“Trắng tay” vì bitcoin và tiền ảo, giới đầu tư Mỹ đã tìm ra giải pháp để “lấy lại những gì đã mất”
BÀI LIÊN QUAN
Giá Bitcoin hôm nay 19/8: Bitcoin giảm ngày thứ 5 liên tiếpGiá Bitcoin xuyên thủng ngưỡng 25.000 USDCha đẻ Bitcoin đến giờ vẫn chưa tiết lộ danh tínhTừ đầu năm đến nay, tương tự các loại tài sản rủi ro khác, thị trường tiền ảo liên tục chao đảo. Theo báo cáo của công ty phân tích chuỗi Glassnode, 2022 là chu kỳ tồi tệ nhất của thị trường tiền điện tử từ khi xuất hiện tới nay và tiền ảo đang rơi vào thị trường “gấu”. Đặc biệt, sau khi thị trường đã đạt đỉnh vào tháng 11/2021, đồng tiền ảo lớn nhất thế giới Bitcoin đã mất gần 60% giá trị và đang tiếp tục có chiều hướng “cắm đầu” lao dốc. Đồng tiền ảo lớn thứ hai là Ethereum cũng sụt giá hơn 70% so với mức kỷ lục trước đó. Sự sụt giảm này được chứng minh bằng việc các nhà đầu tư bán tháo hàng loạt với đồng tiền điện tử phổ biến Bitcoin.
Ngoài ra, theo Glassnode, yếu tố khiến thị trường tiền số rơi vào thị trường “gấu” bởi lạm phát kinh tế đang ngày một tăng cao, nền kinh tế suy thoái, thanh khoản thắt chặt đã gây áp lực cực lớn lên tiền điện tử. Từ đó khiến hầu hết các nhà đầu tư thiệt hại và tiếp tục bán lỗ. Ở Mỹ, các nhà đầu tư đã mua một vài loại tiền số khi giá trị của nó đang tăng và bán đi trong năm nay, hoặc họ cũng cân nhắc sẽ bán tháo số tiền ảo đó để giảm thiểu tối đa sự thua lỗ.
Sử dụng chính khoản lỗ để tạo lợi thế
Đây là một biện pháp được các nhà đầu tư tiền ảo lựa chọn. Theo đó, các nhà đầu tư hoàn toàn có thể sử dụng tiền lãi, lợi nhuận từ các danh mục đầu tư khác như cổ phiếu hoặc tài sản bất động sản để bù lỗ từ khoản đầu tư tiền ảo.
Cách làm này có thể hiểu như sau, bạn đã mua bitcoin với giá 50.000 USD/ đơn vị vào tháng 2/2021 và bán số tiền ảo đó trong thời gian gần đây với giá 24.000 USD. Bạn sẽ bị lỗ vốn dài hạn 26.000 USD vì bạn đã giữ khoản đầu tư này trong 1 năm. Sau đó, bạn bán cổ phiếu nắm giữ lâu dài trong tài khoản môi giới chịu thuế và có được 10.000 USD. Ở Mỹ, các nhà đầu được gợi ý đưa khoản lỗ 10.000 USD vì đầu tư bitcoin vào tờ khai thuế nhằm bù đắp khoản thuế còn thiếu.
Ở Việt Nam hay một số quốc gia khác, cách làm này sẽ cần được điều chỉnh theo quy định, nghị định thuế của chính quyền. Nhưng ít nhất, hãy kiên định rằng nếu không thể duy trì đầu tư tiền số dài hạn thì hãy bán tháo khi giá chưa chạm đáy và kiếm lợi nhuận từ các khoản khác.
Đừng áp dụng các quy tắc bán giả
Tiền ảo không giống với cổ phiếu, nhà đầu tư hoàn toàn có thể chọn bán một tài sản tiền điện tử đang thua lỗ để yêu cầu khoản lỗ thuế từ chính phủ. Sau đó mua lại chính tài sản đó vào khoảng thời gian bán.
Ở Mỹ, các quy tắc bán giả (wash-sale rule) khá phổ biến và được áp dụng với nhiều tài sản (ngoại trừ tiền điện tử). Lý do được đưa ra đó là với mục đích thu thuế, tiền điện tử được phân loại là tài sản, không phải chứng khoán. Bởi vậy, nhà đầu tư có thể sử dụng lỗ vốn để từ 2 loại tài sản này để bù đắp lợi nhuận.
Quy tắc bán bán giả này có thể hiểu nếu nhà đầu tư bán tháo bất kỳ đồng tiền ảo nào như bitcoin, ethereum hay các meme coin để cắt lỗ vào thời điểm giá thấp như hiện tại thì sau này hoàn toàn có thể mua lại khi bạn có niềm tin rằng chúng là tài sản hứa hẹn về lâu dài.
Đây được xem là “lỗ hổng” và nhiều nhà đầu tư tại Mỹ đã lợi dụng nó để giảm thiểu tối đa thua lỗ khi giá trị của các tài sản kỹ thuật số giảm mạnh. Lợi thế của giao dịch dạng này của bitcoin, hay các loại tiền ảo khác so với chứng khoán có thể không tồn tại mãi mãi. Do vậy các nhà lập pháp Mỹ đã đề xuất mở rộng quy tắc bán giả để bao gồm cả tiền điện tử và các tài sản khác trong luật được đề xuất. Tuy nhiên, khả năng áp dụng quy định này trong năm nay là rất thấp.
Nhìn chung, khi đã đầu tư các tài sản có biến động lớn, dễ bay hơi như bitcoin và các loại tiền điện tử khác, việc thua lỗ là khó tránh khỏi. Điều quan trọng nhất vẫn là hiểu rõ những nguyên tắc, quy định và nhanh nhạy trong những quyết định để hạn chế thất thoát.