meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Từ khi về vay đại gia Nguyễn Văn Tuấn, Viglacera làm ăn như thế nào?

Thứ sáu, 10/03/2023-10:03
Theo ghi nhận, sau khi về tay của Chủ tịch Nguyễn Văn Tuấn, Viglacera đã có mức lợi nhuận tốt, tuy nhiên cũng đối mặt với nỗi lo liên quan đến nợ vay.

Theo Dân trí, vào đầu năm 2021, Tổng Công ty Cổ phần Thiết bị điện Việt Nam (Gelex) của đại gia Nguyễn Văn Tuấn đã hoàn tất mua vào 18,57 triệu cổ phiếu VGC của Công ty Cổ phần Viglacera từ đó nâng tỷ lệ sở hữu ở đây lên 50,2%. Tỷ lệ này cũng đồng nghĩa với việc Gelex đã chính thức trở thành công ty và được hợp nhất kết quả kinh doanh của Viglacera từ hồi đầu quý 2/2021. 

Năm 2021, năm đầu tiên lợi nhuận vượt 1.000 tỷ đồng

Trong năm 2021, Viglacera đã ghi nhận doanh thu thuần đạt mức gần 11.200 tỷ đồng, so với doanh thu 9.433 tỷ đồng đạt được năm 2020 tăng 18,7%. Lợi nhuận trước thuế đạt mức 1.541 tỷ đồng, ghi nhận vượt 54% chỉ tiêu lợi nhuận được giao cho cả năm. Còn lợi nhuận sau thuế cũng tăng 92% so với năm 2020 lên mức 1,280 tỷ đồng. Đây cũng chính là năm đầu tiên tính từ khi thành lập doanh nghiệp đạt lợi nhuận trên 1000 tỷ đồng. 

Và chỉ riêng trong quý 4/2021, công ty này đã ghi nhận được mức lãi sau thuế đó là 442 tỷ đồng, so với cùng kỳ năm 2020 gấp 4,2 lần và lợi nhuận sau thuế thuộc về cổ đông công ty mẹ đạt mức 410 tỷ đồng. Trong đó, lĩnh vực bất động sản là mảng đóng góp chính cho lợi nhuận của công ty. 


Trong năm 2021, Viglacera đã ghi nhận doanh thu thuần đạt mức gần 11.200 tỷ đồng, so với doanh thu 9.433 tỷ đồng đạt được năm 2020 tăng 18,7%
Trong năm 2021, Viglacera đã ghi nhận doanh thu thuần đạt mức gần 11.200 tỷ đồng, so với doanh thu 9.433 tỷ đồng đạt được năm 2020 tăng 18,7%

Và bất động sản khu công nghiệp cũng tiếp tục mang lại hiệu quả cũng như tăng trưởng lợi nhuận cao. Nhóm kính là nhóm có sự chuyển biến vô cùng tích cực nhất ở trong lĩnh vực vật liệu xây dựng với mức tăng trưởng lớn về quy mô cũng như lợi nhuận bởi công ty đã hợp nhất báo cáo tài chính với Công ty Trách nhiệm hữu hạn Kính nổi siêu trắng Phú Mỹ. 

Nếu như xét về cơ cấu doanh thu trong năm 2021 của Viglacera, mảng cho thuê bất động sản, hạ tầng khu công nghiệp cũng ghi nhận chiếm 23% tổng doanh thu đạt mức hơn 2.552 tỷ đồng. Và mảng gạch ốp lát đã mang về 2.577 tỷ đồng cũng đã đóng góp vào gần 23%. Và 15% doanh thu tiếp theo là đến từ các sản phẩm về kính. Mảng sản phẩm gạch, ngói và đất sét nung cũng đạt mức hơn 1.700 tỷ đồng doanh thu còn các sản phẩm từ sứ cũng như phụ kiện đạt mức doanh thu hơn 1.000 tỷ đồng.

Năm 2022, động lực tăng trưởng chính là kinh doanh bất động sản

Ghi nhận cho thấy, trong năm 2022, Viglacera đã có 14.594 tỷ đồng doanh thu thuần, so với năm 2021 tăng 30%, lợi nhuận trước thuế ghi nhận là 2.321 tỷ đồng, so với năm 2021 tăng hơn 50%. Cũng trong năm 2022, công ty đã đặt mục tiêu doanh thu đạt mức 15.000 tỷ đồng và 1.700 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế. Chính vì thế, đối với 2.321 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế thì công ty đã vượt 37% chỉ tiêu lợi nhuận, hoàn thành 97% kế hoạch doanh thu.

Và trong cơ cấu doanh thu, mảng gạch ốp lát vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất của công ty, chiếm 24% đạt 3.572 tỷ đồng, so với năm 2021  tăng 39%. Còn nguồn thu lớn thứ hai là đến từ dịch vụ cho thuê bất động sản, hạ tầng công nghiệp ghi nhận hơn 3.338 tỷ đồng, so với năm 2021 tăng 31%, đóng góp 23% vào doanh thu.


Kết quả kinh doanh của Viglacera
Kết quả kinh doanh của Viglacera

Như thế, tính đến cuối năm 2022, hàng tồn kho của công ty đã tăng 16% lên mức 4.257 tỷ đồng và chủ yếu là chi phí sản xuất kinh doanh dở dang cũng như thành phẩm. Ngoài ra, chi phí xây dựng cơ bản dở dang cũng ghi nhận là 5.750 tỷ đồng, phần lớn đều nằm ở chi phí xây dựng các khu công nghiệp.

