Tỉnh Lạng Sơn ban hành danh mục 23 dự án trọng điểm
BÀI LIÊN QUAN
Phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch 5 phân khu đô thị tại thị xã Sơn Tây (Hà Nội)Quy hoạch đô thị sông Hồng, sông Đuống: Đề xuất làm du lịch, trang trại tại khu vực bãi bồiThủ tướng phê duyệt quy hoạch tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 205023 dự án trọng điểm
UBND tỉnh Lạng Sơn đã công bố danh mục các dự án trọng điểm năm 2022. Cụ thể, 5 dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước, có 18 dự án sử dụng vốn ngoài ngân sách nhà nước. Trong các dự án sử dụng vốn ngoài ngân sách nhà nước, có 5 dự án PPP. Tổng mức đầu tư cho 23 dự án này là 34.591 tỷ đồng. Dự kiến đến năm 2027 các dự án này sẽ hoàn thành.
5 dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước gồm:
Cải tạo nâng cấp QL4B (đoạn Km3+700 đến Km18) trị giá 988,3 tỷ đồng; Hạ tầng cơ bản cho phát triển toàn diện các tỉnh Đông Bắc gồm Hà Giang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn - Tiểu dự án tỉnh Lạng Sơn (ODA) với tổng mức đầu tư 1.377,6 tỷ đồng; Nút giao đường cao tốc vào Khu công nghiệp Hữu Lũng trị giá 193,1 tỷ đồng; Khu tái định cư, dân cư xã Hồ Sơn và xã Hòa Thắng, huyện Hữu Lũng với tổng mức đầu tư 213,4 tỷ đồng; Nâng cấp đoạn Km18-Km80, Quốc lộ 4B trị giá 3.400 tỷ đồng.
18 dự án sử dụng vốn ngoài ngân sách nhà nước gồm:
16 dự án khu đô thị, du lịch, khu công nghiệp quy mô lớn. Đó là Khu trung chuyển hàng hóa thuộc Khu Kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng – Lạng Sơn 3.299 tỷ đồng; quần thể khu du lịch sinh thái, cáp treo Mẫu Sơn 3.499 tỷ đồng; Khu đô thị mới Mai Pha, TP Lạng Sơn 3.380 tỷ đồng; Khu đô thị mới Hữu Lũng 1.989 tỷ đồng; Khu đô thị phía Đông, thị trấn Đồng Mỏ 1.553 tỷ đồng; Khách sạn sân golf Hoàng Đồng - Lạng Sơn 1.057 tỷ đồng; Khu công nghiệp Hữu Lũng 599,76 ha; xây dựng hạ tầng Cụm công nghiệp Hợp Thành 1, Hợp Thành 2 và khu tái định cư Hợp Thành 440 tỷ đồng;...
2 công trình giao thông trọng điểm năm nay gồm: Tuyến cao tốc Bắc Giang - Lạng Sơn đoạn Km1+800 - Km44+749 (Hữu Nghị - Chi Lăng), dự án thành phần 2 trị giá 8.743,2 tỷ đồng; cầu Lộc Bình số 1, đường giao thông và khu tái định cư xã Lục Thôn, huyện Lộc Bình 359 tỷ đồng.
Tiềm năng phát triển bất động sản liền kề cửa khẩu
Tỉnh Lạng Sơn có vị trí địa lý đặc biệt tạo nên những đặc điểm riêng biệt của địa phương này. Nổi bật là tỉnh có 2 đường biên giới giáp với tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc), sở hữu 2 cửa khẩu quốc tế, 2 cửa khẩu quốc gia, cùng với 9 cửa khẩu phụ, hàng loạt các chợ biên giới.
