meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Tìm hiểu về ý nghĩa và độ cứng của đá cẩm thạch

Chủ nhật, 15/05/2022-22:05
Đá cẩm thạch là một trong những dòng đá quý rất được ưa chuộng tại các khu vực của Châu Á, đặc biệt phải kể đến Trung Quốc, Việt Nam. Đã từ lâu người ta đã coi nó là một loại trang sức rất quý và đôi khi còn có giá trị hơn cả Vàng. Hiện nay có rất nhiều luồng thông tin trái chiều về đá cẩm thạch. Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn đọc những thông tin đầy đủ và chính xác nhất về ý nghĩa cũng như độ cứng của đá cẩm thạch.

Thông tin chung về đá cẩm thạch là gì?

Đá cẩm thạch (Jadeite) là một khoáng chất pyroxen và là một trong hai loại Ngọc Jade nguyên thể (loại còn lại là ngọc bích nephrite). Thành phần chủ yếu của nó là các muối canxi (chủ yếu ở dạng kết tinh của canxi cacbonat). Nó thường được sử dụng để tạc tượng cũng như làm vật liệu trang trí trong các tòa nhà và một số công trình khác.

Màu sắc chủ yếu của đá cẩm thạch là: Màu xanh nhạt đến xanh đậm, xanh táo, xanh ngọc lục bảo, xám, trắng và vàng kem. Màu sắc xen kẽ thường là những đốm trắng và màu xanh nhạt. Thỉnh thoảng đá cẩm thạch cũng có màu vàng, hồng, tím, nâu và đen. Có đôi khi đá cẩm thạch mang nhiều màu hoặc dải màu.

Phân bố của đá cẩm thạch: Đá cẩm thạch tốt nhất đến từ Tawmaw, Myanmar. Ngoài ra còn những nguồn khác là: Itoigawa của tỉnh Niigata (Nhật Bản), Kharp của Siberia (Nga), Vân Nam thuộc Tây Tạng (Trung Quốc), Itmurundy Massif, Krasnyy Oktyabr, Kazakhstan,...


Có đôi khi đá cẩm thạch mang nhiều màu hoặc dải màu
Có đôi khi đá cẩm thạch mang nhiều màu hoặc dải màu

Độ cứng là gì? Thang độ cứng Mohs

Độ cứng là thước đo khả năng một chất chống lại sự biến dạng dẻo cục bộ gây ra bởi sự lõm vào hoặc mài mòn cơ học. Hiểu một cách đơn giản là vật nào càng cứng thì nó càng khó bẻ cong, biến dạng khi bạn tác động vào nó một lực đủ mạnh.

Để nhận biết được độ cứng của một chất nói chung và độ cứng của đá cẩm thạch nói riêng, người ta sẽ dùng đá quý có độ cứng cao hơn tác dụng lực lên bề mặt của đá quý có độ cứng thấp hơn. Đá quý có độ cứng cao hơn sẽ gây ra biến dạng bề mặt cho đá có độ cứng thấp hơn.

Thang đo độ cứng Mohs đặc trưng cho tính chống lại vết trầy xước trên những khoáng vật khác nhau. Việc này dựa trên tính chất sau: khoáng vật có độ cứng lớn hơn sẽ làm trầy khoáng vật có độ cứng nhỏ hơn. Nó được nhà khoáng vật học người Đức - Ông Friedrich Mohs phát minh vào năm 1812 và là một trong những thang đo độ cứng trong khoa học được sử dụng cho tới ngày nay.


Độ cứng của đá cẩm thạch được đo bằng thang Mohs
Độ cứng của đá cẩm thạch được đo bằng thang Mohs

Như vậy, độ cứng của đá cẩm thạch cũng được xác định một cách tương tự: Người ta dùng những vật có độ cứng xác định như: kim cương, thạch anh, Corundum,... vạch lên bề mặt của đá cẩm thạch. Nếu đến khi không tạo được vết xước nữa thì độ cứng đó là giới hạn dưới của đá cẩm thạch. Thử với một loại đá có độ cứng cao hơn mà làm xước thì đó là giới hạn trên của độ cứng của đá cẩm thạch.

