Bỏ phố về quê, một nhà 3 người xây căn nhà rộng 400m2 trên núi mà không cần bản vẽ, cùng nhau tận hưởng cuộc sống núi rừng đầy hạnh phúc
BÀI LIÊN QUAN
Ngôi nhà có mặt tiền giản dị nhưng không gian bên trong tiện nghi, hiện đại cùng với mảnh sân vườn giúp gia chủ có được những phút giây thư giãn tuyệt vời Khu vườn sân thượng độc đáo hoa xếp thành tầng, phía trên là hoa hồng rực rỡ phía dưới muôn hoa khoe sắc 4 mùaKhông gian sống của đôi vợ chồng trẻ với mỗi khu vực chức năng là một gam màu chủ đạo khiến ai cũng thích thú vì mới lạTheo Sohu, ngôi nhà rộng lớn này là tổ ấm của một gia đình có 3 người, người chồng là Liêu Quan Phú cùng vợ và con gái tên Liêu Phàm. Gia chủ quê gốc ở làng Song Phú, Quảng Sơn. Khoảng hơn 20 năm trước, ông đã thuê một vùng đất đất trống để trồng cây và kinh doanh giống cây trồng. Sau 5-6 năm tận tình chăm sóc và quản lý, các cây con dần lớn lên, đất nông nghiệp dần trở thành khu rừng tươi tốt.
Câu chuyện bảo vệ khu rừng rộng lớn do chính tay ông Liễu Quan Phú trồng
Ông Liễu Quan Phú đã sẵn sàng cho vụ thu hoạch nhưng cũng vào thời điểm đó, khu rừng đã thu hút một lượng lớn các loài chim hoang dã đến đây trú ngụ và sinh sản. Các loài chim này sinh sản vào mùa xuân, sinh sống và rời đi vào mùa thu, sau đó chúng sẽ quay lại đây. Dần dần, số lượng chim ngày càng lớn dần lên. Vì không muốn phá hủy môi trường sống của lũ chim mà ông đã quyết định giữ nguyên khu rừng, không chặt cây, bán cây mà để chúng lớn lên một cách tự nhiên.
Vào năm 2014, các giáo viên và sinh viên đến từ trường Đại học Nông nghiệp Tứ Xuyên đã đến đây để khảo sát và phát hiện ra ở đây có 1.580 tổ chim. Đến thời điểm hiện tại, số lượng chim đã lên đến hàng chục nghìn cá thể. Từ đây, mối nguy hiểm dần xuất hiện, có rất nhiều người tới khu rừng để săn trộm chim vào ban đêm. Ông Liêu đã rất lo lắng, cho nên, mỗi khi đêm xuống ông thường lái xe vào rừng để kiểm tra vì ban ngày ông phải đi làm.
Dưới sự chăm sóc của gia đình ông Liêu Quan Phú, tổ ấm của các loài chim đang trú ngụ ở đây được đảm bảo an toàn. Hơn nửa, môi trường sống của chúng ngày càng trở nên tốt hơn. Hiện nay, cứ vào mỗi tháng 5, tháng 6 toàn bộ khu rừng ngập tràn các loại chim đến đây trú ngụ.
Xây nhà trên một mảnh đất ở trong khu rừng để ngăn chặn tình trạng chim bị săn trộm
Trước đây, gia đình 3 người sống ở khu đô thị, cho đến năm 2017 khi căn nhà được hoàn thiện, họ mới bắt đầu dọn về đây ở, với mục đích là bảo vệ chim sóc. Phải mất đến 2 năm để xây dựng được ngôi nhà với tổng diện tích khoảng 400m2.
Ngôi nhà được xây dựng theo lối kiến trúc cổ, 1 căn nhà được làm bằng gỗ, căn còn lại được làm bằng gạch. Hai ngôi nhà này do chính ông Liệu xây dựng lên mà không cần dùng đến bản thiết kế chuyên nghiệp.
Khi sống ở Bành Châu, ông đã tình cờ thấy một ngôi nhà cổ đang bị phá bỏ. Ông đã thấy những viên gạch màu xanh và cửa sổ bằng gỗ chạm khắc có lịch sử hơn 100 năm bị bỏ hoang nằm rải rác khắp nơi. Ông cảm thấy điều đó thật đáng tiếc nên đã mang chúng trở về rừng, nơi ông đang sinh sống.
Lúc đầu, ông Liêu dự định chỉ xây dựng ngôi nhà gỗ 1 tầng nhưng những người thợ mộc đã khuyên ông rằng "việc cưa những khung gỗ bách cổ từ thời nhà Minh sẽ rất lãng phí", chính vì vậy, tầng thứ 2 của căn nhà đã được xây dựng.
Mọi món đồ cũ hoặc không dùng đến đều được ông Liêu nhặt về và tái sử dụng lại. Sau khi 1 bức tường thành cổ ở Quảng Sơn bị sụp, ông đã lấy những viên gạch bị bỏ đi và xây dựng nó thành bức tường của trang viên.
Ngày qua đi, ông Liêu Quan Phú đã trồng và bảo vệ khu rừng này được hơn 20 năm nay. Cuộc sống vất vả và không mang lại nguồn thu nhập, tất cả đều phụ thuộc vào 1 việc kinh doanh khác của gia đình. Ban đầu, cô con gái không hiểu mong muốn của người bố và cho rằng đây là quyết định sai lầm. Cho đến khi chuyển vào rừng sống cùng bố mẹ, cô mới nhận ra mình yêu thiên nhiên như thế nào.