meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Việt Nam chịu những ảnh hưởng nào từ việc Mỹ tăng lãi suất?

Thứ ba, 02/08/2022-00:08
Ngày 27/7, Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) thực hiện nâng lãi suất thêm 0,75%, đây là lần tăng lãi suất thứ 4 của Fed kể từ đầu năm nay. Nhiều chuyên gia nhận định, việc Fed tăng lãi suất sẽ gây áp lực lên nhiều quốc gia xuất khẩu sang Mỹ, trong đó có Việt Nam. 

Mỹ kiểm soát lạm phát 

Theo tuoitre.vn, tại cuộc họp sau khi thực hiện tăng lãi suất, chủ tịch Fed Jerome Powell đã nói: “Lạm phát ở mức quá cao”. Đồng thời, ông Jerome Powell cũng cho biết thêm cơ quan này sẽ tiếp tục tăng lãi suất cho tới khi xuất hiện dấu hiệu chắc chắn rằng lạm phát đang quay trở lại mục tiêu 2%. 

Bởi trong tháng 6 vừa qua, Mỹ đối mặt với lạm phát tăng đến 9,1% nên Fed phải cố gắng duy trì một thị trường ổn định và giúp người dân giữ được việc làm.


Chủ tịch Fed Jerome Powell.
Chủ tịch Fed Jerome Powell.

Fed đã sử dụng lãi suất làm công cụ chính trong quá trình kiểm soát lạm phát. Việc tăng lãi suất liên tục này thể hiện mong muốn các hoạt động kinh tế chậm lại để lạm phát được giảm từ từ. 

Chủ tịch Fed cho biết, lãi suất cao sẽ khiến người dân khó có thể mua nhà đất hoặc đầu tư hơn, tuy nhiên lại giúp cho nền kinh tế Mỹ chậm lại để chuỗi cung ứng có thể cân bằng với nhau cầu thị trường. 

Ông Powell  nói với New York Times rằng: "Chúng ta cần tăng trưởng chậm lại. Chúng tôi không muốn lạm phát này lớn hơn mức cần thiết. Nhưng cuối cùng nếu nghĩ về trung và dài hạn, ổn định giá là yếu tố khiến toàn bộ nền kinh tế hoạt động”.

Vào năm 1980, Mỹ đã đối mặt với mức lạm phát rất cao, 13,5%. Thời điểm đó, Fed đã tăng lãi suất lên đến 20%. Dù lúc đó Mỹ đã kiểm soát thành công lạm phát, nhưng Fed đã vô tình đẩy quốc gia vào cuộc khủng hoảng kinh tế. Từ bài học của năm 1980, cho thấy Fed cần phải cân bằng giữa việc kiểm soát lạm phát và suy thoái kinh tế. 
 


Kể từ đầu năm 2022 đến nay, Fed đã có 4 lần thực hiện tăng lãi suất cơ bản.
Kể từ đầu năm 2022 đến nay, Fed đã có 4 lần thực hiện tăng lãi suất cơ bản.

Như vậy, với việc tăng lãi suất lần 4 của Fed kể từ đầu năm nay đã được đưa ra trong bối cảnh các nhà kinh tế và hoạch định chính sách đang lo ngại nền kinh tế số 1 đang tiến tới suy thoái, khi GDP giảm quý thứ 2 liên tiếp. Các nhà đầu tư tại phố Wall đang có những dự báo về một cuộc khủng hoảng kinh tế. 

Đáp lại những dự báo này, chủ tịch Fed bác bỏ khả năng suy thoái kinh tế. "Tôi không nghĩ Mỹ hiện đang trong thời kỳ suy thoái. Có rất nhiều lĩnh vực của nền kinh tế đang hoạt động quá tốt", ông Powell nói.

Đà phục hồi của Việt Nam “giảm tốc” 

Các chuyên gia đánh giá, động thái Fed tăng lãi suất liên tục đã tác động mạnh đến nhiều thị trường tài chính trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Cụ thể, Fed tăng lãi suất sẽ khiến đồng USD lên giá so với hầu hết các đồng tiền khác, bao gồm cả VND, sức ép lớn lên tỷ giá USD/VND. 

Từ ngày 16/3, lần đầu tiên Fed tăng lãi suất trong năm 2022, tỷ giá USD/VND đã tăng liên tục cho tới nay. Cụ thể, tại Ngân hàng Vietcombank, giá bán USD ngày 16/3 chỉ ở mức 23.020 đồng/USD, vào ngày 28/7 (sau lần tăng lãi suất thứ 4 của Fed) giá bán USD đã tăng lên mức 23.520 đồng/USD, tăng 500 đồng/USD, tương đương mức tăng 2,15%. Giá mua USD tiền mặt cũng tăng tương ứng từ 22.710 đồng/USD lên 23.210 đồng/USD.


Việc Fed tăng lãi suất gây áp lực lên tỷ giá USD/VND.
Việc Fed tăng lãi suất gây áp lực lên tỷ giá USD/VND.

Những áp lực về tỷ giá và dấu hiệu lạm phát tăng khiến các ngân hàng thương mại đã phải tham gia “cuộc đua” tăng lãi suất huy động trong thời gian qua. Mức tăng từ 0,3 - 0,5% tùy theo kỳ hạn gửi, các chuyên gia dự báo “cuộc đua” này vẫn có thể tiếp tục cho đến cuối năm 2022. 

Ngoài ra, việc Fed liên tục tăng lãi suất trong những tháng gần đây khiến nền kinh tế thế giới tăng trưởng chậm lại, trong khi đó chi phí đi vay của doanh nghiệp và người dân tăng lên, từ đó làm cho họ cân nhắc đầu tư, tiêu dùng, đặc biệt bằng vốn vay nhiều hơn. Nhu cầu hàng hóa - dịch vụ giảm, làm giảm sức cầu của hàng xuất khẩu của Việt Nam. 