Độ cứng của đá cẩm thạch

Cẩm thạch được cấu tạo bởi những hạt và sợi cực nhỏ kết dính với nhau. Độ cứng của đá cẩm thạch thấp hơn nhiều loại đá quý khác như kim cương, ruby, saphia, topaz hay thạch anh. Tuy nhiên cũng nhờ cấu tạo vi sợi và hạt nên chúng có độ dai chắc cao nhất. Nhờ tính chất này mà người ta có thể cắt cẩm thạch thành những miếng mỏng và làm thành những món đồ trang sức cực kì đẹp và hấp dẫn.

Người ta sử dụng thang độ cứng Mohs với giá trị từ 1-10 để đo độ cứng của các chất. Nếu như đá có giá trị đo 1 - 3 thì được gọi là đá mềm. Từ khoảng 3 - 6 thì đá có độ cứng trung bình. Từ 6 - 10 thì đá có độ cứng cao.

Vậy độ cứng của đá cẩm thạch là bao nhiêu? Độ cứng của đá cẩm thạch trong khoảng 3 - 4. Độ cứng của đá cẩm thạch như vậy thì nó được xếp vào loại đá mềm. Cấu tạo của đá cẩm thạch chủ yếu là canxi, giống như răng của chúng ta nhưng rỗng và mềm hơn. Nếu chúng ta ăn quá nhiều đường thì răng sẽ bị thủng lỗ. Đá cũng vậy, nếu bề mặt đá tiếp xúc với các hóa chất thì bề mặt đá sẽ bị ăn mòn và tạo ra các lỗ thủng trên đá. Điều này làm mất thẩm mỹ cho đá cẩm thạch.


Cẩm thạch được cấu tạo bởi những hạt và sợi cực nhỏ kết dính với nhau
Cẩm thạch được cấu tạo bởi những hạt và sợi cực nhỏ kết dính với nhau

Phân loại đá cẩm thạch

Không phải tất cả các sản phẩm đá cẩm thạch hiện có trên thị trường đều giống nhau. Trên thực tế, đá cẩm thạch được phân chia làm 3 loại chính như sau:

Cẩm thạch loại A

Đây là sản phẩm làm từ đá cẩm thạch hoàn toàn tự nhiên, không qua xử lý. Loại này nếu sản phẩm chất lượng, không lẫn tạp chất, độ trong cao thì giá thành cực kỳ đắt, có thể lên đến hàng triệu đô la Mỹ. Nhưng ngược lại vẫn là sản phẩm loại A không qua xử lý nhưng lại là hàng thô, chứa nhiều tạp chất, màu không đều thì giá trị có khi thấp hơn cả hàng loại B. Vậy nên độc giả hãy bỏ ngay ý nghĩ hàng loại A luôn là loại hàng tốt nhất nhé!


Đá cẩm thạch loại A là đá cẩm thạch hoàn toàn tự nhiên, không qua xử lý
Đá cẩm thạch loại A là đá cẩm thạch hoàn toàn tự nhiên, không qua xử lý

Cẩm thạch loại B

Là sản phẩm đá cẩm thạch hoàn toàn tự nhiên nhưng được xử lý giúp làm sạch tạp chất và làm đá sáng bóng hơn. Dòng sản phẩm này khá được ưa chuộng, chiếm khoảng 70 - 80% trên thị trường. Dòng sản phẩm này có giá trị thuộc loại trung bình.


Dòng sản phẩm cẩm thạch loại B khá được ưa chuộng
Dòng sản phẩm cẩm thạch loại B khá được ưa chuộng

Cẩm thạch loại C

Là loại đá cẩm thạch được xử lý màu khá nhiều làm biến đổi hoàn toàn cấu trúc cũng như giá trị của chúng. Cẩm thạch loại C ít được chấp nhận trong giới đá quý. Chúng được bày bán chủ yếu trong các cửa hàng đồ lưu niệm hoặc quà tặng đi kèm.


Cẩm thạch loại C ít được chấp nhận trong giới đá quý
Cẩm thạch loại C ít được chấp nhận trong giới đá quý

Ý nghĩa của đá Cẩm thạch

Những viên đá Cẩm thạch màu nhẹ và trong mờ có năng lượng mềm mại được xem là đem nguồn năng lượng âm (trong âm dương). Còn những viên có màu lục đậm và mờ đục thì chứa nguồn năng lượng dương mạnh mẽ và dồi dào. Những viên này đại diện cho sức mạnh chiến thắng nghịch cảnh để vươn tới một cuộc sống tốt đẹp hơn.

