Văn khấn rút chân nhang bàn thờ thổ công - Điều tâm linh cần lưu ý
BÀI LIÊN QUAN
Bài văn khấn thay bàn thờ Thổ công mới chi tiết nhấtBài văn khấn Thổ công ngày Rằm chi tiết, chính xác nhấtBài văn khấn mùng 1 bàn thờ Thổ công chi tiết nhấtTìm hiểu vài nét về văn khấn rút chân nhang bàn thờ thổ công
Đây là văn khấn xin phép thổ công trước khi rút chân nhang để dọn dẹp, vệ sinh bàn thờ sau một năm thờ cúng. Đây là một việc hết sức quan trọng bởi theo quan niệm dân gian thì thổ công là một vị thần trông coi nhà cửa, ngăn chặn ma quỷ xấu xa, đem đến bình an, tài lộc cho gia đình.
Việc rút chân nhang bàn thờ thổ công sẽ đem lại cho gia đình nhiều sự bình an, may mắn, tài lộc. Xua đi những điều xấu, vận không không tốt từ năm cũ. Chính vì thế mà bài văn khấn đọc trước khi thực hiện rút chân nhang có vai trò rất quan trọng.
Tùy vào quan niệm, tín ngưỡng của các gia đình mà việc rút chân nhang bàn thờ thổ công sẽ được thực hiện vào những khoảng thời gian khác nhau. Thường việc rút chân nhang bàn thờ thổ công sẽ được thực hiện vào những ngày cuối năm.
Các bài văn khấn lưu truyền ngày nay thường có lời khấn khác nhau bởi mỗi gia đình, mỗi vùng miền khác nhau sẽ cho ra những bài văn khấn khác nhau. Nhưng nhìn chung, dù có lời lẽ khác nhau nhưng các bài văn khấn được lưu truyền lại đều có rất nhiều nét tương đồng về nội dung cũng như mục đích với nhau.
Ý nghĩa khi đọc bài văn khấn
Đọc bài văn khấn rút chân nhang để xin phép rút chân nhang trên bàn thờ thổ công, có thể dọn dẹp vệ sinh ở chỗ thờ của thần. Thể hiện tấm lòng thành kính, biết ơn khi thần thổ công đã phù hộ, giúp đỡ cho gia đình suốt một năm vừa qua. Mong xua tan đi những xui xẻo, vận đen, những điều không may mắn ở năm cũ, chào đón một mới sẽ có thêm nhiều may mắn, bình ăn, tài lộc hơn.
Khi thực hiện việc rút chân nhang bàn thờ thổ công thì chúng ta cần phải đọc văn khấn để xin thần thổ công cho phép thực hiện việc rút chân nhang, mong thần thổ công có thể tạm lánh để được dọn dẹp lại chỗ thờ thần. Trước khi thực hiện rút chân nhang bàn thờ thổ công, người khấn thắp 3 nén nhang rồi mới đọc bài văn khấn.
Sau khi đã thực hiện xong việc rút chân nhang bàn thờ thổ công, người khấn sẽ tiếp tục đọc thêm bài văn khấn để có thể mời thần thổ công về lại bàn thờ để tiếp tục việc thờ cúng.
Một số điều cần tránh khi đọc văn khấn
Khi đọc bài văn khấn rút chân nhang, người khấn phải thật cẩn thận, thành tâm tránh mắc những sai lầm khi đọc văn khấn để việc rút chân nhang được thực hiện suôn sẻ nhất. Để quá trình đọc văn khấn diễn ra thuận lợi, suôn sẻ nhất, người khấn phải đặc biệt chú ý những điều sau:
Tùy ý rút chân nhang
Rút chân nhang bàn thờ thổ công là một việc quan trọng không thể làm tùy ý, bừa bãi được. Việc rút chân nhang phải được thực hiện vào các ngày thích hợp và gia chủ cần phải đọc bài văn khấn rút chân nhang bàn thờ thổ công trước khi thực hiện.
Người đọc văn khấn không thành tâm
Điều quan trọng nhất khi đọc bài văn khấn chính là người đọc phải thuật thành tâm, thành kính với thần, xuất phát từ tấm lòng trong sạch. Khi đọc văn khấn phải thật tập trung tránh bị xao nhãng, ảnh hưởng từ bên ngoài.
Đặc biệt, đối với người đọc văn khấn phải tắm rửa sạch sẽ để gột rửa đi những điều xui xẻo, không may mắn trước khi tiến hành đọc văn khấn. Khi thực hiện rút chân nhang bàn thờ thổ công phải luôn sử dụng hai tay vì đây chính là một trong những điều quan trọng để thể hiện sự tôn trọng đối với thần thổ công.
Làm rơi vỡ đồ cúng khi đọc văn khấn rút chân nhang
Khi rút chân nhang, cần phải thực hiện một cách cẩn thận, nhẹ nhàng nhất để hạn chế tối đa việc làm rơi vỡ đồ cúng. Bởi vì làm rơi vỡ đồ cúng là điều tối kỵ nhất trong tâm linh, có thể mang lại nhiều xui xẻo, vận đen cho gia đình.
Nhờ người rút chân nhang
Rút chân nhang là công việc mà ai cũng có thể làm nếu có tấm lòng thành kính, thân thể trong sạch, chân tay sạch sẽ. Khi rút chân nhang bàn thờ thổ công, gia chủ nên tự tay thực hiện, tránh nhờ người khác làm dẫn đến việc có thể bị chơi xấu.
Di chuyển bát nhang
Trong quá trình rút chân nhang bàn thờ thổ công, bát nhang là vật không được phép di chuyển. Bởi theo quan quan niệm tâm linh, bát nhang phải được đặt cố định, việc di chuyển bát nhang là một trong những điều đem đến những điều xui xẻo cho gia đình.
Vứt chân nhang bừa bãi
Khi rút chân nhang, gia chủ nên giữ lại số chân nhang lẻ không nên giữ lại số chân nhang chẵn rồi sau đó đặt chân nhang vừa lấy ra ở trong một chiếc chậu sạch. Bởi người ta thường quan niệm rằng với số nhang trong bát nhang là số lẻ thì nó thể hiện tấm lòng thành kính, tài lộc ngập tràn.
Sau đó chúng ta có thể thả chân nhang mới lấy dưới sông suối, những nơi sạch sẽ, thoáng mát. Không được vứt chân nhang lung tung, bừa bãi ở những nơi mất vệ sinh, ô uế vì sẽ đem đến những điều không may mắn cho gia đình.
Lau bát nhang bằng nước lạnh
Sau khi rút chân nhang, nếu muốn vệ sinh bát nhang thì chúng ta tuyệt đối không được sử dụng nước lạnh. Hãy chuẩn bị một chiếc khăn thật sạch, nước ấm hay rượu để lau chùi, bởi đây cũng chính là cách thể hiện tấm lòng thành kính đối với thần thổ công.
Kết luận
Rút chân nhang bàn thờ thổ công là một việc không thể thiếu của mọi gia đình Việt Nam. Đọc văn khấn rút chân nhang bàn thờ thổ công là một truyền thống văn hóa của dân tộc ta thể hiện tấm lòng thành kính, tôn trọng, biết ơn thần thổ công sau một năm đã phù hộ, cai quản, giúp đỡ cho gia đình.