Đặc biệt, trong năm 2022, Viglacera cũng đã ghi nhận được kết quả kinh doanh bất động sản tăng trưởng với 1.622 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, so với năm 2021 tăng 57%. Và lĩnh vực này cũng có vai trò là dẫn dắt và đóng góp chính vào mức tăng trưởng lợi nhuận của công ty. 

Doanh nghiệp đối mặt với nỗi lo nợ vay

Dù cho kết quả kinh doanh khả quan nhưng nợ vay trong năm gần đây của Viglacera đã tăng nhanh trong khi lãi suất thời gian qua có xu hướng tăng mạnh.

Năm 2021, tổng nợ vay của công ty này ghi nhận là 13.856 tỷ đồng, so với thời điểm cùng kỳ năm 2021 tăng 216 tỷ đồng. Trong đó, nợ ngắn hạn chiếm đến 60,5%, đạt mức 8.385 tỷ đồng. Và trong khoản mục nợ ngắn hạn, chỉ số vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn của doanh nghiệp này ghi nhận tăng hơn 355 từ mức 1.447 tỷ đồng lên 1.956 tỷ đồng. Nếu như tính cả vay và nợ thuê tài chính dài hạn thì tổng vay nợ của Viglacera ghi nhận lên đến hơn 3.600 tỷ đồng. 

Cũng trong năm 2021, tổng tài sản của Viglacera tăng hơn 22% so với đầu kỳ, đạt mức 22.015 tỷ đồng. Còn tổng nợ phải trả đến cuối năm ghi nhận là gần 13.640 tỷ đồng, so với cùng kỳ năm 2020 tăng hơn 2.700 tỷ đồng. Trong đó, dư vay nợ thuê tài chính ngắn hạn ghi nhận 1.447 tỷ đồng, dư vay nợ thuê tài chính dài hạn ghi nhận là 1.742 tỷ đồng, so với thời điểm đầu năm 2021 tăng hơn 1.341 tỷ đồng.


Nợ vay tại Viglacera
Nợ vay tại Viglacera

Không những thế, hệ số khả năng thanh toán của công ty từ năm 2020 cho đến nay cũng khá là thấp. Chi tiết, hệ số khả năng thanh toán hiện hành trong thời gian 3 năm trở lại đây chỉ đạt mức 0,93 và 0,97. Trong khi những năm trước đó hệ số này cũng luôn nằm trong khoảng từ 1 - 1,5. Với chỉ số trên, theo như nghiệp vụ kế toán thì trong thời gian ngắn hạn, doanh nghiệp sẽ có thể không đủ tài sản để chuyển đổi thành tiền mặt để thanh toán cho những khoản nợ ngắn hạn. 

Song song với đó, việc trả các khoản lãi vay cũng là một áp lực đối với Viglacera. Trong năm 2022, chi phí lãi vay ghi nhận tăng hơn 58% từ mức 160,7 tỷ đồng lên mức 254,8 tỷ đồng. Tỷ lệ nợ vay ở trên vốn chủ sở hữu cũng đã tăng trở lại trong năm vừa qua từ mức 0,27 lần năm 2020 lên 0,4 lần vào thời điểm cuối năm 2022. Và tỷ lệ nợ vay trên tổng tài sản của doanh nghiệp này cũng giảm nhẹ chỉ còn 60,3% vào thời điểm cuối năm 2022.

Tuy nhiên, gánh nặng chi phí tài chính của so với thời điểm đầu năm 2021 cũng sẽ có nguy cơ tăng cường thêm trong bối cảnh lãi suất cao. Và việc huy động các nguồn lực tài chính ở trong giai đoạn này sẽ phải chịu những chi phí đắt đỏ hơn, có thể ăn mòn đáng kể lợi nhuận của công ty. 

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Đất SKK là gì? Làm thế nào để chuyển nhượng đất SKK?

Những mẫu nhà cấp 4 mái bằng nông thôn thu hút từ ánh nhìn đầu tiên

Khám phá 30+ mẫu nhà cấp 4 chữ L mái bằng đẹp mê - xu hướng mới 2024

Chiêm ngưỡng những mẫu nhà sàn đẹp, ấn tượng vạn người mê

Bất ngờ với loạt ảnh đẹp ngỡ ngàng của mẫu nhà 1 tỷ

Tham khảo 30 mẫu nhà cấp 4 4 phòng ngủ 120m2 - Ý tưởng hoàn hảo cho cuộc sống hiện đại

Những mẫu nhà mái ngói 2 tầng đơn giản mà “đẹp không tưởng”

Bỏ túi những mẫu nhà mái thái 8x12m có tính ứng dụng cao

Tin mới cập nhật

"Nhập cuộc" đường đua NOXH, Nam Định sắp có dự án hơn 900 tỷ đồng với 1.100 căn hộ

22 giờ trước

Thấy gì từ gần 26.000 sản phẩm tồn kho của doanh nghiệp bất động sản?

22 giờ trước

Thí điểm mở rộng đất xây dựng nhà ở thương mại: Tránh tạo cơ chế xin cho

22 giờ trước

Kết thúc đấu giá đất Hoài Đức: 2 lô đắt nhất 15 tỷ đồng/lô, gấp 14 lần khởi điểm

22 giờ trước

Công nghệ đang định hình tương lai cho người mua nhà lần đầu như thế nào?

1 ngày trước