Về hạ tầng giao thông, tỉnh Lạng Sơn sở hữu tuyến đường Liên Vận Quốc tế (đường sắt Á – u) tuyến đường sắt Hà Nội – Đồng Đăng là một phần của hệ thống tuyến đường sắt xuyên lục địa Á – u. Đây là dự án lớn, đón đầu tiềm năng hoạt động trao đổi kinh tế, thương mại bằng đường sắt xuyên quốc gia giữa các nước khu vực châu Á và châu u. Tuyến đường cao tốc Bắc Giang – Lạng Sơn và đường sắt Á – u cũng tạo ra sức bật khổng lồ cho địa phương biên giới này, đưa nơi đây từ thị trường còn non trẻ và nhiều tiềm năng, trở thành mắt xích tâm điểm trong cung đường kết nối từ Thủ đô đến cửa khẩu.
Bên cạnh đó, lợi thế cửa khẩu cùng quy hoạch kinh tế thúc đẩy giao thương, xuất nhập khẩu còn giúp Lạng Sơn thu hút dòng người đổ về đây sinh sống, mở ra cánh cửa mới cho TP này. Các con đường nội đô sẽ được rộng mở, phố xá sầm uất với các cửa hàng, trung tâm thương mại, dịch vụ mọc lên, đón đầu sức tiêu thụ của dòng cư dân này
Tất cả những yếu tố này đã đưa tỉnh Lạng Sơn trở thành điểm giao lưu, trung tâm buôn bán thương mại quan trọng của khu vực phía Bắc nói riêng và của cả nước nói chung.
Theo định hướng, thành phố Lạng Sơn sẽ được quy hoạch thành trung tâm thương mại, dịch vụ, du lịch của vùng Đông Bắc, góp phần đẩy mạnh sự phát triển về kinh tế - xã hội của Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng - Lạng Sơn. Do đó, tỉnh Lạng Sơn trở thành “miền đất hứa” trong làn sóng dịch chuyển vốn đầu tư. Đồng thời có nhiều tiềm năng phát triển thành khu đô thị công nghiệp thông minh, hiện đại trong tương lai gần.
Theo các chuyên gia về bất động sản, tỉnh Lạng Sơn có nhiều triển vọng khả quan cùng dư địa lớn. Điều này tạo tiềm năng phát triển cho thị trường bất động sản của địa phương khu vực biên giới này. Bên cạnh đó, sự chuyên nghiệp của chính quyền tỉnh Lạng Sơn khi đưa ra các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, giảm lược đơn giản hóa các quy trình thủ tục, trải thảm đỏ đón nhà đầu tư.
Trong năm 2021, qua lần bùng phát dịch Covid-19 lần thứ 4, giá đất tại khu vực Trung du Bắc Bộ tăng liên tục, giá đất tại Lạng Sơn cũng không nằm ngoài xu hướng này. Cho thấy sự tiếp nhận của thị trường bất động sản Lạng Sơn trong xu thế chung của thị trường bất động sản cả nước.
Tuy nhiên, theo Hội môi giới bất động sản, mức tăng của bất động sản tại Lạng Sơn vẫn còn khá “mềm”. Đồng thời mức giá này cũng đang được chính quyền kiểm soát nhằm tránh tình trạng “sốt đất” đã diễn ra tại nhiều tỉnh thành phố trong suốt năm 2021. Tại cuộc họp Ban Chỉ đạo xây dựng Bảng giá đất tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2020-2024, bảng giá đất đề xuất điều chỉnh cho các tuyến đường tại khu vực đô thị và nông thôn giai đoạn 2020 - 2024 tăng trung bình khoảng từ 10 - 30% so với bảng giá đất hiện hành (trừ một số vị trí cá biệt). Cùng với đó là chính sách pháp lý chuẩn chỉnh, minh bạch, tạo lợi thế hấp dẫn để thu hút nhà đầu tư.
Có thể thấy, với việc công bố thêm 23 dự án trọng điểm trong năm 2022, tỉnh Lạng Sơn đang có thêm rất nhiều các điều kiện để phát triển về kinh tế, văn hóa, xã hội. Tạo động lực phát triển thị trường bất động sản với nhiều phân khúc đặc biệt chỉ riêng tỉnh biên giới này mới có phục vụ nhu cầu lưu trữ và vận chuyển hàng hóa.