Trong bối cảnh độ mở của nền kinh tế Việt Nam đang ở mức cao, đồng thời Mỹ còn là đối tác xuất khẩu hàng đầu của nước ta. Việc Mỹ liên tiếp tăng lãi suất có thể ảnh hưởng đến đà phục hồi kinh tế của Việt Nam hậu đại dịch. 

Các chuyên gia dự báo, tỷ giá USD/VND tăng không quá lớn, nguyên nhân là do dự trữ ngoại hối của Việt Nam vẫn đang ở mức khá cao, góp phần tạo tấm đệm với các cú sốc bên ngoài và ổn định tỷ giá. Trong khi đó, nguồn cung ngoại tệ như kiều hối, giải ngân vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) dự báo vẫn tăng, cán cân thương mại dự báo cả năm vẫn thặng dư và Ngân hàng Nhà nước kiên định chính sách điều hành tỷ giá linh hoạt.


Các chuyên gia dự báo, tỷ giá USD/VND tăng không quá lớn, do dự trữ ngoại hối của Việt Nam vẫn đang ở mức khá cao.
Các chuyên gia dự báo, tỷ giá USD/VND tăng không quá lớn, do dự trữ ngoại hối của Việt Nam vẫn đang ở mức khá cao.

Ông Michael Kokalari, Kinh tế trưởng VinaCapital cho rằng Việt Nam đang có khả năng chống chọi với việc Fed tăng lãi suất và những rủi ro toàn cầu tốt hớn một số thị trường mới nổi và cận biên khác. Đây là kết quả của các chính sách mà Chính phủ Việt Nam đã kiên trì thực hiện trong suốt thập niên qua nhằm cân bằng giữa tăng trưởng và ổn định nền kinh tế. 

Bên cạnh việc VND chỉ mất giá khoảng 2% so với mức giá giảm 5% của đồng nhân dân tệ (Trung Quốc), vị kinh tế trưởng VinaCapital dự báo lạm phát của Việt Nam sẽ đạt mức trung bình 3,5% trong năm nay, hoàn toàn trái ngược với mức lạm phát cao đang hiện hữu tại các nước trong khu vực ASEAN mới nổi. Do đó, ông Michael Kokalari nhận định Ngân hàng Nhà nước sẽ không cần tăng lãi suất chính sách (hiện đang ở mức khoảng 4%). 

Ảnh hưởng tới xuất khẩu của các nước đang phát triển

Theo ông Eric LeCompte, Giám đốc điều hành Mạng lưới Jubilee USA (tổ chức ủng hộ giảm nghèo toàn cầu) cho rằng, việc Fed tiếp tục tăng lãi suất sẽ gây áp lực lên các quốc gia đang phát triển. 


Việc Fed liên tục tăng lãi suất ảnh hưởng tới các quốc gia xuất khẩu hàng hóa sang Mỹ.
Việc Fed liên tục tăng lãi suất ảnh hưởng tới các quốc gia xuất khẩu hàng hóa sang Mỹ.

Đặc biệt là những quốc gia đang xuất khẩu hàng hóa vào thị trường Mỹ. Bởi lãi suất cao khiến người tiêu dùng Mỹ hạn chế mua sắm, nhu cầu hàng nhập khẩu sẽ giảm đi. Bên cạnh đó, lãi suất cao cũng sẽ thu hút nhiều nhà đầu tư nước ngoài rút vốn khỏi các nước đang phát triển để đầu tư vào thị trường Mỹ. Khi lãi suất tăng cao, việc gửi tiết kiệm hoặc đầu tư vào các ngân hàng Mỹ sẽ thu về cho người gửi nhiều lợi nhuận hơn. Việc chạy theo lợi nhuận này sẽ khiến nhiều doanh nghiệp giảm rót vốn cho các nước nghèo.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

TP.HCM chốt tỷ lệ % tính tiền thuê đất: Doanh nghiệp "chóng mặt" với chi phí

Bộ Tài chính nghiên cứu đánh thuế sở hữu nhiều nhà đất: Tránh tạo cú sốc cho thị trường

Ngân hàng “ép” khách mua bảo hiểm: Đã bị chấn chỉnh nhưng vẫn khó dẹp bỏ

Cần xử lý hành vi thao túng giá đất như đối với thị trường chứng khoán

Vụ 30 tỷ đồng/m2 đất tại Sóc Sơn: Công an điều tra dấu hiệu gây rối trật tự

TP. HCM: 6 khu "đất vàng" bị bỏ hoang tại Q. 1 được đề xuất làm bãi giữ xe

Hà Nội: Vì sao 150 hộ dân tại chung cư The Golden An Khánh chưa được cấp sổ hồng?

Nhà trọ, chung cư mini không cam kết về PCCC sẽ bị dừng hoạt động

Tin mới cập nhật

Amazon gây sức ép cho các đối tác bán hàng trên Temu

6 giờ trước

Nga bắt đầu sử dụng bitcoin trong giao dịch quốc tế

6 giờ trước

“Độc lạ” TP.HCM: Căn hộ giá mềm bị khách hàng "ngó lơ"

6 giờ trước

PGS.TS. Nguyễn Quang Tuyến: "Nói bảng giá đất mới làm tăng giá bất động sản là hơi oan"

6 giờ trước

TS. Nguyễn Văn Đính: Thị trường bất động sản sắp bước vào chu kỳ “thật” hơn

6 giờ trước