meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Tưởng “săn” được bất động sản giá rẻ, tá hỏa khi biết căn nhà đang được ngân hàng phát mãi

Thứ hai, 25/09/2023-18:09
Có nhiều lô đất cứ tưởng là “ngộp”, thế nhưng thực tế chỉ là chiêu trò của môi giới. Nhiều môi giới đã tăng giá đất lên bất thường, sau đó đẩy giá xuống thật thấp để thu hút người mua, nhưng mức giá này vẫn lãi lớn so với giá vốn. Trong trường hợp này, người mua nên tìm hiểu thật kỹ trước khi đưa ra quyết định.

Theo Nhịp Sống Thị Trường thông tin, chị Ngọc Liên (Nam Định) được môi giới tại Hà Nội giới thiệu một căn nhà đất ở vùng ven thủ đô là ‘hàng ngộp’. Môi giới giới thiệu, căn nhà này có diện tích hơn 100m2, 4 tầng và nằm trên lô đất với quy mô lên đến 150m2. Căn nhà này cũng được giới thiệu là nằm ở vị trí đẹp, thậm chí có thể kinh doanh nhà nghỉ.

Được biết, mức giá mà chủ nhà mong muốn thu về là 6 tỷ đồng. Nếu so sánh với vị trí và tài sản trên đất, vợ chồng chị Liên nhận ra rằng, đây quả là một bất động sản tốt và có giá cả hợp lý. Chị Liên chia sẻ, chủ nhà còn thông báo, nếu thiện chí còn có thể bớt thêm 500 triệu đồng. Người này cho biết, vì bản thân vỡ nợ, cần tiền gấp nên mới bán tống bán tháo như thế. Do đó, họ cũng mong sẽ nhận được thiện chí từ người mua, có thể cọc tiền trước cho họ vài tỷ để họ có thể tất toán khoản vay.


Vợ chồng chị chấp nhận cọc trước 2 tỷ đồng cho chủ nhà, sau đó ra công chứng để xác nhận khoản tiền cọc này, về chờ đợi chủ nhà tiến hành tất toán khoản vay. Ảnh minh họa
Vợ chồng chị chấp nhận cọc trước 2 tỷ đồng cho chủ nhà, sau đó ra công chứng để xác nhận khoản tiền cọc này, về chờ đợi chủ nhà tiến hành tất toán khoản vay. Ảnh minh họa

Từ giấy tờ cung cấp phô tô, chị Liên nhận thấy sổ đỏ của căn nhà đất này là đứng tên chính chủ. Ngoài ra, căn nhà cũng đầy đủ các loại giấy tờ như giấy phép xây dựng. Căn nhà này cũng không nằm trong diện quy hoạch. 

Do đó, vợ chồng chị Liên dự tính, sau khi mua căn nhà đất này có thể tạo ra dòng tiền đều đặn hàng tháng. Chị cũng mong mỏi có thể mua được bất động sản giá rẻ trong thời điểm thị trường còn ảm đạm và trầm lắng như hiện tại. Vì thế, khi bắt gặp căn nhà đất ở trên được môi giới giới thiệu, cả 2 vợ chồng chị Liên đều cảm thấy vô cùng hài lòng. Vợ chồng chị chấp nhận cọc trước 2 tỷ đồng cho chủ nhà, sau đó ra công chứng để xác nhận khoản tiền cọc này, về chờ đợi chủ nhà tiến hành tất toán khoản vay. 

Thế nhưng, trước ngày cọc tiền, vợ chồng chị Liên đã đến tận nơi để xem lại căn nhà đất. Tại đây, họ đã vô tình gặp một người hàng xóm ở gần đó. Lúc này, hai người mới tá hỏa khi biết được rằng căn nhà đất này đang được ngân hàng phát mãi bởi chủ nhà đã mất khả năng thanh toán suốt hơn 2 năm nay.

Tìm hiểu kỹ hơn một chút, chị Liên biết được rằng, chủ nhà đã thế chấp sổ đỏ để vay ngân hàng vào năm 2016. Sau 4 năm, tức là năm 2020, chủ nhà không thể thanh toán được khoản nợ gốc. Sau nhiều lần ngân hàng gửi giấy về, chủ nhà này đã rao bán cắt lỗ căn nhà này với giá 8 tỷ đồng nhưng không thành. Cho đến khi ngân hàng phát mãi, chủ đất bắt đầu giảm giá xuống còn 5 tỷ, mong muốn kiếm được thêm khoản lời từ việc bán nhà thay vì để ngân hàng phát mãi. 


Người mua không nên tham gia mua bất động sản phát mãi từ phía chủ nhà rao bán bởi những bất động sản này không chỉ vướng mắc về vấn đề pháp lý mà còn tốn kém rất nhiều chi phí liên quan. Ảnh minh họa
Người mua không nên tham gia mua bất động sản phát mãi từ phía chủ nhà rao bán bởi những bất động sản này không chỉ vướng mắc về vấn đề pháp lý mà còn tốn kém rất nhiều chi phí liên quan. Ảnh minh họa

Khi biết tin, vợ chồng chị Liên quyết định không mua nữa vì lo ngại rủi ro. Theo chị được biết, nếu như chủ nhà đất không trả được nợ, tài sản lúc này sẽ thuộc về phía ngân hàng.