Cẩm thạch còn được kết nối với hệ thống ngũ hành trong cả y học cổ truyền và trong phong thủy. Màu xanh của đá cẩm thạch liên hệ với Mộc, có khả năng tăng cường sức khỏe, chữa các bệnh về thận và gia tăng tuổi thọ. Đá cẩm thạch đỏ liên kết với Hỏa là biểu tượng của trái tim đầy tình yêu thương, niềm vui và hạnh phúc. Cẩm thạch trắng liên kết Kim làm nổi bật với khả năng xoa dịu, giúp thân chủ xác định được mục đích rõ ràng đồng thời còn có năng lực phục hồi cơ thể mang bệnh lý về phổi.

Đá cẩm thạch được kết hợp từ nhiều màu sẽ làm tăng giá trị và sức mạnh của viên đá đó. Ví dụ như: một chiếc vòng tay có cả ba màu (đỏ, xanh lục và trắng) được xem là biểu tượng của ba vị thần Phúc, Lộc, Thọ.

Trong Phong thủy, cẩm thạch đã được sử dụng trong nhiều thế kỷ tạo ra cảm giác hài hòa và cân bằng cho người sử dụng. Bạn có thể chạm khắc với những hình ảnh khác nhau như: mặt dây chuyền Phật Di Lặc, Phật Quan Âm hay hình các con giáp chẳng hạn.

  • Ngọc màu xanh lá cây truyền thống: giúp xóa đi sự hiểu lầm, bế tắc trong quan hệ tình cảm giữa đôi bên.
  • Cẩm thạch màu xanh: làm tăng khả năng tập trung cao độ và ngăn chặn sự phân tâm.
  • Cẩm thạch màu vàng: làm tăng năng lượng cho những người thiếu nghị lực hoặc đang bị trầm cảm.
  • Cẩm thạch trắng: giúp giải quyết các vấn đề tồn dư trong tâm trí.
  • Ngọc đỏ: kích thích sự yêu thương cho người được đeo nó.

Cẩm thạch màu vàng làm tăng năng lượng cho những người thiếu nghị lực
Cẩm thạch màu vàng làm tăng năng lượng cho những người thiếu nghị lực

Lời kết

Trên đây là những thông tin cơ bản về độ cứng của đá cẩm thạch và ý nghĩa của cẩm thạch trong cuộc sống. Hy vọng bài viết này sẽ hữu ích cho bạn và giúp bạn lựa chọn được loại cẩm thạch phù hợp với mình nhất nhé!

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Những nguyên tắc để đảm bảo phong thủy và mang lại may mắn khi nhập trạch nhà mới

Năm mới Ất Tỵ 2025: Những điều cần biết về phong thủy nhà ở để hút tài lộc, vượng khí

Vợ chồng 9X chi 30 tỷ xây biệt thự hiện đại kết hợp phong cách nội thất Japandi

Cô Mười Garden Villa: Sự giao thoa của hơi thở hiện đại và dáng dấp kiến trúc nông thôn vùng Tây Nam Bộ

TP. HCM: Căn hộ view sông sở hữu lối thiết kế hiện đại nâng tầm phong cách sống

Những yếu tố nhận biết căn nhà xấu về phong thuỷ, càng ở càng mất lộc

Khám phá căn nhà 6 tầng được bố trí độc đáo từng tầng riêng biệt

5+ kiểu nhà cần phải tránh xa nếu không muốn phá vỡ không gian tổ ấm

Tin mới cập nhật

Chuyên gia: Cần thúc đẩy giãn dân về ngoại thành để giám áp lực giá nhà ở trung tâm

1 ngày trước

Hà Nội sắp thanh tra việc quản lý, sử dụng quỹ nhà tái định cư

1 ngày trước

HoREA đề xuất giải pháp “mở khóa” nguồn cung nhà ở vừa túi tiền

1 ngày trước

Nhìn lại những đột phá của công nghệ AI trong năm 2024

1 ngày trước

Thị trường bất động sản năm 2025: Chủ đầu tư cần tính toán kỹ hơn về giá bán thay vì chạy theo lợi nhuận

4 ngày trước