meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Địa phương nào sẽ "hút" vốn FDI nhất trong năm 2022?

Thứ hai, 18/04/2022-11:04
Theo chuyên gia từ ACBS, trong năm 2022, các thành phố lớn sẽ tiếp tục thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài bởi có sẵn cơ sở hạ tầng giao thông hoàn thiện, đồng bộ cũng như phát triển được những cụm, khu công nghiệp lớn.

Các nhà đầu tư cá nhân trong nước sẽ lựa chọn giữa thị trường chứng khoán và bất động sản 

Công ty Cổ phần Chứng khoán ACB (ACBS) mới đây đã đưa ra báo cáo, từ nay đến hết năm 2022 sẽ là giai đoạn phục hồi của các ngành, lĩnh vực hậu Covid - 19. Các nhà máy sẽ trở lại guồng hoạt động và dự kiến đạt năng suất cao hơn nhằm cải thiện sự thiếu hụt trong thời gian giãn cách, thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu tăng trưởng. 

Cũng theo đơn vị này, giá trị bình quân CPI năm 2022 sẽ tăng vọt so với năm 2021 và chịu áp lực tăng trưởng từ hai yếu tố. Thứ nhất, giá dầu trong nước và quốc tế đều tăng mạnh vì ảnh hưởng từ các hoạt động sản xuất trở lại và căng thẳng chính trị Nga - Ukraine. Kéo theo đó là giá xăng bán lẻ tại các quốc gia cũng tăng kỷ lục. 

Tại Việt Nam, Chính phủ vẫn nỗ lực duy trì mức lạm phát dưới 4%, đây là mục tiêu được đề ra trong năm 2022. Sự hỗ trợ đến từ giá lương thực - thực phẩm đang ổn định khi vận chuyển và nguồn cung hàng hóa được bình thường hóa vào năm nay. Bên cạnh đó, nguồn cung lương thực – thực phẩm được đảm bảo dù trong bối cảnh nhu cầu tăng cao, gián đoạn chuỗi cung ứng hay sản lượng thấp trong năm 2022. Hai là, quy mô gói kích cầu tương đối nhỏ, cụ thể tổng cung tiền chỉ khoảng 3% và xấp xỉ 4% GDP năm 2021. 


Bất động sản là lựa chọn hàng đầu cho dòng vốn FDI
Bất động sản là lựa chọn hàng đầu cho dòng vốn FDI

Đối với thị trường chứng khoán, vượt qua những tác động tiêu cực từ dịch bệnh thì năm 2021 vẫn là một năm tăng trưởng kỷ lục. Cụ thể, chỉ số VN-Index tăng 35,7% so với đầu năm 2021 khi cuối năm đạt 1.498,3 điểm. Đỉnh điểm là ngày 25/11/2021 với 1.500,8 điểm.

Trong năm 2020, mức bình quân chỉ 6.254,1 tỷ/ phiên, đến nay thanh khoản thị trường đã tăng gấp 3 lần đạt 20.027,0 tỷ/ phiên (tương đương 871 triệu USD). Mức cao nhất ghi nhận là 43.141,5 tỷ/ phiên (1,9 tỷ USD) vào giữa tháng 11 vừa qua. Số lượng tài khoản giao dịch mới cũng tăng cao, cuối năm 2020 là 2,8 triệu tài khoản chứng khoán đến cuối năm 2021 đã đạt mức 4,3 triệu tài khoản chứng khoán Việt Nam. Trong đó, tính riêng tháng 11 - 12/2021 đã có hơn 220.000 tài khoản đăng ký mới mỗi tháng, chủ yếu tới từ các tài khoản của nhà đầu tư các nhân trong nước.

Sang năm 2022, tại báo cáo của ACBS chỉ rõ, dòng tiền của các nhà đầu tư cá nhân trong nước vẫn có xu hướng chảy vào kênh đầu tư chứng khoán. Thị trường chứng khoán Việt Nam trong năm nay sẽ ít rủi ro vì đã được cơ cấu ổn định cùng với sự xuất hiện của nhiều quỹ đầu tư nội địa. Điều này đã thu hút nguồn vốn đầu tư trong nước và tránh các hành động bán tháo của các nhà đầu tư cá nhân mới tham gia thị trường.

Báo cáo cũng nhấn mạnh: "Khi các thị trường khác đã giảm biến động thì các thị trường cận biên và mới nổi như Việt Nam sẽ trở nên hấp dẫn hơn khi có tiềm năng sinh lời cao hơn, thu hút các nguồn vốn đầu tư nước ngoài trở lại thị trường Việt". Trong đó, thị trường chứng khoán Việt Nam sẽ cung cấp cho các nhà đầu tư thêm nhiều sản phẩm tài chính đa dạng. Góp phần đưa đất nước từng bước đáp ứng các tiêu chí để được nâng tầm vị thế trên thị trường mới nổi.

