạn và nghệ thuật của căn nhà có vẻ bề ngoài thô mộc

Ngôi nhà 350 m2 ở Bạc Liêu thiết kế sáng tạo với giếng trời và không gian mở

Tin mới cập nhật

"Nhập cuộc" đường đua NOXH, Nam Định sắp có dự án hơn 900 tỷ đồng với 1.100 căn hộ

12 giờ trước

Thấy gì từ gần 26.000 sản phẩm tồn kho của doanh nghiệp bất động sản?

12 giờ trước

Thí điểm mở rộng đất xây dựng nhà ở thương mại: Tránh tạo cơ chế xin cho

12 giờ trước

Kết thúc đấu giá đất Hoài Đức: 2 lô đắt nhất 15 tỷ đồng/lô, gấp 14 lần khởi điểm

12 giờ trước

Công nghệ đang định hình tương lai cho người mua nhà lần đầu như thế nào?

1 ngày trước