meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

VNDirect “rớt đài”, “mất hút” trong danh sách tỷ USD vốn hoá

Thứ sáu, 01/07/2022-09:07
Thời điểm thị trường bắt đầu có dấu hiệu chững lại cả về điểm số và thanh khoản cũng chính là lúc sóng gió bắt đầu nổi lên. Giao dịch không còn bùng nổ như giai đoạn trước gây ra áp lực lớn lên kết quả kinh doanh cũng như giá cổ phiếu của ngành chứng khoán.

Thị trường chứng khoán đã trải qua một phiên giao dịch tràn ngập sắc xanh. VN-Index tăng gần 23 điểm. Tuy nhiên, phần lớn các nhóm cổ phiếu vẫn chìm trong sắc đỏ, thậm chí VND của VNDirect còn giảm gần kịch sàn với mức giảm 6,7%, thấp nhất kể từ tháng 7 năm 2021. Giá trị vốn hoá thị trường cũng đã “bốc hơi” gần một nửa so với hồi đạt đỉnh vào đầu tháng 4, chỉ còn 22.100 tỷ đồng. Sau pha “lao dốc” này, VNDirect chính thức rời khỏi nhóm tỷ USD vốn hoá. Trước đó, SSI cũng “rớt đài” khi cổ phiếu giảm sàn trong phiên 15/06.

Mặc dù giảm mạnh nhưng tính đến hiện tại, VNDirect vẫn là công ty chứng khoán lớn nhất sàn chứng khoán về cả vốn hoá thị trường lẫn vốn điều lệ. Gần đây, VNDirect đã tăng vốn thành công lên 12.000 tỷ đồng vốn điều lệ, tương đương với một số ngân hàng thương mại tầm trung.


Cổ phiếu của VNDirect đang ngập trong sắc đỏ
Cổ phiếu của VNDirect đang ngập trong sắc đỏ

Tuy nhiên, sự sạch bóng các công ty chứng khoán trong danh sách tỷ USD được coi là một tín hiệu buồn với nhóm ngành từng rất thăng hoa trong nửa cuối năm 2021 và những  tháng đầu năm 2022. Thời điểm đó, vốn hoá của cả VNDirect và SSI đều có lúc vượt lên 2 tỷ USD nhưng những đợt lao dốc đã nhanh chóng thổi bay thành quả tăng giá của nhiều tháng trước đó.

Sự mất hút của các công ty chứng khoán cũng được coi là “sóng gió” thị trường. Giao dịch không còn bùng nổ như trước và gây áp lực lớn lên kết quả kinh doanh của các  công ty chứng khoán. Tiền vào thị trường nói chung và nhóm chứng khoán nói riêng cũng không đủ dồi dào để cân lại lượng cung lớn gia tăng sau các đợt phát hành.

Bên cạnh đó, các yếu tố tác động từ thị trường trái phiếu, lãi suất tăng cũng là những nguyên nhân trọng yếu gây ảnh hưởng tới dòng tiền đổ vào chứng khoán. Rạng sáng ngày 16/6 (theo giờ Việt Nam), FED đã nâng lãi suất thêm 0,75% - mức tăng lớn nhất kể từ năm 1994. Sau nhiều tuần được dự đoán, lãi suất chuẩn hiện dao động ở mức 1,5% - 1,75%, cao nhất kể từ ngay trước khi đại dịch Covid-19 diễn ra vào tháng 3/2020.


Sự gia tăng lãi suất của FED cũng là nguyên nhân gây ảnh hưởng tới dòng tiền đổ vào thị trường chứng khoán
Sự gia tăng lãi suất của FED cũng là nguyên nhân gây ảnh hưởng tới dòng tiền đổ vào thị trường chứng khoán

Sự tăng lãi suất hỗ trợ nền kinh tế vượt qua đại dịch; đồng thời cũng khiến các ngân hàng thương mại trong nước bắt đầu "rục rịch" tăng lãi suất tiền gửi tiết kiệm – một trong những kênh đầu tư thay thế chứng khoán.

Dù chưa có số liệu thống kê chính xác nhưng 1 phần dòng tiền được rút ra khỏi thị trường chứng khoán để chuyển sang gửi tiết kiệm là điều không hề bất ngờ. Theo thống kê, thanh khoản bình quân phiên trên HoSE đã có xu hướng giảm mạnh từ sau khi đạt đỉnh vào tháng 11 năm ngoái. Trong tháng 5 vừa qua, giá trị giao dịch bình quân chỉ đạt 13.800 tỷ đồng/phiên, thấp nhất kể từ tháng 2/2021.

Khó khăn trong ngắn hạn nhưng không thể phủ nhận triển vọng dài hạn của ngành chứng khoán nhờ dư địa tăng trưởng số lượng nhà đầu tư tham gia còn nhiều. Tuy nhiên, nhiều đánh giá cho rằng các CTCK sẽ có sự phân hóa ngày càng rõ rệt và những cái tên "đuối" hơn rất có thể sẽ bị bỏ lại thậm chí đào thải.

Theo đánh giá của đội ngũ phân tích của Vnstockmarket, sự phát triển của ngành chứng khoán nói chung sẽ bắt đầu có sự phân hóa lớn giữa các công ty theo nhiều yếu tố như chất lượng dịch vụ đầu tư, chính sách và định hướng của nhà nước đối với thị trường chứng khoán hay mức độ cạnh tranh của các công ty trong ngành.

Đồng quan điểm, ACBS nhận định mảng môi giới chứng khoán có mức độ cạnh tranh cao khi có tới 74 CTCK trong khi sản phẩm ít có sự khác biệt giữa các công ty. Bên cạnh đó, hoạt động tự doanh dự báo sẽ gặp khó khăn trong quý 2/2022 do thị trường diễn biến kém thuận lợi. Đây là 2 mảng hoạt động chính đóng góp lớn vào kết quả kinh doanh của các CTCK bên cạnh cho vay ký quỹ (margin).

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

"Siêu" dự án gần 60.000 tỷ của "đại bàng" Malaysia được Chính phủ tháo gỡ khó khăn

Xu hướng dịch chuyển nhà ở sang các đô thị vệ tinh

Nghịch lý thị trường vàng cận Tết: Chính thống đìu hiu, “chợ đen” tấp nập

Hà Nội "ra tối hậu thư" cho dự án NOXH của Liên danh Handico - Viglacera

Vành đai 4 thi công "xôi đỗ": Người dân có tâm lý chờ áp dụng quy định mới

Dự án "treo" 16 năm tại huyện Đan Phượng bị Hà Nội chính thức "khai tử"

Hà Nội duyệt quy hoạch đô thị có trường đua ngựa 420 triệu USD

Bình Định: Lộ diện chân dung nhà đầu tư khu đô thị gần 3.000 tỷ sau nhiều lần thông báo đấu giá

Tin mới cập nhật

Chuyên gia phong thủy chỉ ra 3 vị trí xấu, nhà chật hẹp đến mấy cũng không nên đặt bàn thờ

7 giờ trước

Môi giới bất động sản “tung chiêu lừa” chốt sale cận Tết

7 giờ trước

Hà Nội: Loạt nhà siêu mỏng, siêu méo tại quận Đống Đa sẽ bị giải tỏa trong năm 2025

7 giờ trước

Hơn 3.200 doanh nghiệp địa ốc quay lại thị trường: Tăng lượng, có tăng chất?

7 giờ trước

Meey Group xây dựng hệ thống quản trị, vận hành chuyên nghiệp với BSC/KPI

1 ngày trước