Việt Nam liên tục đón nhận nguồn vốn FDI hấp dẫn

Về vấn đề liên quan đến FDI, trong năm 2021, Việt Nam đã thu hút được 31,2 tỷ USD vốn đầu tư nước ngoài, tăng 9,2% so với năm trước đó, nhưng vẫn thấp hơn con số 38 tỷ USD của năm 2019 trước khi đại dịch xảy ra. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng theo năm trong bối cảnh Covid - 19 bùng phát thì mạnh nhất vẫn là năm 2021.


Số liệu ghi nhận năm 2021
Số liệu ghi nhận năm 2021

Trong năm qua, cả nước đã có 1.738 dự án mới được phê duyệt với tổng mức vốn đăng ký mới hơn 15,2 tỷ USD. Nổi bật nhất là nhà máy điện LNG I và II tại Long An (3,1 tỷ USD), nhà máy nhiệt điện Ô Môn II (1,3 tỷ USD). Có thể thấy, các nhà máy lớn trong những năm tới sẽ tiếp tục đổ vào Việt Nam.

Vốn giải ngân năm 2020 giảm 1,2% so với cùng kỳ năm 2019 và đạt 19,7 tỷ USD vào năm 2021. Theo ADB tại Việt Nam, nguyên nhân sự sụt giảm này chủ yếu từ các dự án có quy mô nhỏ dưới 5 triệu USD và các dự án dưới 1 triệu USD. Điều này gây ra tác động xấu khi các dự án quy mô lớn sẽ đến. Đáng chú ý, mức vốn đăng ký bổ sung đã vượt qua 9 tỷ USD trong năm 2021, tăng mạnh 40,5% so với năm 2020. Trong số vốn đăng ký bổ sung, nổi bật nhất là dự án LG Display tại Hải Phòng đang có tổng mức vốn 2,2 tỷ USD. 

Đã có 6 quốc gia và vùng lãnh thổ đối trọng hàng đầu với Việt Nam nằm tại khu vực Châu Á, chiếm gần 84% tổng số vốn đăng ký vào Việt Nam trong năm qua. So với năm 2022 thì các nhà đầu tư đều đưa vào mức vốn cao hơn nhiều, các đối tác lớn phải kể đến là Singapore, Hàn Quốc, Nhật Bản...


Ảnh: minh họa
Ảnh: minh họa

Tại báo cáo chỉ rõ, Việt Nam trong năm 2022 sẽ là điểm đến hấp dẫn đối với vốn FDI vì chuỗi cung ứng toàn cầu đang biến động và có sự sắp xếp lại. Việt Nam là một điểm sáng để đầu tư trong khu vực ASEAN, nhất là với lĩnh vực chế biến và chế tạo; Lợi thế về nguồn lao động giá rẻ dồi dào, tay nghề cao; Một số hiệp định FTA được ký kết gần đây đã tạo nên môi trường đầu tư tốt hơn cho các nhà đầu tư nước ngoài.

Theo xu hướng từ năm 2021, các chuyên gia nhận định rằng, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trong năm 2022 sẽ tiếp tục chảy vào các địa phương có cơ sở hạ tầng giao thông phát triển, đồng bộ và có các đầu mối công nghiệp lớn như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Bắc Ninh.

Cùng với đó là tác động từ những căng thẳng về chính trị trên thế giới cũng gây ảnh hưởng tới dòng chảy của FDI vào nhiều nước khác, trong đó có Việt Nam. Các nhà sản xuất toàn cầu đang tìm kiếm các phương án đa dạng hóa chuỗi cung ứng của mình sang nhiều quốc gia để tránh tập trung quá nhiều vào Trung Quốc.

Theo: doanhnghieptiepthi.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Thêm giải pháp duy trì nguồn cung nhà bình dân

TS. Võ Trí Thành: Giá trần chung cư có thể khiến chủ đầu tư không còn động lực phát triển dự án mới

Đất nền ven Vành đai 4: Rục tịch tăng giá nhưng giao dịch nhỏ giọt

Nghịch lý thị trường bất động sản: Giá cao, tỷ lệ hấp thụ tốt nhưng kết quả kinh doanh èo uột

Người dân TP.HCM bức xúc về cách tính tiền sử dụng đất

Mở rộng quỹ đất xây dựng nhà ở thương mại: Chỉ nên thí điểm ở phạm vi hẹp

Cơ hội tăng giá nhiều lần của đất nền phía Nam sẽ khó xuất hiện

Đất đấu giá “hạ nhiệt” nhưng vẫn bán chênh cả tỷ đồng

Tin mới cập nhật

Vợ chồng 9X chi 30 tỷ xây biệt thự hiện đại kết hợp phong cách nội thất Japandi

3 giờ trước

Từng chỉ sống với 72 nghìn mỗi ngày, làm việc 100 giờ/tuần với 3 công việc: Nhiều năm sau "lội ngược dòng" thành doanh nhân thành đạt, nắm giữ khối tài sản tỷ đô

3 giờ trước

Thêm giải pháp duy trì nguồn cung nhà bình dân

3 giờ trước

Người dân sẽ được giao đất mà không phải qua đấu giá

3 giờ trước

Cô Mười Garden Villa: Sự giao thoa của hơi thở hiện đại và dáng dấp kiến trúc nông thôn vùng Tây Nam Bộ

21 giờ trước