Nên tránh xa bất động sản phát mãi

Liên quan đến vấn đề này, anh Thái Bình - một chủ đầu tư đến từ Hà Nội với 9 năm kinh nghiệm trong nghề khuyến nghị: Người mua không nên tham gia mua bất động sản phát mãi từ phía chủ nhà rao bán. Bởi những bất động sản này không chỉ vướng mắc về vấn đề pháp lý mà còn tốn kém rất nhiều chi phí liên quan. Rủi ro cũng nghiêng về phía người mua.

Chủ đầu tư này cũng cho biết, có rất nhiều nhà bán ‘hàng ngộp’ trong thời gian qua. Thông thường, các hàng ngộp có thể xảy ra trong những trường hợp dưới đây:

Thứ nhất, hàng ngộp là do gia đình chủ nhà đất gặp phải biến cố như nợ nần, ốm đau, làm ăn thua lỗ từ chứng khoán tiền ảo nên cần bán gấp.

Thứ hai, những nhà đầu tư lớn rơi vào tình trạng ngộp hàng vì mua gom, phân lô và định bán hàng trong thời kỳ sốt đất, thế nhưng họ chưa kịp bán thì thị trường đã đi xuống. Vì thế, họ bị kẹt hàng, muốn bán với giá thấp nhưng thanh khoản lại không xảy ra. Người mua cần cẩn trọng trong trường hợp này, bởi chủ nhà đất rao bán quá cao trong thời sốt đất, đến khi rao bán “cắt lỗ” thì vẫn lãi nhiều.  


Nhiều môi giới đã tăng giá đất lên bất thường, sau đó đẩy giá xuống thật thấp để thu hút người mua, nhưng mức giá này vẫn lãi lớn so với giá vốn. Ảnh minh họa
Nhiều môi giới đã tăng giá đất lên bất thường, sau đó đẩy giá xuống thật thấp để thu hút người mua, nhưng mức giá này vẫn lãi lớn so với giá vốn. Ảnh minh họa

Thứ ba, những mặt hàng ngộp giá rẻ được chủ đầu tư rao bán với lãi suất 0 đồng kéo dài trong khoảng 18 đến 36 tháng. Người mua phải cân nhắc với sản phẩm này bởi tiến độ của dự án có thể sẽ chậm lại vì chủ đầu tư gặp khó khăn về dòng tiền.  

Thứ tư, một số hàng ngộp bán rẻ là do chủ đất đang vướng vào nợ xấu nhóm 3. Trong trường hợp này, người mua cũng cần phải phân tích rõ ràng để lường trước được rủi ro. Hoặc hàng ngộp này có thể là bất động sản đang được ngân hàng phát mãi. Đối với trường hợp này, người mua nên tránh xa, không được mua về.

Cuối cùng, có nhiều lô đất cứ tưởng là “ngộp”, thế nhưng thực tế chỉ là chiêu trò của môi giới. Nhiều môi giới đã tăng giá đất lên bất thường, sau đó đẩy giá xuống thật thấp để thu hút người mua, nhưng mức giá này vẫn lãi lớn so với giá vốn. Trong trường hợp này, người mua nên tìm hiểu thật kỹ trước khi đưa ra quyết định.

Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Top những tòa nhà cao nhất Việt Nam – công trình biểu tượng mang dấu ấn của các thành phố lớn

Hà Nội: Lộ diện nhà đầu tư đăng ký thực hiện Khu đô thị mới Mê Linh

Tập đoàn của ông Donald Trump muốn "rót vốn" đầu tư khách sạn, sân golf tại Hưng Yên

16 năm mới hoàn thành một nửa, lần gia hạn thứ 7 liệu có xong trục đường phía Nam Hà Nội

Cảng hàng không Sa Pa "vắng bóng" nhà đầu tư, vì đâu nên nỗi?

Mãn nhãn với Trung Villa - Bố trí không gian không vách ngăn độc đáo

Thanh Hóa ra "tối hậu thư", yêu cầu khởi công TTTM Aeon Mall trước ngày 10/10

Khu du lịch Đảo Ngọc Xanh: Hoạt động hơn 10 năm vẫn chưa được cấp phép khai thác mỏ khoáng nóng

Tin mới cập nhật

TS. Nguyễn Văn Đính: Không phải ai mua thêm bất động sản thứ hai cũng bị siết thuế

16 giờ trước

Người dùng cần lưu ý chiêu trò mới đánh cắp thông tin thẻ tín dụng

16 giờ trước

Nhu cầu về AI và các ngành công nghệ khác đã thúc đẩy sức mạnh tính toán của Trung Quốc tăng liên tục

16 giờ trước

Đề xuất siết tín dụng với ngôi nhà thứ 2 để hạn chế đầu cơ

23 giờ trước

"Gió đảo chiều" trên thị trường trái phiếu doanh nghiệp

1 ngày trước